Gửi đến cô lời xin lỗi muộn màng
5 năm qua, em vẫn luôn nhớ và biết ơn cô, bởi lòng nhân ái, bao dung cô đã tha thứ cho những lỗi lầm của học trò nhỏ…
Cô giáo kính mến!
Đã 5 năm trôi qua, học trò nhỏ chưa một lần gặp lại cô, không biết giờ này cô thế nào, cô có khỏe không? Cô có còn nhớ đến em, cô trò nhỏ đã từng làm cô rất buồn lòng? Còn em vẫn luôn nhớ và biết ơn cô, bởi lòng nhân ái, bao dung cô đã tha thứ cho những lỗi lầm của trò nhỏ.
Cô ạ! Em đã từng hi vọng rằng thời gian sẽ làm em vơi đi nỗi xấu hổ và ân hận về lỗi lầm trong quá khứ. Nhưng càng cố quên bao nhiêu thì sự việc lại càng hằn sâu trong kí ức. Em vẫn nhớ như in giờ sinh hoạt cuối tuần của 5 năm trước. Hôm đó khi cô lên văn phòng nhà trường để nộp đề Văn cuối kì cho khối chương trình Cơ bản, chắc tại vội quá nên cô quên không cất đề cương đề thi môn Văn đang ở trên bàn. Dù biết lớp mình học và thi khối kiến thức chương trình Nâng cao, nhưng cả lớp đều chép lại đề cương đó. Giá như khi đó em nghĩ được hậu quả của việc tiết lộ đề cương cho mấy đứa bạn thân sẽ làm lộ đề văn của trường. Và giá như người bạn của em không mang tài liệu vào phòng thi bị cán bộ coi thi phát hiện thì có lẽ không có chuyện cô bị nhà trường kỉ luật.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Cô ơi! Cô đã rất buồn và thất vọng vì em lắm phải không cô? Em đã nhìn thấy những giọt nước mắt thấm qua kẽ mi làm ướt đôi gò má mà cô cố giấu. Cô cố gắng nén tâm trạng, để giảng những câu Kiều thật hay, nhưng giọng nói thiết tha, trìu mến hôm nào dường như lạc hẳn, thi thoảng cô quay mặt đi và khẽ lau đi những giọt nước mắt. Giờ văn hôm ấy em đã rất mong đến cuối giờ để được cô gọi lại, để nghe cô khiển trách, để được khóc và xin lỗi cô nhưng điều đó đã không đến. Đã bao lần em muốn chạy tới để níu lấy bàn tay của cô, để xin cô tha thứ. Nhưng em đã không đủ can đảm để nhìn vào đôi mắt trũng sâu, thâm quầng của cô. Em đã không dám đối diện với lỗi lầm của mình. Bởi cô đã đặt quá nhiều niềm tin vào em, dù không làm trưởng lớp nhưng em lại là người được cô tin tưởng nhất, giao nhiều trọng trách để đưa lớp đi lên. Vậy mà giờ đây em đã phản bội lại lòng tin của cô giáo mình! Em đã tìm các thầy cô trong trường để giải trình sự việc, để mọi người hiểu rằng không có việc đề thi bị lộ, đó chỉ là đề cương mà thôi, mong nhà trường không kỉ luật cô giáo. Nhưng thầy cô hỏi lại rằng tại sao có bạn có được cả ba câu hỏi trong đề thi hôm đó? Em thật sự biết trả lời thế nào đây, có ai tin được nếu em nói rằng do bạn kia may mắn.
Em đã sẵn sàng chịu kỉ luật của nhà trường, nhưng ngày đó đã không bao giờ đến bởi chính cô đã âm thầm nhận hết lỗi lầm về mình mà không để cho lớp, cho em phải chịu bất kì sự khiển trách nào. Cô ạ! Chính lòng thương, sự bao dung, che chở của cô, đã làm em quyết tâm nuôi ước mơ học tập nghề báo. Bởi nghề báo sẽ cho em cơ hội tìm kiếm và viết về những tấm gương đạo đức trong xã hội. Cô chính là tấm gương bình dị mà cao quý mà trong suốt cuộc đời em mãi biết ơn, khâm phục. Và giờ đây ước mơ của em đã trở thành hiện thực, em đã là sinh viên của khoa Báo chí, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM.
Nhân ngày 20/11 – ngày lễ tri ân các thầy cô giáo, nơi phương xa em muốn gửi đến cô lời xin lỗi muộn màng. Mong cô tha thứ cho em, tha thứ cho những suy nghĩ non nớt, yếu đuối, và sự vô tâm của học trò cô nhé! Chúc cô luôn mạnh khỏe và an vui
Học trò nhỏ của cô!
