Guồng quay điểm đại học
Khi có thông tin hai trường đại học (ĐH) KHXH&NV – ĐHQG Hà Nội và ĐH KHXH&NV – ĐHQG TP HCM công bố điểm trúng tuyển ngành báo chí – truyền thông cao chót vót là 29,9; ngành gần là Quan hệ công chúng cũng có điểm chuẩn cao gần như kịch trần, dân tình ngay lập tức xôn xao.
Mạng xã hội bàn luận: “Thấy chưa, đập tan mọi luận điệu xuyên tạc xưa nay, rằng học kém mới đi làm báo!”; hoặc “nghề báo siêu hot, điểm thi mỗi môn phải suýt soát 10 nhé”; hay là: “Ai bảo nhất y nhì dược, tạm được bách khoa…; mà phải là nhất truyền thông, nhì công nghệ…”. Còn anh em làm báo thì hỏi nhau: Sao điểm ngất ngưởng thế nhỉ? Có phải học sinh thời nay giỏi hơn xưa? Ngày trước tụi mình thi mà điểm trúng tuyển cỡ này thì anh em ta chỉ còn cái nịt! Và, một câu hỏi rất khó trả lời là: Đầu vào học tốt như thế, điểm thi cao vòi vọi như thế, mà sao sau 4 năm theo ĐH, về tòa soạn thì gần như phải học nghề lại từ đầu?
Lời giải thích tựu trung là chất lượng đào tạo, hoặc thực lực dạy – học có vấn đề. Bởi lẽ, suy cho cùng, điểm chỉ là cơ sở để chọn đủ chỉ tiêu, chưa phản ánh đúng và đủ năng lực của thí sinh. Như điểm trúng tuyển ĐH của rất nhiều khối, ngành năm nay, sở dĩ cao hoặc rất cao là vì tổ hợp xét tuyển của ngành đó có những môn học mà điểm thi tốt nghiệp THPT cùng năm cao tương ứng.
Thí dụ như ngành sư phạm và môn lịch sử, thường khi sư phạm lịch sử có điểm chuẩn khá thấp, bởi lẽ mặt bằng điểm thi tốt nghiệp THPT môn sử trong nhiều năm luôn lẹt đẹt, bình quân dưới 5,0. Năm nay, điểm thi bình quân môn này tăng cao, dẫn tới điểm chuẩn ĐH (theo phương thức xét tuyển dựa vào điểm tốt nghiệp THPT) cũng tăng vọt. Có thể tham chiếu qua trường hợp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2, năm nay điểm trúng tuyển ngành sư phạm lịch sử lên tới 38,67/40 điểm (thang điểm 40), tức trung bình thí sinh phải đạt 9,7 điểm/môn mới đỗ. Năm 2021, ngành này lấy điểm chuẩn chỉ 25,5 (cũng thang điểm 40), vậy là năm sau cao hơn năm trước những 13 điểm! Trước đây có ai nghĩ tới điều này? Còn bây giờ, đã là sự thật!
Ngây ngất vì điểm thi. Sầu đau do điểm thi. Hơn thua, ganh đua, mâu thuẫn nhau cũng bởi điểm thi. Xã hội vào guồng quay điểm và điểm chuẩn. Thấy cũng lạ, đã gọi là “điểm chuẩn” nhưng lại chưa chuẩn, mà gây nên bao cảnh khóc cười.
Ấy là từng có chuyện điểm chuẩn 30,5 dẫn tới những thí sinh đạt điểm 10 tuyệt đối cả 3 môn vẫn rớt ĐH. Năm 2020 và 2021 có vài ngành công bố điểm chuẩn 30, năm 2022 ghi nhận đến thời điểm này, điểm chuẩn cao nhất là 29,95. Với những ngành hot như công nghệ thông tin, y, ngoại thương, báo chí, luật kinh tế…, điểm chuẩn cao chót vót thì các thí sinh có điểm ưu tiên được lợi, còn những thí sinh ở khu vực 3 thì dễ rơi vào tình huống 30 điểm/3 môn vẫn trượt.
Video đang HOT
Từ năm 2023 tới, quy định về điểm ưu tiên sẽ thay đổi, ít nhất là theo hướng thí sinh có điểm thi càng cao thì mức điểm ưu tiên được cộng phải giảm dần. Nói chung, những nghịch lý về điểm gây bất bình đẳng trong học tập, ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực, cần phải sớm xóa bỏ thay vì để tồn tại dai dẳng nhiều năm qua.
