Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu Đoàn Lê Hoàng Tân: Khát vọng từ hai tiếng “Việt Nam”
TS. Đoàn Lê Hoàng Tân kỳ vọng, các nhà khoa học trẻ sẽ được đầu tư, nối tiếp những thành quả của thế hệ trước, hai tiếng Việt Nam sẽ được nhắc đến nhiều trong cộng đồng khoa học QT
Học hỏi công nghệ tại nước ngoài và phát triển công nghệ đó tại Việt Nam là lý do để TS. Đoàn Lê Hoàng Tân trở về nghiên cứu tại INOMAR
Thất bại cũng có giá trị
Là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020 trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học sáng tạo, TS. Đoàn Lê Hoàng Tân hiện là Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu vật liệu cấu trúc nano và phân tử (INOMAR) thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM.
Đã có nhiều ngã rẽ trên con đường sự nghiệp và học vấn của Tân. Từ một học sinh “không biết gì về hoá” hồi theo bậc trung học cơ sở, đến năm lớp 12, Tân buộc phải dành thời gian nhiều hơn cho môn này để hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp.
“Tôi may mắn khi càng tìm hiểu thì càng yêu thích môn hóa và kỳ thi năm đó được điểm cao, được chọn vào lớp cử nhân tài năng Khoa Hóa học, Trường đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia TP.HCM”, Tân nói về ngã rẽ đầu tiên trong cuộc đời mình.
Sau khi tốt nghiệp loại giỏi chương trình cử nhân tài năng này, Tân đứng trước 2 lựa chọn: làm việc ở một doanh nghiệp nước ngoài hay tiếp tục theo đuổi con đường nghiên cứu. Dành nhiều thời gian cân nhắc, tham khảo ý kiến từ gia đình, bạn bè và đặc biệt là thầy giáo tại trường, Tân quyết định chọn phương án thứ hai.
Nhưng nên nghiên cứu trong nước hay đi nước ngoài? Sinh ra ở TP.HCM, học tiểu học đến đại học đều ở thành phố này và chưa bao giờ rời khỏi Việt Nam, dù chỉ để đi du lịch. Đây là lý do Tân nhận thấy bản thân “có phần nhút nhát”, nên quyết định ứng tuyển chương trình hợp tác đào tạo tiến sỹ giữa Đại học Quốc gia TP.HCM và Đại học California Los Angeles (UCLA, Hoa Kỳ).
Dù con đường nghiên cứu có hàng loạt thách thức trong bao năm qua, nhưng Tân không bỏ cuộc mà luôn thích thú với các thử thách này như một cách để bản thân trưởng thành hơn. Kể cả với những lần nghiên cứu thất bại không đếm xuể, Tân vẫn nhận ra bài học quý cho riêng mình.
“Thường thì tôi thất bại theo kế hoạch ban đầu, nhưng lại mở ra một hướng nghiên cứu khác hiệu quả hơn. Ví dụ, trong kế hoạch, kỳ vọng chất A cộng chất B sẽ ra chất C, nhưng làm hoài chỉ ra chất D”, Tân nhớ lại giai đoạn làm luận văn tốt nghiệp cử nhân.
Trăn trở về cách làm không đạt kỳ vọng, Tân mạnh dạn trao đổi với thầy hướng dẫn bộ môn và cả hai nhận ra, đôi khi không phải theo công thức mới là đúng, là hay, bởi trong khoa học, luôn cần sự sáng tạo vượt khỏi khuôn khổ. Kết quả, Tân và thầy hướng dẫn cùng viết một bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế, hồi năm 2009.
Theo GS. Lê Ngọc Thạch, nguyên Trưởng bộ môn Hóa hữu cơ, Khoa Hóa học, Trường đại học Khoa học tự nhiên, sinh viên làm khóa luận tốt nghiệp mà có bài báo quốc tế ở thời điểm đó là trường hợp rất hiếm. “Thầy nói tôi là trường hợp duy nhất làm được điều đó trong bao năm qua, thế nên tôi thấy, dù thất bại hay thành công so với kế hoạch ban đầu, đều có những giá trị mà mình có thể thu về”, Tân chia sẻ.
