Hạ canxi máu: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng ngừa
Hạ canxi máu thường không có triệu chứng. Nhưng hạ canxi máu kéo dài có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
Ở người bình thường, mức độ canxi trong máu thuộc khoảng giá trị 8,8 – 10,4 mg/dL. Bị xem là hạ canxi máu khi nồng độ huyết thanh toàn phần nhỏ hơn 8,8 mg/dL trong điều kiện protein huyết tương bình thường, nồng độ ion canxi hóa nhỏ hơn 4,7 mg/dL.
1.Nguyên nhân hạ canxi máu
Các nguyên nhân của hạ canxi máu bao gồm:
Thiếu hụt magnesium Giảm protein máu
Viêm tụy
Sốc nhiễm khuẩnTăng phosphat máu.Cơ thể thiếu vitamin D
Suy tuyến cận giáp
Thiếu magnesi Các bệnh lý tại thận
Ruột bạn không hấp thu được canxi .Lượng phosphate trong máu cao: nhiều lọai thức uống coca chứa một lượng lớn phosphate, uống quá nhiều các loại thức uống này sẽ làm tăng lượng phosphate và giảm canxi trong máu bạn.Một số nguyên nhân khác: Tăng lắng canxi ngoài lòng mạch, tăng lắng phản ứng chelat lòng mạch, nhiễm trùng huyết, tăng phospho máu, tăng tiết calcitonin,…
Video đang HOT
Hạ canxi máu có thể có biểu hiện thần kinh là co cơ
2. Dấu hiệu và triệu chứng nhận biết
Hạ canxi máu thường không có triệu chứng. Hạ calci máu gây tăng tính kích thích của tế bào cơ và thần kinh, nhất là của hệ tim mạch và thần kinh cơ. Biểu hiện thần kinh là co cơ gồm lưng và chi là thường gặp.
Hạ canxi máu kéo dài có thể gây bệnh não nhẹ, lan tỏa và nên nghi ngờ ở bệnh nhân bị chứng sa sút trí tuệ, trầm cảm, hoặc rối loạn tâm thần không giải thích được.
Co thắt cơ vân gây chuột rút và tetani. Đau bụng, loạn cảm giác môi, lưỡi và các đầu ngón chân tay
Hạ canxi máu do đâu?
Xử trí khi bị hạ canxi huyết
Co thắt thanh quản và thở rít có thể làm tắc đường thở.
Hạ canxi máu mạn tính thì người bệnh bị da khô và vẩy, móng dễ gãy, và tóc thô.
Hạ canxi máu cấp thì bệnh nhân có biểu hiện co giật toàn thân, cơ mặt bị co giật, nồng độ canxi lúc này chỉ còn dưới 7mg/dL.
3. Điều trị và phòng ngừa hạ canxi máu
Hạ canxi máu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như: loãng xương, nhuyễn xương, ảnh hưởng đến chức năng vận động, gây tổn thương não bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh,…
Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng và biểu hiện của bệnh nhân để áp dụng các phương án điều trị:
Gluconate canxi đường tĩnh mạch khi có cơn tetaniCanxi đường uống trong suy tuyến cận giáp sau phẫu thuậtCanxi đường uống và vitamin D đối với chứng hạ canxi máu mạn tính
Theo khuyến cáo của những chuyên gia dinh dưỡng thì người trưởng thành nên nạp vào cơ thể 1000mg canxi mỗi ngày. Trong đó một lượng khoảng 200 – 400mg sẽ được ruột hấp thụ, khoảng 200mg bài tiết qua thận, 200mg được đào thải qua các dịch tiêu hóa, phần còn lại sẽ được thải ra ngoài cùng với phân.
Hạ canxi máu có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng
4. Biện pháp phòng ngừa hạ canxi
Chế độ ăn uống hợp lý. Bổ sung lượng canxi hợp lý qua các bữa ăn hằng ngày. Bổ sung xan xi bằng cách uống các vitamin tổng hợp, vitamin D. Ăn các thực phẩm và các chế phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá ngừ, trứng…Ăn bổ sung các thực phẩm giàu magie để cải thiện tình trạng. Đó là các loại hạt, các loại rau lá xanh đậm, socola, sữa chua, trái cây sấy…Duy trì trọng lượng cơ thể bằng việc chơi những môn thể thao phù hợp với sức khỏe và thể trạng của mình.Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện ra bệnh, sớm điều trị và có hướng xư lý bệnh.
Canxi bị 'hàm oan' gây sỏi thận
Canxi thường bị "hàm oan" là nguyên nhân khiến sỏi phát triển, trong khi thực tế cần bổ sung đủ khoáng chất này trong chế độ ăn hàng ngày.
