GS. Trương Nguyện Thành: Sao cha mẹ lại bắt con ‘trả nợ’ cho những thất bại trong cuộc đời mình?
Từ câu chuyện một phụ huynh phạt quỳ con vì là học sinh giỏi suốt 7 năm nhưng vẫn trượt THPT, GS. Trương Nguyện Thành nêu quan điểm, nếu bảo con người thành công hay thất bại chỉ vì một cuộc thi, cho rằng cuộc thi quyết định cuộc đời của con, đó là một sai lầm.
GS. Trương Nguyện Thành quan niệm, thất bại là cơ hội để dạy cho con bài học làm thế nào để đứng dậy.
Thi trượt không phải thất bại mà đi tới thành công theo một cách khác. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ đang bi kịch hóa việc thi trượt của con mình, ông nghĩ sao?
Trong cuộc đời mỗi người có bao nhiêu cuộc thi, trải qua nhiều thử thách. Nếu bảo con người thành công hay thất bại chỉ vì một cuộc thi, cho rằng cuộc thi quyết định cuộc đời của đứa con mình, đó là một sai lầm.
Khi đứa trẻ lên trung học, chẳng ai cần biết điểm tiểu học bao nhiêu. Khi lên THPT, cũng chả ai cần biết rằng người đó là “ thủ khoa của tiểu học”, hay từng học trường chuyên. Một khi bước chân vào đại học rồi chẳng còn ai để ý bạn học trường nào, điểm số ở trường phổ thông là bao nhiêu.
Quan trọng là có rất nhiều con đường để đi chứ không chỉ một con đường duy nhất. Cũng giống như việc tôi đang ở quận 3 muốn vào quận 1, nếu con đường chính dẫn đến bị nghẽn thì tôi có trăm cách đi vào quận 1 chứ không nhất thiết phải đi con đường tắc ấy nữa.
Cho nên, chỉ vì một cuộc thi mà cha mẹ để cảm xúc của mình lấn át lý trí là một điều đáng tiếc.
Việc đo lường năng lực và giá trị của một đứa trẻ bằng điểm số, bằng thành tích sẽ khiến trẻ trượt dài trong bi kịch ra sao, theo ông?
Năng lực của một người không phải ở điểm số, càng không nên đo lường bằng điểm số. Điểm số chỉ là một thước đo tạm thời chứ không phải tuyệt đối.
“Tôi đã từng thiết kế, xây dựng những vấn đề để cho con tôi được thử thách bản thân, được thất bại ở trung học. Nghĩa là, tôi sẵn sàng tạo cơ hội để con phải đối diện với sự thất bại đó. Tôi đi ngược lại với đám đông, tôi tạo cơ hội cho con thất bại giống như “tiêm vaccine” cho con để con cứng cáp hơn, bởi thất bại ở ngoài đời còn nặng nề hơn nhiều”.
Bản thân tôi thi rớt nhiều, thất bại nhiều, thành công cũng nhiều. Nếu lấy thước đo thi đỗ, bằng cấp, thành tích để yêu cầu một đứa trẻ cái gì cũng thành công là kỳ vọng quá hão huyền.
Hỏi rằng cha mẹ – cuộc đời họ có thất bại hay không? Họ có quay lại nhìn lại cuộc đời mình hay chưa?
Nếu cuộc đời của họ đã thất bại nhưng không phải vì cái tư duy “hy sinh đời bố, củng cố đời con” để bắt con phải “trả nợ” cho những thất bại trong cuộc đời của mình.
Không ít phụ huynh đang gieo vào tư tưởng của con trẻ việc thi trượt nghĩa là đóng cửa tương lai?
Thực ra ở tuổi tiểu học, trung học là nơi để cho con thí nghiệm thất bại. Cũng bởi những thất bại ở tuổi ấy không phải là cái giá đắt. Nói đúng hơn, khi ra đời thất bại mới lớn, chứ thi rớt lớp 6 hay thi rớt lớp 10 là quá nhỏ, không học trường này thì học trường khác và nên xem nhẹ kết quả học tập ở các cấp tiểu học, phổ thông.
Tôi muốn con mình nếm trải thất bại, muốn con biết “mình là ai”, “mình đang đứng ở đâu”. Do đó, tôi đã từng thiết kế, xây dựng những vấn đề để cho con tôi được thử thách bản thân, được thất bại ở trung học. Nghĩa là, tôi sẵn sàng tạo cơ hội để con phải đối diện với sự thất bại đó.
