GV mầm non diện 102 ở TP.Thanh Hoá đã được ký hợp đồng nhưng còn tâm tư về lương
GDVN- Sau phản ánh của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, các trường mầm non ở thành phố Thanh Hóa đã tiến hành ký hợp đồng với số giáo viên tiếp tục có nhu cầu đi làm.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã đăng tải bài viết ” Vào năm học mới, nhiều giáo viên mầm non ở thành phố Thanh Hóa vẫn thấp thỏm chuyện hợp đồng” ngày 14/9/2022, trong đó thông tin: dù đã bước vào năm học mới, giáo viên mầm non trong diện thực hiện hợp đồng lao động theo Nghị quyết số 102/NQ-CP của Chính phủ (giáo viên mầm non diện 102) tại thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hoá vẫn chưa thể yên tâm công tác vì chưa được ký hợp đồng.
Ngày 22/9, thông tin tới Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, bà Phạm Thị Việt Nga – Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa cho biết, ngay sau phản ánh của Tạp chí, thành phố đã rà soát, kết quả cho thấy tại thời điểm thông tin bài báo đưa, còn 4 trường hợp giáo viên tại Trường Mầm non Đông Cương và 2 trường hợp giáo viên tại Trường Mầm non Thiệu Vân chưa được ký hợp đồng do Hiệu trưởng chậm triển khai.
Thành phố Thanh Hóa đã yêu cầu các Hiệu trưởng ký ngay hợp đồng lao động cho giáo viên để các cô yên tâm công tác.
Cũng theo thông tin của Phó chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa: “Để đảm bảo đủ giáo viên cho năm học 2022 – 2023, thành phố đã giao cho các nhà trường chủ động ký hợp đồng từng tháng với các giáo viên mầm non diện 102 có nhu cầu công tác và ký hợp đồng tiếp. Mức lương tối thiểu là 3.670.000 đồng/tháng (trong đó nguồn từ ngân sách thành phố hỗ trợ mỗi cô giáo là hơn 2,7 triệu đồng/tháng, số còn lại do nhà trường hỗ trợ chi trả từ nguồn thu, chi thường xuyên).
Hiện các trường mầm non trên địa bàn thành phố thực đang thực hiện mức hỗ trợ chi trả giáo viên mầm non diện 102 số tiền tối thiểu là 898.000 đồng/tháng.
Trong đó, các cô phải tự đóng bảo hiểm. Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố có kêu gọi các nhà trường ngoài mức lương cơ bản, sẽ tiến hành hỗ trợ thêm cho các cô từ một số nguồn thu hợp pháp khác để các cô có thêm thu nhập và hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm cho giáo viên”.
Trước đó, theo phản ánh của giáo viên mầm non diện 102 tại thành phố Thanh Hóa, được ký hợp đồng từng tháng, các cô phải tự đóng 1.174.000 đồng tiền bảo hiểm từ số tiền lương 3.670.000 đồng. Ảnh: Giáo viên cung cấp
Riêng tại Trường Mầm non Quảng Thành, bà Trần Thị Thảo – Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Trường đã ký hợp đồng với các giáo viên mầm non diện 102 với mức lương 4.400.000 đồng/tháng. Hiện tư tưởng các giáo viên rất ổn định.
Tại Trường Mầm non Quảng Thành, tổng số giáo viên mầm non diện 102 được điều chuyển về là 6 giáo viên, đến nay có 3 giáo viên làm đơn xin nghỉ. Trong đó 2 giáo viên nghỉ từ ngày 1/8 và 1 giáo viên nghỉ từ ngày 1/10. Số giáo viên mầm non diện 102 còn lại là 3 người và được ký hợp đồng đầy đủ”.
Nói thêm về các trường hợp giáo viên nghỉ, Hiệu trưởng Trường Mầm non Quảng Thành cho biết: “Các cô xin nghỉ là vì mong muốn được chuyển công tác về gần nhà, thuận tiện cho việc đi lại, theo tôi được biết, trường gần nhà của các cô cũng đang rất cần tuyển người”.
Tuy vậy, không phải giáo viên nào cũng được ký mức lương như ở Trường Mầm non Quảng Thành, thông tin tới phóng viên, có giáo viên mầm non diện 102 đã không thể duy trì việc tiếp tục đứng lớp, phải bỏ nghề giáo để đi tìm nghề khác kiếm sống vì mức lương quá thấp.
“Với mức lương hơn 3,6 triệu đồng, lại phải tự đóng gần 1,2 triệu tiền bảo hiểm, lương mỗi tháng thực nhận chỉ còn hơn 2,4 triệu đồng để duy trì cuộc sống. Số tiền này tiền ăn hàng tháng cho cả nhà còn chưa đủ chứ chưa nói đến chuyện đóng học cho các con. Chính vì vậy, dù rất yêu nghề giáo viên mầm non nhưng em phải bỏ nghề”, một người từng là giáo viên mầm non diện 102 cho biết.