Nguyên nhân ngành Báo chí 'hot' đến mức gần 10 điểm/môn mới đỗ
Năm 2022, các ngành Báo chí, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng (Public Relations - PR)... vẫn là những ngành hot, có sức hút với đông đảo thí sinh.
Năm nay, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn vẫn giữ mức điểm chuẩn cao kỷ lục. Dù không có ngành chạm đỉnh 30 điểm/3 môn (khối C00) như năm ngoái nhưng vẫn nằm trong top các trường có nhiều ngành điểm chuẩn ở mức "khủng".
Cụ thể, 3 ngành có điểm chuẩn cao nhất là Quan hệ công chúng, Hàn Quốc học, Đông phương học, cùng lấy 29,95 điểm khối C00. Kế tiếp, ngành Báo chí lấy 29,90 điểm ở khối C00.
Điểm chuẩn ngành Báo chí khối C00 cao tới 29,9 điểm.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực tuyển sinh, có nhiều nguyên nhân tác động vào xu hướng chọn ngành, chọn nghề của thí sinh. Trong đó, một trong những yếu tố quan trọng tác động đến việc lựa chọn nguyện vọng của các thí sinh là cơ hội việc làm sau tốt nghiệp.
Thực tế cho thấy, chúng ta đang trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông nên cơ hội việc làm cho sinh viên theo học báo chí - truyền thông là vô cùng rộng mở. Ngoài ra, các bạn trẻ luôn có suy nghĩ rằng, học về báo chí - truyền thông sẽ được đi đây đi đó nhiều và các bạn đam mê được khám phá thực tế nên đã lựa chọn theo học ngành này.
Lý giải về nguyên nhân ngành báo chí của trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn 'hot' đến mức phải đạt gần 10 điểm/môn mới đỗ, GS.TS Hoàng Anh Tuấn - Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, năm ngoái ngành Báo chí lấy điểm chuẩn khối C00 - 28,80 điểm, khối A01 - 25,80, khối D01 - 26,60, khối D04, 06 - 26,20, khối D78 - 27,10 và D83 - 24,60. Báo chí luôn luôn nằm trong top 5 ngành có điểm trúng tuyển cao nhất của trường những năm trở lại đây.
Năm nay ngành học này tiếp tục lấy điểm chuẩn cao ở ngưỡng 29,90 điểm (tăng 1,1 điểm so với năm ngoái). Nhà trường không bất ngờ vì điểm chuẩn này phần nào được dự báo từ trước.
Ảnh minh họa
Được biết, theo đề án tuyển sinh năm 2022, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn dự kiến tuyển 55 chỉ tiêu ngành Báo chí học hệ đại trà. Trường sử dụng 5 phương thức tuyển sinh, trong đó dành 25/55 chỉ tiêu cho phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT - cao nhất so với các chỉ tiêu còn lại.
Đồng thời, ngành học này tuyển sinh bằng 6 tổ hợp (A01, C00, D01, D04, D78, D83). Tính trung bình mỗi một tổ hợp chưa tới 5 chỉ tiêu trúng tuyển.
Trong khi đó, trường nhận được tổng cộng 2.544 nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ngành Báo chí bằng khối C00 (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý). Còn lại các tổ hợp khác, số nguyện vọng không nhiều, chỉ khoảng vài chục đến vài trăm. Như vậy, có thể thấy tỷ lệ chọi vào ngành Báo chí học năm nay rất cao, đặc biệt khối C00 - khoảng 1 chọi hơn 500 thí sinh.
Mặt khác, điểm thi tốt nghiệp THPT tổ hợp C00 năm nay cũng được đánh giá có phần cao hơn các năm trước, đặc biệt ở môn Lịch sử. Số lượng thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên nhiều hơn năm 2021.
"Đó là những lý do khiến điểm chuẩn ngành Báo chí học tăng cao, tiệm cận ngưỡng điểm tuyệt đối", Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói.
Sẽ có sự khác biệt lớn về điểm chuẩn giữa ngành Báo chí và Khoa học cơ bản Theo Phó Giáo sư Đặng Thị Thu Hương: Sẽ có sự khác biệt lớn giữa nhóm ngành 'hot' như Báo chí, Quan hệ công chúng, Đông Phương học... và các ngành khoa học cơ bản. Ngày 27/7/2022, đối với phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông là 20 điểm (chưa nhân hệ số), đã bao gồm điểm...