Tôi đi ngược lại với đám đông, tôi tạo cơ hội cho con thất bại giống như “tiêm vaccine” cho con để con cứng cáp hơn, bởi thất bại ở ngoài đời còn nặng nề hơn nhiều.
Video đang HOT
Thà rằng, tôi tiêm cho con mũi “vaccine thất bại” ở thời trung học để khi vấp phải thất bại ở ngoài đời sẽ biết cách ứng phó, đứng dậy được, sẽ không gục ngã. Tôi gọi đó là “kháng bại”.
Cha mẹ hãy nghĩ rằng, thất bại là cơ hội để dạy cho con bài học làm thế nào để đứng dậy. Bởi không ai rút được bài học gì từ thành công cả, bạn chỉ học được bài học từ thất bại mà thôi.
GS. Trương Nguyện Thành chia sẻ, nhiều bậc cha mẹ không hiểu được tai hại của việc đem con đi tạc tượng sẽ ảnh hưởng lớn đến con thế nào. (Nguồn: giaoduc)
Áp lực thi cử, áp lực điểm số, áp lực thành tích không phải là câu chuyện mới nhưng hẳn là ông có nhiều trăn trở sau câu chuyện một người mẹ phạt quỳ con khi nhiều năm liền là học giỏi nhưng thi trượt THPT gây xôn xao dư luận vừa qua?
Cha mẹ nghĩ rằng chỉ là một hành động trừng phạt con để con nhớ nhưng họ quên tác hại của việc làm đó lên tâm lý con sẽ ảnh hưởng tới cả cuộc đời con sau này.
Dĩ nhiên con thi rớt, cha mẹ thường không vui, một số người sẽ đưa ra những hành động làm cho con đau về thể xác cũng như tinh thần, tâm lý như đánh, xỉ nhục, đưa ra hình phạt…
Tất cả những hành động đó đều có ảnh hưởng rất lớn, tai hại cho cả cuộc đời sau này của đứa trẻ. Liệu rằng cha mẹ có hiểu được hậu quả của việc làm khi tức giận hay không?
Tôi nghĩ, người mẹ nào cũng thương con cả, kể cả người mẹ phạt quỳ con cũng thương con. Nhưng ở thời điểm đó, họ giận quá mức và khi giận họ tìm cách hành xử để cho người kia đau về thể xác, tinh thần, tâm lý…
Tất cả hành xử ấy chỉ giúp người ta xả cơn giận tức thời nhưng không hiểu hết hậu quả của nó.
Vậy để học thật, thi thật, cho ra “sản phẩm” giáo dục thật thì cần giải pháp nào?
Nếu là thật, muốn thật thì mình phải nhận thức được cái thật là gì? Mình phải là con người thật trước. Muốn học thật, vậy tại sao mình quá nặng nề điểm số, tại sao mình quá nặng nề bao nhiêu phần trăm ra trường, tại sao mình quá nặng nề về tỉ lệ thi đua?
Nếu nặng nề chuyện đẹp hồ sơ thì làm sao có thật? Thế nên, khi muốn thật thì mình có dám chấp nhận cái xấu xí của sự thật hay không?
Chỉ khi nào ta chấp nhận được cái xấu xí đó, rằng thi là có tỉ lệ rớt cao, phải chấp nhận đó là sự thật, phản ảnh đúng thực trạng, bối cảnh hiện tại để cần thấy giải quyết ra sao chứ không phải đưa ra những con số đẹp. Ngày nào chúng ta chưa chấp nhận cái xấu xí của sự thật thì ngày đó chưa có thật.
Khi chưa chấp nhận được cái xấu xí của sự thật thì có hàng trăm, hàng nghìn giải pháp cũng không dùng được. Cho nên phải bắt đầu từ nhận thức chứ không bắt đầu từ giải pháp, không thể nào đưa ra giải pháp khi chưa thay đổi được nhận thức, nếu không cũng chỉ giống như “nước đổ lá khoai” mà thôi.
Có phải một bộ phận phụ huynh cũng đang vô tình tiếp tay cho căn bệnh thành tích và chất lượng ảo trong giáo dục?