Để hai tiếng Việt Nam sẽ được nhắc đến nhiều hơn
Trong quá trình theo học bậc tiến sỹ, từng nhận được không ít lời đề nghị làm việc tại nước ngoài, nhưng Tân đều từ chối. Học hỏi công nghệ và phát triển công nghệ đó tại Việt Nam là lý do quan trọng hàng đầu để Tân trở về nghiên cứu tại INOMAR.
Tân lý giải, nếu ở nước ngoài, khi nghiên cứu khoa học thành công, thì công nghệ hay loại vật liệu đó đều thuộc về người nước ngoài và đơn vị chủ trì dự án nghiên cứu đó là phía nắm quyền sở hữu. Còn về Việt Nam, các điều kiện vật chất đáp ứng nhu cầu nghiên cứu trong INOMAR dù chưa phải là tối tân nhất, nhưng đủ để Tân thực hiện việc mà mình muốn làm.
“Phải làm ở Việt Nam thì mới góp phần gia tăng uy tín cho cộng đồng ngành khoa học Việt Nam. Vì khi đăng công bố các bài báo quốc tế chẳng hạn, sẽ có thông tin về địa chỉ Đại học Quốc gia TP.HCM, hay mình có thể tự đặt tên loại vật liệu mình nghiên cứu ra. Cứ như thế lâu dần, hai tiếng Việt Nam sẽ được nhắc đến nhiều hơn trong cộng đồng khoa học quốc tế”, Phó giám đốc INOMAR chia sẻ thêm.
Vị tiến sỹ 33 tuổi này tin rằng, làm khoa học là câu chuyện của tập thể và công tác đào tạo các thế hệ kế tiếp là rất quan trọng. Nhờ những nền tảng nghiên cứu của thế hệ đi trước mà Tân và các nhà nghiên cứu khoa học sau này mới có chỗ đứng nhất định trong lĩnh vực này. Và từ vài năm nay, INOMAR đã trở thành nơi thực tập của nhiều sinh viên hay hướng dẫn các sinh viên làm khóa luận.
“Khi những công trình nghiên cứu, bài báo quốc tế trên các tạp chí khoa học y tế được đăng tải, sẽ gióng được tiếng chuông lớn, thì thế giới sẽ công nhận những nhà khoa học Việt Nam hơn nữa”, Tân kỳ vọng.
Trao đổi ngắn với TS. Đoàn Lê Hoàng Tân
Video đang HOT
Sau khi bài báo về “Xây dựng các hạt nano silica hữu cơ có khả năng phân hủy sinh học để tăng hiệu quả kháng ung thư của dược chất cordycepin” được đăng trên Microporous and Mesoporous Materials (Impact Factor: 4.551; H-index: 151, Q1, Elsevier), anh có kế hoạch nào để tiếp tục đưa nghiên cứu này được thương mại hóa?
Để thương mại hóa, tôi phải giải quyết bài toán về việc giảm giá thành của nguyên vật liệu. Thêm vào đó, phải đăng ký sáng chế độc quyền (patent) rất gian nan và tốn kém. Hành trình với các nhà khoa học thường là tạo ra các bài báo khoa học quốc tế, tới công bố các bài khoa học quốc tế đỉnh cao, rồi mới tới bước đăng ký sáng chế độc quyền và thương mại sản phẩm.
Vậy là có khả năng, nghiên cứu này của anh sẽ “nằm ở hộc tủ” như nhiều nghiên cứu khoa học khác?
Tôi nghĩ số lượng các nghiên cứu còn nằm trong ngăn bàn đang giảm dần. Tuy nhiên, trong khi ở nước ngoài, các doanh nghiệp tìm đến nhà khoa học để xem họ có gì và có thể triển khai hợp tác hay không, thì ở Việt Nam, người ta chỉ tìm đến nhà khoa học khi có một vấn đề muốn giải. Điều đó có thể lãng phí những nghiên cứu tiềm năng hiện có từ các nhà khoa học.
