Gương hiếu học vượt qua đại dịch
Những chiếc lán dựng đơn sơ bằng cành cây, lá cọ trên triền núi, giữa đỉnh đồi để bắt sóng in-tơ-nét học trực tuyến thời gian qua đã thể hiện tinh thần hiếu học, ý thức rèn luyện cao của nhiều bạn trẻ trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Quang Thế Hà, học sinh Trường phổ thông vùng cao Việt Bắc học trực tuyến tại lán.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, học sinh cả nước nói chung và học sinh vùng cao nói riêng đều phải làm quen với phương thức học tập trực tuyến qua in-tơ-nét. Xã Diễn Lãm ( huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) dù không thuộc vùng biên giới nhưng điều kiện kinh tế vẫn rất khó khăn, thậm chí một số hộ dân tại đây còn chưa có điện lưới quốc gia. Việc kết nối in-tơ-nét do đó càng trở nên xa xỉ gấp nhiều lần. Trước những trở ngại đó, Quang Thế Hà, học sinh lớp 10A10, Trường phổ thông vùng cao Việt Bắc, đã đi khắp các ngọn đồi trong xã để tìm địa điểm bắt sóng in-tơ-nét qua điện thoại tốt nhất. Cậu học trò dân tộc Thái lấy cành cây, tre nứa và lá cọ, dựng một chiếc lán nhỏ để tiện học tập. Mỗi ngày, Hà từ nhà lên lán đúng thời gian biểu, chưa “muộn” bất cứ tiết học nào. Học xong, cậu tranh thủ làm bài tập tại chỗ để nộp thầy cô qua sóng in-tơ-nét điện thoại rồi lập tức về nhà phụ giúp bố mẹ chuyện đồng áng.
Giống như Quang Thế Hà, tại thôn Tả Chải (xã Túng Sán, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang), chàng sinh viên nghèo Sú Seo Chung cũng hằng ngày vượt núi tìm nơi “sóng tốt” học trực tuyến khiến nhiều người cảm phục. Chung sinh năm 1998, là người dân tộc Cờ Lao ở Túng Sán – xã đặc biệt khó khăn nằm trên độ cao 2.400 m ở huyện Hoàng Su Phì. Với nỗ lực vượt khó học tập không ngừng, cậu thi đỗ vào Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và hiện đang là sinh viên năm thứ ba Khoa Khoa học quản lý. Gia đình nghèo, cho nên dù được miễn học phí, Chung vẫn phải làm thêm nhiều việc để trang trải cuộc sống ở Thủ đô như bồi bàn, lau dọn, sắp xếp hồ sơ ở các công ty cho tới trông xe, bốc vác…
Video đang HOT
Dịch Covid-19 xuất hiện, Chung vẫn cố gắng trụ lại ký túc xá để học trực tuyến hằng ngày. Đến khi dịch bùng phát mạnh hơn, những nơi làm thuê đều đóng cửa, chàng sinh viên người Cờ Lao buộc phải trở về quê nhà. Thế nhưng, Chung đã đi khắp các thôn bản mà vẫn không bắt được sóng in-tơ-nét đủ mạnh để có thể học trực tuyến. Do đó, hằng ngày, Chung phải vượt 5 km đường núi từ nhà ra “học nhờ” wifi ở ngọn đồi gần UBND xã Túng Sán. Có những hôm mưa to gió lớn, Chung đành phải ngậm ngùi về nhà vì sợ sấm sét nguy hiểm. Thấy Chung ham học, các cán bộ Đoàn xã Túng Sán đã động viên, gọi cậu vào văn phòng đoàn xã tiếp tục học tập. “Em mong rằng dịch Covid-19 sẽ sớm chấm dứt, để em và bạn bè đồng trang lứa được tiếp tục học tập. Sau này hoàn thành việc học, em sẽ trở về địa phương, xây dựng quê hương bớt khó khăn và ngày càng phát triển”, Sú Seo Chung chia sẻ.
Hình ảnh nhiều học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số ngày đêm miệt mài học tập trong những điều kiện thiếu thốn, khó khăn thật đẹp. Họ là những tấm gương sáng, đặc biệt tương phản với các thanh thiếu niên bất chấp các quy định của pháp luật nói chung và Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội nói riêng, a dua làm theo các trào lưu phản cảm, thậm chí rủ nhau đua xe, sử dụng chất kích thích giữa mùa dịch Covid-19 gây mất an ninh trật tự công cộng, tiềm ẩn nguy hiểm đối với cả cộng đồng. Tin tưởng rằng, trong tương lai họ sẽ trở thành người con tài giỏi của buôn làng, công dân ưu tú của đất nước, mang kiến thức, tài năng về xây dựng quê hương, góp phần đưa đất nước tiến nhanh vào kỷ nguyên hội nhập toàn cầu.