Cha mẹ nào cũng muốn có thành tích, cũng muốn khoe con cả. Nhưng họ không hiểu được tai hại của việc đem con đi “tạc tượng” sẽ ảnh hưởng lớn đến con thế nào.
“Nếu là thật, muốn thật thì mình phải nhận thức được cái thật là gì? Mình phải là con người thật trước. Muốn học thật, vậy tại sao mình quá nặng nề điểm số, tại sao mình quá nặng nề bao nhiêu phần trăm ra trường, tại sao mình quá nặng nề về tỉ lệ thi đua? Nếu nặng nề chuyện đẹp hồ sơ thì làm sao có thật? Thế nên, khi muốn thật thì mình có dám chấp nhận cái xấu xí của sự thật hay không?”.
Thực thế, phụ huynh muốn thế nào, con sẽ “ra” y như thế. Cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, vẽ bức tranh cho con, nhưng khi không được như cái mình muốn rồi bắt đầu hành xác con, bạo hành tinh thần con.
Câu chuyện này góp phần báo động chất lượng ảo trong giáo dục ra sao, theo ông?
Tôi không cho là báo động chất lượng giáo dục, đó chỉ là một điều đáng buồn, nêu lên vấn đề trong nhận thức về tương lai, về thành công của con cái mình trên điểm số.
Số đông vẫn đang đặt quá nặng nề vào thi cử, vào bằng cấp, thành tích, sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.
Thật tội nghiệp cho những đứa trẻ bị một cú sốc tâm lý, thậm chí có thể ảnh hưởng suốt cuộc đời của đứa trẻ đó.
Có thể đứa trẻ sẽ trượt dài từ bây giờ cho đến về sau vì những vết thương tâm lý khó lành khi cha mẹ có những hành xử không hay lúc giận dữ. Cho nên, tôi hy vọng sẽ không có sự việc tương tự sau kỳ thi tốt nghiệp THPT này.
Xin cảm ơn ông!
GS. Trương Nguyện Thành giảng dạy tại Đại học Utah, Mỹ và là Phó Hiệu trưởng Đại học Văn Lang. Ông có hơn 30 năm nghiên cứu và giảng dạy ở Mỹ. Ông trở thành Giáo sư chính môn Hóa Lý tại đại học Utah (Mỹ) vào năm 1992.
Là nhà khoa học nổi tiếng ở Mỹ với gần 200 bài nghiên cứu quốc tế và 2 bằng phát minh, GS.Trương Nguyện Thành đồng thời là người sáng lập Mạng lưới Tri thức Việt toàn cầu. Ông cũng đã giúp đỡ nhiều sinh viên giỏi sang Mỹ du học bằng nguồn tiền từ quỹ nghiên cứu của mình.
Nỗi bất hạnh 'không được phép thi trượt'...
Dù không đỗ vào ngôi trường mình mơ ước, nhưng nếu "sĩ tử" đã cố gắng hết sức mình, thì họ không hề có lỗi?!
Khép lại mỗi mùa thi, là rất nhiều cảm xúc đan xen của mỗi người, từ phụ huynh đến những thí sinh. Kỳ thi PTTH Quốc gia kết thúc nhiều thí sinh ôm nỗi lòng sau thi cử.
Dư luận chấn động bởi nghi án vụ hai mẹ con tử vong ở Bà Rịa- Vũng Tàu có liên quan đến mâu thuẫn, trầm cảm. Áp lực học hành, sự kỳ vọng của cha mẹ tạo ra gánh nặng tâm lý cho con cái.
Còn nhớ, sau khi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 công lập tại Hà Nội có kết quả, lại xuất hiện rần rần những chia sẻ của các bậc phụ huynh.
Có người tự hào khoe con mình đỗ trường "top đầu", có người "thở phào" vì con mình đã đủ điểm lọt vào ngôi trường mơ ước. Thế nhưng, thật hiếm hoi, những bài đăng của các phụ huynh có con không may mắn trượt trường THPT công lập. Thậm chí, trong các nhóm kín về học tập, một số học sinh còn chia sẻ, đã cố gắng hết sức, nhưng bố mẹ không hiểu mà còn lên tiếng chì chiết...
Trên thực tế, có những phụ huynh luôn cho rằng, mình đã tạo điều kiện tốt cho con học tập, thì đòi hỏi con phải học và thi có kết quả như ý. Rằng, bố mẹ đã không để con phải thiệt thòi trong chuyện học tập so với các bạn, thì con cũng phải đỗ cho bằng bạn bằng bè. Đó là chưa kể tới không hiếm phụ huynh có câu cửa miệng "Con nhà người ta..." để so bì, đánh giá.