Có những dự án nghiên cứu được đăng trên tạp chí khoa học uy tín trên thế giới, nhưng nếu không thương mại hóa thì có nghĩa là chưa tạo ra tác động trực tiếp đến xã hội?
Tác động vào xã hội của những nghiên cứu khoa học sẽ tiềm ẩn, chứ không dễ thấy như việc sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Việc có những bài báo quốc tế giúp cho lĩnh vực khoa học Việt Nam được biết đến nhiều hơn. Khi xếp hạng các trường đại học, thì yếu tố về số lượng bài báo khoa học thường chiếm đến 30% tổng số điểm.
Nhà khoa học không giống như ca sỹ khi có một bài hát được nhiều người nghe thì nổi tiếng. Nhà khoa học đóng góp âm thầm, nhưng không thể phủ nhận, khoa học và công nghệ là lực đẩy rất lớn đến sự phát triển của một xã hội.
So sánh học phí nhóm ngành Công nghệ thông tin
Học phí các ngành thuộc nhóm Công nghệ thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội dao động 22-60 triệu đồng một năm, tùy chương trình.
Đại học Bách khoa Hà Nội
Nhóm ngành Công nghệ thông tin (mã ngành có chữ IT) gồm rất nhiều ngành/chương trình đào tạo như Khoa học máy tính, Kỹ thuật máy tính, Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (chương trình tiên tiến), Công nghệ thông tin Việt - Nhật, Global ICT, Việt - Pháp, chương trình ngành Khoa học máy tính liên kết với Đại học Troy (Mỹ) hay ngành mới là An toàn không gian số - Cyber security (chương trình tiên tiến).
Năm 2021-2022, học phí đối với sinh viên theo học các chương trình chuẩn từ 22 đến 28 triệu đồng, tùy từng ngành. Các chương trình ELITECH là 40-45 triệu, Công nghệ thông tin Việt - Pháp 50-60 triệu đồng một năm. Chương trình Khoa học máy tính liên kết với Đại học Troy (Mỹ) thu 25-30 triệu một học kỳ, một năm học có 3 kỳ.
Các mức này đã được điều chỉnh cao hơn năm ngoái, mức chênh thấp nhất khoảng 2 triệu đồng. Năm nay, Đại học Bách khoa Hà Nội tiếp tục thông tin mức học phí có thể điều chỉnh cho các năm sau và không tăng quá 8% mỗi năm.
Năm 2020, điểm trúng tuyển vào nhóm ngành Công nghệ thông tin của Đại học Bách khoa Hà Nội theo kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 25 đến 29,04. Trong đó, ngành Khoa học máy tính (IT1) có điểm chuẩn cao nhất toàn trường.
Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Công nghệ tuyển 250 sinh viên vào ngành Công nghệ thông tin và Công nghệ thông tin định hướng thị trường Nhật Bản, 140 em vào ngành Máy tính và Robot (chuyên ngành Kỹ thuật máy tính và Kỹ thuật Robot). Ngoài ra, trường còn tuyển 330 sinh viên cho ngành Công nghệ thông tin chương trình chất lượng cao.
Học phí dự kiến đối với sinh viên theo học chương trình chất lượng cao là 35 triệu đồng một năm, ổn định trong toàn khóa học. Học phí chương trình chuẩn sẽ theo quy định của nhà nước.
Hiện, Nghị định 86/2015 về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống quốc dân từ năm học 2015-2016 đến 2020-2021 đã hết hiệu lực. Dự thảo nghị định mới đã được xây dựng, áp dụng từ năm học tới và đang được Chính phủ xem xét, ban hành.
Tuy nhiên, để chia sẻ khó khăn, giảm bớt gánh nặng tài chính cho phụ huynh, học sinh do ảnh hưởng của dịch bệnh và thiên tai cuối năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lấy ý kiến các bộ ngành, địa phương về dự thảo và báo cáo Chính phủ cho phép giữ học phí năm học 2021-2022 như năm liền kề trước đó. Nếu đề nghị này được chấp thuận, học phí chương trình chuẩn của Đại học Công nghệ là 1.170.000 đồng một tháng.