Nam sinh Nghệ An không còn phải leo đồi, ngồi lán đón sóng 3G học trực tuyến
Nam sinh ở vùng cao Nghệ An Quang Thế Hà không còn phải leo đồi, ngồi lán để hứng sóng học trực tuyến khi thiết bị phát sóng 4G của Viettel đã được lắp đặt ngay tại bản.
Nam sinh Quang Thế Hà ngồi tại nhà cũng có sóng 3G học trực tuyến, không còn phải dựng lán, leo đồi hứng sóng như những ngày trước - Ảnh Viettel Nghệ An cung cấp
Câu chuyện Quang Thế Hà, người dân tộc Thái, học sinh lớp 10 A10 Trường trung học phổ thông vùng cao Việt Bắc (tỉnh Thái Nguyên) phải lên đồi, dựng lán tạm hứng sóng 3G để học trực tuyến tại quê nhà (xã Bản Cướm, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đã được Báo Thanh Niên phản ánh trong bài viết Nam sinh Nghệ An dựng lán đón sóng 3G học trực tuyến mùa dịch Covid-19 đăng ngày 12.4 vừa qua.
Ngày 16.4, phóng viên đã nhận được phản hồi từ Viettel Nghệ An cho biết, sau khi tiếp nhận thông tin đăng tải trên Báo Thanh Niên về tấm gương học tập của em Quang Thế Hà, đơn vị này đã cử cán bộ kỹ thuật đến khảo sát để triển khai lắp đặt thiết bị phát sóng 4G.
Căn lán nam sinh Quang Thế Hà dựng trên đồi cao để học trực tuyến khi bản Cướm chưa được phủ sóng 4G - Ảnh Nhân vật cung cấp
Anh Lê Sỹ Mạnh, Trưởng phòng Thiết kế tối ưu vô tuyến, Trung tâm Kỹ thuật khu vực 1, Tổng công ty Mạng lưới Viettel, cho biết địa hình khu vực gia đình Hà khá phức tạp vì lọt giữa núi rừng, thấp hơn mặt đường, giống như một thung lũng. Khu vực này lại chưa có điện lưới nên việc phủ sóng di động rất khó khăn.
Bản Cướm trước đây chỉ có sóng 2G được kết nối nhờ khối thiết bị thu phát từ xa kéo dài từ một trạm gần đó vận hành bằng máy nổ. Sau khi khảo sát, Viettel Nghệ An đã quyết định triển khai lắp đặt thêm thiết bị phát sóng 4G trên tần số của mạng 2G.
Trao đổi với Thanh Niên sáng 17.4, nam sinh Quang Thế Hà cho biết, hôm qua, 16.4, bản Cướm đã được phủ sóng 4G. Hà không còn phải leo lên đồi, ngồi trong lán hứng sóng, kết nối internet để học trực tuyến như trước.
"Em có thể ngồi ngay tại nhà để học bài rất thuận lợi, hình ảnh không bị giật, điện thoại không bị ngắt kết nối giữa chừng như khi ở trên đồi", Hà nói.
Nam sinh này cũng cho biết, bản Cướm có 6 học sinh khác cũng đang theo học trực tuyến. Việc toàn bản được phủ sóng 4G giúp các em rất thuận tiện trong học tập tại nhà, không phải đi tìm sóng như trước.
Không còn phải leo đồi, ngồi lán học trực tuyến, Hà còn được Viettel Nghệ An tặng sim 4G kèm theo gói dữ liệu để em tiếp tục các chương trình học tập trực tuyến trong thời gian phải nghỉ học vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Phan Hậu
Nhìn lại loạt khoảnh khắc xúc động khi học sinh vùng cao vượt khó: nơi nào có sóng, ở đó thành lớp học! Dù vùng cao còn thiếu điều kiện, cơ sở vật chất nhưng các em học sinh nơi đây không bao giờ thiếu tinh thần hiếu học! Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các trường đẩy mạnh học online để đảm bảo lượng kiến thức cho học sinh, sinh viên trong thời gian nghỉ phòng dịch. Tuy nhiên không phải ai cũng dễ dàng...