Cũng có giáo viên tâm tư: “Cũng là đi làm giáo viên mà sao chúng em thấy tủi thân quá, lương thì ít, bảo hiểm phải tự đóng. Tháng nào cũng trong tình trạng phải đi vay tiền để trang trải cuộc sống”.
Vấn đề hợp đồng lao động của giáo mầm non diện 102 tại thành phố Thanh Hóa đã nhiều lần được báo chí phản ánh. Trước đó, tháng 7/2022, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được phản ánh của giáo viên mầm non hợp đồng tại thành phố Thanh Hóa cho biết, hàng chục người đang lâm vào cảnh “tiến thoái lưỡng nan” vì nhiều tháng nay họ không nhận được bất cứ thông báo nào về việc có được tiếp tục tái kí hợp đồng làm tiếp hay không?
Sau phản ánh, ngày 19/7, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã có văn bản số 1888/BC-SGDĐT gửi Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam về nội dung tòa soạn đã đưa trong bài viết : “Thanh Hóa: Giáo viên mầm non rơi cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, mòn mỏi chờ ký hợp đồng”. Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa nhấn mạnh, phản ánh của Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam là có cơ sở.
Video đang HOT
Đến ngày 14/9, một số giáo viên tiếp tục phản ánh đến tòa soạn về việc mới chỉ được thông báo bằng miệng chuyện sẽ ký tiếp hợp đồng hoặc chưa nhận được thông tin có được ký tiếp hợp đồng hay không dù năm học mới đã bắt đầu được hơn 1 tuần.
Đến ngày 22/9, theo thông tin từ Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Thanh Hóa, tất cả các trường có giáo viên mầm non diện 102 đã được ký hợp đồng từng tháng.
Tháng 12/2021, các cơ quan liên ngành tỉnh Thanh Hóa gồm Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính đã tổ chức làm việc với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh để thẩm định, tổng hợp số lượng giáo viên còn thiếu của các cấp học.
So với biên chế được giao năm 2022 thì nhu cầu biên chế các cấp học còn thiếu tại Thanh Hóa là 6.725 chỉ tiêu. Trong đó, mầm non thiếu: 1.688; tiểu học thiếu: 3.121; trung học cơ sở thiếu: 1.532; trung học phổ thông thiếu: 384.
Theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương, năm học 2022 – 2023, toàn tỉnh Thanh Hóa được bổ sung 1.681 chỉ tiêu giáo viên.
Ám ảnh nhà vệ sinh che bằng lá cọ, mảnh tôn của học trò vùng cao
Đại diện Phòng GD&ĐT huyện Vân Hồ cho biết, đa số các điểm trường của các trường mầm non, trường tiểu học chưa có nhà vệ sinh hoặc có nhưng không đảm bảo.
Nhà vệ sinh bẩn là nỗi ám ảnh của nhiều học sinh hiện nay, nhiều em sợ đi tiểu tiện, dẫn đến thói quen vệ sinh kém, có thể gây nhiều bệnh lý và ảnh hưởng tới sức khỏe.
Trên thực tế, nhiều nơi vẫn xem nhà vệ sinh trường học chỉ là công trình phụ, chưa có kinh phí đầu tư và xây dựng để đảm bảo môi trường học tập tốt cho các em.
Thời gian qua, Quỹ Hy Vọng (Hope Foundation) đã phát động dự án "Vệ sinh học đường" và thực hiện khảo sát thực tế tình trạng nhà vệ sinh trường học ở một số trường học vùng cao.
Đại diện Quỹ Hy vọng cho biết, hiện tại, quỹ đã hoàn thành việc khảo sát tại địa bàn huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) và đang trong quá trình khảo sát tại các trường học, điểm trường thuộc huyện Mường Nhé (tỉnh Điện Biên).
Qua khảo sát cho thấy, có những trường học đến bây giờ, các nhà vệ sinh vẫn che bằng mảnh lá cọ, mảnh tôn, nhiều nhà vệ sinh không thể sử dụng.
Một số điểm trường tại địa bàn huyện Vân Hồ, nhà vệ sinh vẫn che bằng mảnh lá cọ. (Ảnh: NVCC)
Nhiều nhà vệ sinh đơn sơ, không đảm bảo an toàn. (Ảnh: NVCC)
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Đoàn Anh Họa Thuận - Cán bộ phụ trách cơ sở vật chất của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vân Hồ cho biết, kết thúc năm học 2021 - 2022, toàn huyện có 30 đơn vị giáo dục gồm: 14 trường mầm non, 02 trường tiểu học, 12 trường tiểu học và trung học cơ sở, 02 trường trung học cơ sở.
Số học sinh toàn huyện là 15.999 học sinh, trong đó: mầm non có 4.686 học sinh, tiểu học 7.023 học sinh, trung học cơ sở là 4.290 học sinh.
Toàn huyện có 168 điểm trường lẻ (89 điểm trường mầm non; 79 điểm trường tiểu học).
Tại thời điểm cuối năm học 2021 - 2022, toàn huyện có có 08 trường đạt chuẩn quốc gia.
