Nỗi ám ảnh thứ hạng khi chọn trường đại học
Trường hợp của ĐH Columbia gần đây cho thấy bảng xếp hạng các trường ĐH của US News có thể có lỗ hổng và dễ dàng bị thao túng.
Tuy nhiên, nó vẫn uy tín với nhiều gia đình.
Mới đây, ĐH Columbia thừa nhận khống dữ liệu cho bảng xếp hạng đại học của US News & World Report. Từ hạng 2, trường này bị hạ xuống hạng 18.
Không ít lần bảng xếp hạng đại học của US News & World Report bị hiệu trưởng nhiều trường đại học cho là vớ vẩn còn cố vấn ở các trường trung học cho là không đáng tin cậy. Các nhà hoạch định chính sách cũng nói rằng bảng này làm sai lệch những điều tiên quyết của giáo dục.
Tuy nhiên, bảng xếp hạng này vẫn tiếp tục là “ kim chỉ nam” để nhiều gia đình đánh giá trường đại học, New York Times kết luận sau khi phỏng vấn một số phụ huynh, học sinh và chuyên gia giáo dục.
Nỗi ám ảnh tại các trường trung học
Ở các trường trung học cạnh tranh nhất, thứ hạng các trường đại học là nỗi ám ảnh.
“Đó là FOMO, là nỗi sợ bị bỏ lỡ. Học sinh phải chịu rất nhiều áp lực từ cha mẹ, từ bạn bè mình – những người có ý định sẽ vào một trường trong Ivy Leage”, Neil Daniel, học sinh lớp 12 tại một trường trung học công lập hàng đầu ở Virginia, nói.
Neil và mẹ mình. Ảnh: New York Times.
Neil cho biết ngoài xem các bảng xếp hạng, anh còn phân tích điểm SAT và ACT trung bình của sinh viên các trường. Bên cạnh Đại học Carnegie Mellon (xếp hạng 22), cậu cũng để mắt đến các trường địa phương như ĐH Virginia (hạng 25) hay ĐH Công nghệ Virginia (hạng 62).
Divya Singh, mẹ của Neil, cho biết thứ hạng không phải là điều quan trọng nhất đối với cô.
“Theo tôi, một trường đại học tốt có nhiều thứ quan trọng hơn là tên tuổi hay thứ hạng của trường”, cô nói.
Nhu cầu khoe con đối với phụ huynh
Video đang HOT
Tuy nhiên, không phải ai cũng giống Singh. Nhiều phụ huynh xem bảng xếp hạng như là cái chìa khóa đưa con mình đến thành công suốt đời. Việc con họ đỗ vào một trường danh tiếng cũng có thể cho họ quyền được khoe khoang.
Nhà tư vấn giáo dục Terry Mady-Grove cho biết anh chưa bao giờ gặp một phụ huynh nào cho rằng thứ hạng không quan trọng, bất kể họ là ai, có nền tảng giáo dục như thế nào.
“Vài phụ huynh cho rằng học trường đại học thứ hạng càng cao thì địa vị của họ càng lớn”, Marjorie Hass, Chủ tịch Hội đồng các trường cao đẳng tự chủ, nói. Theo ông, bảng xếp hạng của US News vẫn là một sự tham khảo đáng tin cậy với nhiều phụ huynh ngay cả khi có nhiều bảng xếp hạng khác xuất hiện.
Đồng quan điểm, Darren Rose, một cố vấn tuyển sinh đại học cũng nói rằng thứ hạng các trường đại học sẽ có ý nghĩa hơn trong các cuộc trò chuyện hay những bài đăng khoe con trên mạng xã hội của các phụ huynh hơn là trong thực tế.
Vào năm 2020, Michelle Landrito Sison đã sử dụng bảng xếp hạng của US News để tìm trường đại học phù hợp cho con trai mình, Toby Sison.
“Thứ hạng quan trọng với tôi hơn là đối với Toby”, bà Sison cho hay.
Toby sau đó đã được ĐH Illinois Urbana-Champaign (hạng 41) chấp nhận nhưng không có hỗ trợ tài chính. Vì thế, cậu đã chọn vào ĐH Stony Brook dù thứ hạng không cao bằng nhưng có thể mang lại lợi ích chi phí.
“Tôi rất vui khi biết trường con mình được xếp hạng cao hơn trong năm nay,” cô Sison viết trong một tin nhắn. Theo bảng xếp hạng của US News, ĐH Stony Brook năm nay tăng 16 bậc, xếp thứ 77.
Nhu cầu việc làm đối với sinh viên
Thứ hạng các trường đại học cũng quan trọng đối với các sinh viên vì nó quyết định cơ hội việc làm.