Năm ngoái, điểm chuẩn vào ngành Công nghệ thông tin của Đại học Công nghệ là 28,1, nhóm ngành Máy tính và Robot là 27,25, ngành Công nghệ thông tin chất lượng cao là 27.
Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường có một số ngành liên quan như Toán tin, Máy tính và khoa học thông tin (chương trình chất lượng cao), Kỹ thuật điện tử và tin học. Học phí dự kiến với ngành chương trình chuẩn gần 1,3 triệu đồng một tháng và với chương trình chất lượng cao 3 triệu đồng một tháng.
Năm ngoái, điểm chuẩn các ngành này dao động 24,8 đến 26,1.
Ảnh: Shutterstock.
Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông
Năm nay, trường tuyển 770 sinh viên ngành Công nghệ thông tin chương trình chuẩn và 200 sinh viên chương trình chất lượng cao ở Hà Nội. Một ngành liên quan khác là An toàn thông tin tuyển 220 sinh viên.
Học phí dự kiến với chương trình đại trà năm học 2021-2022 trung bình từ 19,5 đến 21 triệu đồng, cao hơn năm ngoái là 2,5 đến 4 triệu đồng.
Điểm chuẩn năm ngoái là 26,65.
Đại học Công nghiệp Hà Nội
Đại học Công nghiệp Hà Nội tuyển 390 sinh viên cho ngành Công nghệ thông tin. Ngoài ra, trường còn một số ngành khác thuộc nhóm này như Khoa học máy tính, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Công nghệ kỹ thuật máy tính.
Học phí bình quân các chương trình đào tạo chính quy năm học 2021-2022 là 18,5 triệu đồng, cao hơn năm ngoái một triệu. Học phí năm tiếp theo tăng không quá 10%.
Điểm chuẩn vào ngành Công nghệ thông tin của trường năm 2020 là 25,6, các ngành liên quan không dưới 23.
Đại học Hà Nội
Trường tuyển 200 sinh viên ngành Công nghệ thông tin dạy bằng tiếng Anh và 75 em cho cùng ngành nhưng chương trình chất lượng cao.
Với các học phần cơ sở ngành, chuyên ngành, thực tập, khóa luận của ngành Công nghệ thông tin dạy bằng tiếng Anh, các học phần đại cương giảng dạy bằng tiếng Anh, học phí là 650.000 đồng một tín chỉ, các học phần còn lại 480.000 đồng một tín chỉ.
Với chương trình chất lượng cao, học phí các học phần kiến thức ngành và khối kiến thức chuyên ngành, thực tập và khóa luận tốt nghiệp là 1,3 triệu đồng một tín chỉ.
Năm ngoái, điểm trúng tuyển ngành Công nghệ thông tin chương trình chuẩn và chương trình chất lượng cao của Đại học Hà Nội lần lượt là 24,65 và 23,45.
Đại học Xây dựng
Trường tuyển 200 sinh viên ngành Công nghệ thông tin và 70 em ngành Khoa học máy tính. Đây là hai ngành có điểm chuẩn cao nhất trường năm ngoái với lần lượt 24,25 và 23 điểm.
Ngoài ra, trường có 25 chỉ tiêu ngành Khoa học máy tính chương trình đào tạo liên kết quốc tế với Đại học Mississippi (Mỹ). Học phí dự kiến đối với sinh viên chính quy nhập học năm 2021 là khoảng 12 triệu đồng một năm.
Đại học Kinh tế quốc dân
Là trường kinh tế hàng đầu cả nước nhưng Đại học Kinh tế quốc dân cũng có hai ngành là Công nghệ thông tin và Khoa học máy tính với điểm chuẩn năm ngoái lần lượt 26,6 và 26,4.
Hiện, trường chưa cho biết học phí cụ thể từng ngành mà sẽ thông báo theo từng kỳ học, năm học. Lộ trình tăng học phí tối đa từng năm thực hiện theo Nghị định số 86/2015.
Năm ngoái, học phí ngành Công nghệ thông tin là 14 triệu đồng, Khoa học máy tính 16,5 triệu đồng.