Trần Thị Hạnh
Theo dân trí
Bài học ngoài giáo án
Lớp 9C niên học 1969-1970 của trường cấp 3 (THPT) Phù Ninh năm ấy, tôi, cậu Hoàng, cậu Dung là ba tên chuyên đầu trò nghịch ngợm nhất. Bọn tôi nghĩ ra đủ các trò chọc phá mọi người, nhất là với các bạn nữ. Cả các thầy cô giáo dạy bộ môn cũng không thoát khỏi trò đó.
Tất nhiên với các thầy cô thì khác, bọn tôi chỉ dám đặt biệt danh cho các thầy cô và nói sau lưng. Ví dụ, cô Lượng dạy văn có biệt danh cô "điệu" thầy Oánh dạy lý thì gọi là ông "đại hàn", thầy Hải dạy sinh vật thì gọi là ông "Li-pít". So với thầy Oánh thường ném phấn vào trán mấy đứa hay nói chuyện riêng, thầy Hải rất hiền, thương học sinh và quan trọng nhất là thầy giảng bài rất hay. Môn sinh nhạt phèo mà cứ đến giờ thầy Hải là bọn tôi há hốc mồm ra nghe.
Không hiểu tại tướng tá thầy Hải "nông dân" quá hay tại thầy hiền lành không nặng lời với trò bao giờ, mà nhóm ba tên bọn tôi đặt biệt danh cho thầy là "li-pít". Cứ thấy bóng thầy thấp thoáng đằng xa là một trong ba thằng bọn tôi lại kêu lên: "Li-pít tới rồi!". Lần ấy, vừa qua giờ văn, nghỉ mười phút thì tới giờ sinh. Vừa thấy thầy Hải ôm chồng vở sắp vào lớp, cậu Hoàng to mồm nhất la lên. "Cô điệu vừa đi, Li -pít lại tới". Nó còn nhai nhải những hai ba lần.
Thầy Hải bước xuống lớp, đi dọc hai dãy bàn, dừng lại trước bàn tôi và cậu Hoàng. Thầy nhìn chúng tôi thân thiện, rồi chỉ tay vào Hoàng. "Mời em Hoàng đứng dậy!". Cậu Hoàng tái mặt, run run vịn bàn đứng lên.
Thầy quay lên bục giảng, nhìn bao quát cả lớp. "Trước khi vào bài mới, thầy muốn kể cho cả lớp nghe chuyện này. Hôm qua trên đường từ trường về nhà, qua khúc đường vắng, thầy bị một chú bé chăn bò bốc đất ném vào xe đạp. Thầy dừng lại, thấy cậu bé trông cũng khôi ngô, hỏi tại sao ném đất đá vào người đi đường? Nó cười và trả lời rất hỗn. Lúc đầu thầy rất ngạc nhiên, bây giờ mà vẫn còn những thiếu niên như thế sao. Thầy mới hỏi cậu bé. "Em có đi học không?". Nó trả lời cộc lốc: "Không!". Ồ, trẻ em bằng này tuổi không được đi học chắc hoàn cảnh gia đình sao đây? Thầy lại hỏi: "Thế em còn bố mẹ không?". "Không!". Nó nói xong, tự nhiên thầy không còn ngạc nhiên về hành động của cậu bé nữa. Hôm nay, vừa tới cửa lớp, thầy nghe tiếng có ai đó gọi thầy là "li-pít", gọi cô Lượng là "cô điệu". Chắc là ai đó vui miệng thôi, nhưng với thầy cô thì không được. Lúc đầu, thầy cũng rất ngạc nhiên... Các em được đi học, được gia đình và nhà trường dạy dỗ đến nơi đến chốn. Không phải học văn hóa, mà phải học cả cách làm người. Mai này khôn lớn, đi ra xã hội, mỗi khi tiếp xúc với ai, nói điều gì, các em cần cẩn trọng, suy nghĩ. Đừng để người mới gặp ngạc nhiên về mình, rồi sau họ lại không còn ngạc nhiên nữa, như câu chuyện của thầy vừa kể trên. Mời em Hoàng ngồi xuống. Chúng ta học bài mới".
Khỏi phải nói hôm đó chúng tôi xấu hổ, nhục nhã đến thế nào, còn trong lòng thì vô cùng biết ơn, thán phục cách dạy học trò của thầy Hải. Tất nhiên sau này, trò nghịch ngợm của chúng tôi chấm dứt. Mấy chục năm trôi qua, tôi từng trải qua nhiều công việc, tiếp xúc với rất nhiều loại người, nhưng mỗi lần định mở miệng cất lên một câu nói đùa, tôi lại giật mình nhớ tới lời thầy Hải.
Theo người lao động
12 ơi, nhớ quá! Bước chân vào giảng đường đã hơn 1 tháng, những bỡ ngỡ ban đầu đã vơi đi một phần nào nhưng sao vẫn có cảm giác xa lạ ở nơi đây. Một chút lạ lẫm, một chút chán nản, một chút sợ hãi... làm cho tôi cảm thấy xa lạ với giảng đường này biết bao. Tách ra khỏi sự ồn ào của...