Chia sẻ về thực trạng nhà vệ sinh tại các đơn vị trường học, ông Thuận cho biết, đa số các điểm trường của các trường mầm non, trường tiểu học chưa có nhà vệ sinh hoặc có nhưng không đảm bảo: nhà vệ sinh xuống cấp do xây dựng đã lâu, không đạt tiêu chuẩn; nhà vệ sinh bán tự hoại gây ô nhiễm môi trường; tại một số điểm trường học sinh đang sử dụng là nhà vệ sinh tạm (khung tre quây bạt, lợp lá cọ,...).
Nhà vệ sinh tại điểm trường Bản Bó thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Suối Bàng. (Ảnh: NVCC)
Cụ thể, một số điểm trường còn phải đang sử dụng nhà vệ sinh tạm như: điểm trường Pà Puộc (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Yên), điểm trường Tân Thành (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Xuân), điểm trường Pa Đì (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Suối Bàng)...
Tại các điểm trường như Co Hó, Tàu Dàu (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Song Khủa), điểm trường trung tâm trung học cơ sở (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Suối Bàng), điểm trường trung tâm trung học cơ sở (Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Khoa),... chưa có nhà vệ sinh cho học sinh.
Hay như tại xã Suối Bàng, có 02 trường là Trường Mầm non Suối Bàng, Trường Tiểu học và Trường Trung học cơ sở Suối Bàng. Hiện tại cả 2 đơn vị trường đang gặp khó khăn về nhà vệ sinh.
Trường Mầm non Suối Bàng có 7/7 điểm trường đều có nhà vệ sinh được xây dựng liền kề lớp học, diện tích nhỏ, tuy nhiên tất cả đều đã xuống cấp không sử dụng được.
Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Suối Bàng có 5/8 điểm trường chưa có nhà vệ sinh, 2/8 điểm có nhà vệ sinh nhưng đã hỏng và không thể sử dụng.
"Mặc dù hàng năm địa phương cũng đã phân bổ kinh phí để sửa chữa, xây mới nhà vệ sinh nhưng do kinh phí hạn hẹp, nhiều điểm trường lẻ nên việc sửa chữa và xây mới nhà vệ sinh mới chỉ đáp ứng được khoảng 65% so với số lượng các trường, điểm trường trên địa bàn huyện", ông Thuận cho biết.
Quỹ Hy Vọng (Hope Foundation) cùng với sự đồng hành của nhãn hàng men ống vi sinh Enterogermina phát động dự án "Vệ sinh học đường". Dự án mong muốn xây mới ít nhất 20 nhà vệ sinh trường học đạt chuẩn tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La. Thông qua đó giúp cải tạo, nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh học đường, giúp trẻ em vùng cao sẽ được hưởng điều kiện vệ sinh tốt hơn, góp phần đảm bảo sức khỏe và nâng cao hiệu quả học tập.
Đại diện Quỹ Hy vọng cho biết, thực trạng nhà vệ sinh tạm bợ, xuống cấp ở nhiều trường học đã thúc đẩy Quỹ nỗ lực để ngoài xây trường học còn hướng tới xây dựng, cải tạo thêm hệ thống nhà vệ sinh, giúp các em học sinh có không gian học đường sạch đẹp, an toàn và đảm bảo sức khỏe.
Đây là dự án mang ý nghĩa xã hội, với sự chung tay của các đơn vị, của cộng đồng sẽ mang lại những kết quả tốt đẹp.
Khởi đầu sẽ là xây dựng 20 nhà vệ sinh mới tại huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La). Mục tiêu của Quỹ là trong thời gian tới sẽ hoàn thành 100 nhà vệ sinh đạt chuẩn cho học sinh ở những vùng khó khăn tại một số tỉnh như Sơn La, Điện Biên, Hà Giang...
Một số hình ảnh thực trạng nhà vệ sinh trường học tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La do ông Đoàn Anh Họa Thuận cung cấp:
Nhà vệ sinh tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Xuân. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh tại điểm trường Pà Puộc, thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Yên. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh tại điểm trường trung tâm trung học cơ sở, thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Yên. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh tại điểm trường Suối Nậu, thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Liên Hòa. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh tại trường Tiểu học Vân Hồ. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Chiềng Khoa. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh tại Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mường Men. (Ảnh: NVCC)
Nhà vệ sinh điểm trường Tàu Dàu, thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Song Khủa. (Ảnh: NVCC)
Khu vực vệ sinh tại một điểm trường thuộc Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Suối Bàng. (Ảnh: NVCC)
Công trình vệ sinh tại Trường Trung học cơ sở Lóng Luông. (Ảnh: NVCC)
Hiệu trưởng phải tiên phong giải quyết các tồn tại của nhà vệ sinh trường học Bàn về khó khăn kinh phí trong xây dựng, cải tạo nhà vệ sinh trường học, TS. Nguyễn Tùng Lâm khẳng định: "Trong điều kiện nào mình cũng có thể khắc phục". Vừa qua, Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có loạt bài viết phản ánh chất lượng nhà vệ sinh ở các trường học. Trong đó, ngay giữa Thủ...