Đại học Mở Hà Nội
Đại học Mở Hà Nội tuyển 330 chỉ tiêu cho nhóm ngành Công nghệ thông tin với bốn chuyên ngành là Công nghệ phần mềm, Hệ thống thông tin, Công nghệ đa phương tiện, Mạng và an toàn hệ thống.
Trường thu học phí ngành Công nghệ thông tin năm học 2021-2022 gần 15,8 triệu đồng một năm và năm sau gần 17,4 triệu đồng. Mức này được thu theo quy định của Nhà nước đối với trường đại học công lập tự chủ toàn diện theo quyết định số 941/2017 của Thủ tướng.
Năm ngoái điểm chuẩn vào ngành Công nghệ thông tin là 23.
Đại học Điện lực
Đại học Điện lực tuyển 500 sinh viên ngành Công nghệ thông tin. Học phí dự kiến cho năm học 2021-2022 gần 1,6 triệu đồng. Những năm sau nếu có thay đổi thì không quá 10% so với năm trước.
Năm ngoái, điểm chuẩn ngành Công nghệ thông tin là 20. Ngành này gồm 4 chuyên ngành là Công nghệ phần mềm; Quản trị và an ninh mạng; Hệ thống thương mại điện tử; Trí tuệ nhân tạo và thị giác máy tính.
Đại học Phenikaa
Trường tuyển 220 sinh viên ngành Công nghệ thông tin, 110 em ngành Công nghệ thông tin Việt Nhật, 100 em ngành Khoa học máy tính (Trí tuệ nhân tạo và khoa học dữ liệu). Học phí của ba ngành này lần lượt 27, 32 và 32 triệu đồng cho năm học 2021-2022. Mức này đã được Tập đoàn Phenikaa và nhà trường hỗ trợ 20%.
Năm ngoái, trường chưa tuyển sinh ngành Khoa học máy tính. Với ngành Công nghệ thông tin theo chương trình chuẩn và chương trình Việt Nhật, điểm trúng tuyển ở 19,05.
Đại học FPT
Đại học FPT tuyển 4.450 sinh viên cho nhóm ngành Công nghệ thông tin, gồm các chuyên ngành Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin, IoT, Hệ thống ôtô và điều khiến, Thiết kế Mỹ thuật số.
Năm 2021, trường đang áp mức học phí chương trình chính khóa cho cơ sở ở Hà Nội là 27,3 triệu đồng một học kỳ, mỗi học kỳ 4 tháng, tổng có 9 học kỳ.
Ngoài ra, các em phải đóng học phí chương trình dự bị tiếng Anh nếu chưa đủ trình độ tiếng Anh tương đương với chuẩn TOEFL iBT 80, IELTS (học thuật) 6.0 hoặc quy đổi tương đương. Sinh viên sẽ được phân vào các mức học tương ứng với trình độ thông qua bài kiểm tra xếp lớp đầu khóa học. Số mức học tối đa là 6, mỗi mức 2 tháng, học phí mỗi mức là 11,3 triệu đồng.
Đại học Thăng Long
Trường tuyển 220 sinh viên ngành Công nghệ thông tin, 60 em ngành Hệ thống thông tin, 40 em ngành Hệ thống máy tính và truyền thông dữ liệu, 60 em ngành Trí tuệ nhân tạo.
Học phí dự kiến là 24,2 triệu đồng một năm, tăng 2,2 triệu so với năm ngoái. Lộ trình tăng học phí đối với sinh viên đã nhập học là mỗi năm tăng không quá 5%.
Điểm chuẩn năm ngoái của các ngành Công nghệ thông tin từ 20 đến 21,96.
Ngã rẽ AI của chàng thủ khoa 'kép' ngành Toán Nguyễn Minh Huy chỉ mất ba năm để tốt nghiệp ngành Toán trường Đại học Khoa học Tự nhiên với điểm tổng kết 9,75 rồi chuyển hướng nghiên cứu chuyên sâu về AI. Sau nửa năm vượt qua các vòng thi để có tên trong viện nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI) của một tập đoàn hàng đầu, hiện Nguyễn Minh Huy...