Lana Heaney, sinh viên năm nhất tại ĐH Bang Michigan (hạng 77), cho biết cô đã rất xấu hổ khi biết mình không thể vào được ĐH Michigan (hạng 25). Heaney cũng được một số trường tại bang khác chấp nhận nhưng cô đã từ chối vì thứ hạng chúng xếp sau ĐH Bang Michigan.
“Ai cũng muốn kiếm nhiều tiền. Học trường tốt, bạn sẽ kiếm được một công việc tốt hơn”, cô nói.
Đối với sinh viên quốc tế, bảng xếp hạng có thể tạo ra sự khác biệt trong triển vọng việc làm của họ.
Theo Mady-Grove, những sinh viên này – đặc biệt là những sinh viên đến từ Trung Quốc và Ấn Độ – tập trung vào danh sách của US News vì các nhà tuyển dụng ở nước họ có xu hướng nhận sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học nổi tiếng.
Tuy nhiên, cũng có trường hợp như một trong số những khách hàng của Mady-Grove. Dù học ở Middlebury College xếp hạng thứ 11 trong số các trường đại học về khai phóng, anh vẫn gặp khó khăn khi về nước vì trường anh “nghe không quen” đối với các nhà tuyển dụng.
Mang lại ưu thế cho chính các trường đại học
Dù thiếu thông tin đáng tin cậy về chất lượng đào tạo, bảng xếp hạng của US News vẫn có ảnh hưởng nhất định và mang lại ưu thế cho các trường đại học, đặc biệt là các trường có học phí cao và tỷ lệ chấp nhận thấp, theo F. King Alexander, Giảng viên cao cấp tại Trung tâm Chính sách Giáo dục của ĐH Alabama.
“Bảng xếp hạng quyền lực đến nỗi nó có thể đánh giá thành tích của tôi khi làm Hiệu trưởng tại ĐH Bang Louisiana”, ông Alexander nói.
Walter Kimbrough, Giám đốc lâm thời của Viện Nghiên cứu Đàn ông da đen tại Đại học Morehouse, cho biết bảng xếp hạng của US News còn ưu tiên các trường giàu có và được sở hữu bởi người da trắng.
“Nó không phải là những trường đại học tốt nhất. Nó là những trường đại học có đặc quyền nhất”, ông nhận xét.
Tiến sĩ Kimbrough. Ảnh: New York Times.
Theo John Byrne, bảng xếp hạng còn ảnh hưởng đến khả năng huy động tài trợ và thu hút giảng viên của các trường. Anh hiện là biên tập viên của Poets & Quants, chuyên trang cung cấp thông tin về các trường kinh doanh và xuất bản hệ thống đánh giá riêng cho các trường kinh doanh.
Ông Byrne dẫn chứng một cuộc khảo sát với hơn 350 chuyên gia tư vấn tuyển sinh tại các trường kinh doanh cho thấy 63% ứng viên cho rằng xếp hạng của trường là yếu tố quan trọng nhất trong việc chọn trường.
Công bố này đã đặt ra nghi vấn về thứ hạng số 1 của chương trình MBA trực tuyến tại ĐH Temple trong bảng xếp hạng của US News. Về sau, người ta mới biết trường này đã gửi dữ liệu sai lệch. Cựu hiệu trưởng của trường, Moshe Porat, đã bị kết án về tội gian lận điện tử vào năm ngoái.
Trong rất nhiều bảng xếp hạng đại học, bảng xếp hạng từ US News là bảng gây tranh cãi nhất. Vì ảnh hưởng của nó, nhiều trường đã bất chấp để lên top rồi bị phanh phui và hạ thứ hạng. Trước là vụ ĐH Temple, giờ đây là ĐH Columbia.
Columbia thừa nhận rằng một số dữ liệu tự báo cáo của họ là không chính xác. Việc này dấy thêm nghi ngờ về độ tin cậy đối với các bảng xếp hạng của US News. Không chỉ các trường đại học, đơn vị này còn xếp hạng xe hơi, quỹ tương hỗ và bệnh viện.
Tuy nhiên, hạng số 18 mới ảnh hưởng trực tiếp đến ĐH Columbia.
Bà Mady-Grove cho biết đã lên kế hoạch nói chuyện với một gia đình có con dự định nộp đơn vào trường ĐH Columbia.
“Tôi cảm giác rằng họ muốn đứa trẻ đi học ở một trường khác ngay bây giờ. Columbia không thay đổi. Thứ hạng đã thay đổi “, bà nói.