Sỏi thận thường phát triển khi nước tiểu có chứa quá nhiều các tinh thể như canxi, phosphate, acid uric, oxalate, purin..., theo tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Anh Toàn, Trưởng Khoa Phẫu thuật Điều trị Sỏi thận chuyên sâu, Bệnh viện Bình Dân. Trong đó, loại sỏi nhiều nhất là canxi oxalat, thường gặp ở 60-70% người bị sỏi tiết niệu. Loại sỏi thận này cứng và thường khó bị tán vỡ bằng kỹ thuật tán sỏi ngoài cơ thể, do đó thường phải can thiệp phẫu thuật nội soi lấy sỏi qua da hoặc nội soi niệu quản - bể thận ngược dòng và dùng laser bắn vỡ sỏi.
Bác sĩ Nguyễn Xuân Chiến, Khoa Phẫu thuật Điều trị Sỏi thận chuyên sâu, cho rằng quan niệm "không nên ăn thức ăn nhiều canxi vì dễ tạo sỏi thận" không chính xác. Thực tế, đối với sỏi canxi oxalat, chế độ ăn thiếu canxi khiến lượng oxalate được thải ra nước tiểu nhiều hơn, từ đó tăng nguy cơ tạo sỏi.
"Mọi người, đặc biệt người bị sỏi canxi oxalat, cần giữ chế độ ăn canxi vừa phải, tránh kiêng cữ quá đà, không nên bổ sung canxi bằng thuốc khi không cần thiết", bác sĩ Chiến lưu ý.
Các bác sĩ khuyến cáo người mắc sỏi canxi oxalate không nên ăn nhiều thực phẩm giàu oxalate, chẳng hạn loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, nho, kiwi, cam, mận; rau củ như cải bó xôi, đậu bắp, củ cải, cà tím, khoai lang, bí, cà chua, cà rốt. Người bệnh tránh ăn nhiều các loại đậu, hạnh nhân, hạt điều, đậu phụng, thức uống pha rượu mạnh với hoa quả, nước trái cây (trừ nước chanh) vì hàm lượng oxalate cao.
Các bác sĩ thực hiện kỹ thuật lấy sỏi qua da bệnh nhân tại Bệnh viện Bình Dân. Ảnh: Trần Nhung.
Theo bác sĩ Chiến, nhiều nghiên cứu đã chứng minh mối liên quan giữa sỏi tiết niệu với nguy cơ mắc bệnh thận mạn tính, đặc biệt là bệnh thận giai đoạn cuối (thận mất hoàn toàn chức năng không thể phục hồi, phải phụ thuộc chạy thận nhân tạo, ghép thận để duy trì sự sống). Sỏi tiết niệu tỷ lệ tái phát cao, khoảng 35% sau 5 năm, 50-75% sau 10 năm. Do đó, không phải chỉ cần điều trị hoặc mổ xong sỏi là có thể yên tâm thoát khỏi bệnh này.
Phòng ngừa sỏi đường tiết niệu, trong đó có sỏi thận, bằng cách thực hiện lối sống lành mạnh. Nên uống 2,5-3 lít nước mỗi ngày, chia đều lượng nước uống trong ngày, uống thức uống pH trung tính (như nước lọc). Ăn nhiều rau và chất xơ, duy trì lượng canxi khoảng 1.000-1.200 mg mỗi ngày. Có thể linh hoạt sử dụng thực phẩm giàu canxi như sữa (200 ml sữa tươi chứa khoảng 240 mg canxi, một hũ sữa chua 125 g chứa khoảng 200 mg canxi,100 g đậu hũ chứa khoảng 500 mg canxi).
Dùng dưới 5 g muối một ngày. Lưu ý là trong thực phẩm đã có sẵn lượng muối nhất định, do đó người mắc sỏi thận chỉ nên nêm thêm khoảng 3 g muối vào thực phẩm mỗi ngày, tương đương một muỗng muối/một muỗng bột nêm/ba muỗng nước mắm hoặc 5 muỗng nước tương.
Sử dụng đạm động vật vừa phải, khoảng 800-1.000 mg/kg cân nặng mỗi ngày, ví dụ trứng gà (6 g protein), 100 g cá hồi (22 g protein), 100 g thịt gà (28 g protein), 25 g phô mai (7 g protein).
Tập luyện thể dục, duy trì trọng lượng cơ thể trong giới hạn bình thường.
Ăn quá nhiều bông cải xanh có gây hại không? Bông cải xanh rất giàu vitamin và chất chống ô xy hóa. Đây chính là lý do vì sao bông cải xanh được xem là siêu thực phẩm. Ăn bông cải xanh rất tốt nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ gây ra một số vấn đề sức khỏe. Cũng như bắp cải, cải xoăn hay các loại rau họ cải khác, bông cải...