Đại học Columbia thừa nhận 'khống' dữ liệu cho bảng xếp hạng đại học
Đại học Columbia 'bày tỏ sự hối hận' vì những thiếu sót khi gửi báo cáo về quy mô các lớp đại học và thông tin về chứng chỉ, bằng cấp của giảng viên.
Đại học Columbia thừa nhận nhà trường đã gửi những báo cáo dữ liệu "bị lỗi" cho xếp hạng đại học của US News & World Report.
Vấn đề này được nhà trường xác nhận sau khi giáo sư Toán học Michael Thaddeus tố giác và bày tỏ nghi ngờ trước thông tin Đại học Columbia được xếp thứ 2 trên danh sách đại học hàng đầu nước Mỹ năm 2022 do US News & World Report bình chọn, đồng hạng với Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts.
Đại học Columbia thừa nhận vấn đề sai sót số liệu. Ảnh: Forbes.
Trong tuyên bố hôm 9/9, nhà trường xác nhận trong kỳ học mùa thu năm 2021, số lượng lớp dưới 20 sinh viên chiếm 57%. Tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có bằng tiến sĩ là 95,4%.
Trong khi đó, khi gửi báo cáo cho tổ chức xếp hạng đại học, Đại học Columbia đã khai khống những con số nhằm nâng cao điểm đánh giá trên bảng xếp hạng. Sự thật bị giáo sư Michael Thaddeus bóc trần. Ông cho biết trước đây nhà trường đã gửi báo cáo và nói rằng tỷ lệ giảng viên toàn thời gian có bằng tiến sĩ là 100%, theo Washington Post.
Nói về vấn đề báo cáo số liệu sai, Hiệu trưởng Mary Boyce của Đại học Columbia cho biết nhà trường đã áp dụng những phương pháp luận "lỗi thời và thiếu chính xác" để thống kê quy mô lớp học và trình độ giảng viên. Bà nói thêm nhà trường đang thay đổi các phương pháp để gửi lại dữ liệu mới chính xác hơn.
"Chúng tôi rất hối hận về những sai sót trong báo cáo trước đây. Chúng tôi cam kết sau này sẽ làm việc cẩn thận hơn", bà Mary Boyce cam kết.
Cũng trong ngày 9/9, Đại học Columbia đã phát hành hai bộ dữ liệu được gọi là Bộ Dữ liệu Chung nhằm công bố chi tiết về số lượng sinh viên nhập học, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, quá trình hỗ trợ tài chính và các con số liên quan đội ngũ giảng viên.
Đại diện Đại học Columbia cho biết thêm nhà trường sẽ tiếp tục công bố các số liệu trong thời gian tới. Khi được hỏi về việc liệu nhà trường có gửi dữ liệu mới cho US News & World Report trong tương lai hay không, phát ngôn viên của nhà trường từ chối trả lời.
Đầu tháng 7 vừa qua, sau khi bị tố giác về vấn đề sai sót dữ liệu, Đại học Columbia đã bị tổ chức xếp hạng loại khỏi danh sách đại học Mỹ 2022 với lý do nhà trường "không thể đưa ra những phản hồi thỏa đáng" cho loạt nghi vấn được đặt ra. Trường này cũng quyết định rút khỏi xếp hạng đại học Mỹ năm 2023 để điều tra các cáo buộc, theo New York Times.
Nói về những bất cập trong việc cung cấp dữ liệu cho các xếp hạng đại học, ông Christopher Eisgruber, Hiệu trưởng Đại học Princeton, cảm thấy những "trò chơi" xếp hạng khá điên rồ. Dù Princeton được US News & World Report đánh giá hạng 1, thầy hiệu trưởng vẫn không hứng thú với điều này.
"Xếp hạng đại học chính là một nỗi ám ảnh tiêu cực vì các trường học và phụ huynh, sinh viên quá coi trọng nó. Học sinh áp lực để vào được các trường có thứ hạng cao, nên nhiều trường đã tập trung nguồn lực để được tăng bậc trên các xếp hạng. Điều này gây ảnh hưởng đến những mục tiêu ban đầu của các trường như chấp nhận học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn", ông Eisgruber nói với Washington Post.
"Chuyện ấy" của vợ chồng cũng cần kỹ năng để trọn vẹn Ai bảo chuyện vợ chồng chỉ cần gần là có thể "mì ăn liền"? Sẽ khó khăn hơn bạn nghĩ nếu cả hai là vợ chồng mới cưới và cũng không khá hơn nếu đã là vợ chồng lâu năm.Vậy nên, bạn sẽ cần những kỹ năng sau đây là châm lửa "yêu" thêm hừng hực: 1. Biến nàng thành "gái hư" trên...