Nhiều phụ huynh vẫn giữ "lối mòn" trong suy nghĩ, coi trường công là sự lựa chọn tốt nhất và áp đặt tư tưởng ấy cho con mình. Chính điều này đã gây áp lực không hề nhỏ lên các thí sinh và vô tình các bậc cha mẹ cũng đã tự tạo thêm áp lực cho mình.
Nhưng dường như, những phụ huynh đó đã quên mất một điều: Thi trượt không phải là dấu chấm hết. Người ta vẫn thường nói: "Học tài, thi phận", không thể chỉ vì kết quả của một kỳ thi mà cho rằng thí sinh đó không nỗ lực, không cố gắng. Có những học sinh mặc dù đã dành trọn vẹn khoảng thời gian mình có để vùi đầu vào những trang vở, nhưng vẫn không đạt được kết quả mong muốn.
Năm học 2021-2022, Hà Nội có hơn 93.000 thí sinh tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập. Theo chỉ tiêu, 122 trường THPT công lập, công lập tự chủ tài chính, sẽ có khoảng hơn 60.000 thí sinh trúng tuyển. Với 102 trường tư thục và dân lập sẽ có hơn 25.000 chỉ tiêu trúng tuyển. Còn lại khoảng 7.000 thí sinh có thể vào trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên...
Nhìn qua cũng có thể thấy rằng, thí sinh dù trượt lớp 10 công lập, cũng còn rất nhiều cơ hội vào trường ngoài công lập chất lượng khác. Điều quan trọng trong giai đoạn này là cần lựa chọn ngay những môi trường phù hợp với năng lực học tập của chính bản thân để theo học, cần phấn đấu hoàn thành 3 năm học cuối cấp với kết quả tốt nhất.
Đối với những gia đình không đủ điều kiện về kinh tế, có thể hướng đến trung tâm giáo dục thường xuyên - giáo dục nghề nghiệp hoặc những cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác.
Hiện nay, đó cũng là một môi trường tốt cho nhiều học sinh có cơ hội vừa học văn hóa, vừa học kỹ năng nghề, sớm có được những trải nghiệm thực tế.
Khi cánh cửa này khép lại, sẽ có cánh cửa khác mở ra.
Từ khi nào mà con cái lại không được phép thi trượt?! (Ảnh minh họa)
Chính vì vậy, ngay lúc này, mong rằng các bậc phụ huynh hãy nhìn vào sự cố gắng của các con, nhìn vào những giọt mồ hôi trước ngày thi và cả những giọt nước mắt tiếc nuối của chính các con khi nhận kết quả... để cư xử thật nhẹ nhàng.
Nói rằng con thi trượt, bố mẹ không buồn, là điều giả dối.
Nhưng bản thân các con mới là người buồn nhất, thất vọng nhất!
Khi các con thi trượt dẫn đến tự xấu hổ với bản thân, không khí gia đình cũng kém vui, điều này có ảnh hưởng khá lớn, tác động nhiều đến tâm lý của các con.
Ngay trước thềm công bố kết quả kỳ thi, một tình tiết trong tập 21 của bộ phim "Hãy nói lời yêu" được phát sóng trên kênh VTV3 cũng đã khiến nhiều phụ huynh phải giật mình. Nhân vật Minh (Quang Anh đóng) sống với mẹ - bà Hoài (Nguyệt Hằng) - sau khi bố mẹ chia tay, gặp áp lực chuyện học hành. Minh liên tục bị mẹ chì chiết vì không đạt kết quả tốt ở kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia, bắt con hứa đạt Thủ khoa đại học. Áp lực quá lớn khiến Minh lựa chọn tự tử và qua đời ở tuổi 17.
Biên kịch Huyền Lê cho biết, đã cân nhắc rất nhiều khi viết về tình tiết Minh tự tử: "Tôi biết khán giả sẽ phản ứng mạnh về số phận của Minh, nhưng tôi muốn người xem nhìn vào thực tế. Cuộc đời này không có cơ hội để chúng ta sửa chữa, cứu vãn mọi sai lầm. Sự ra đi của Minh có mục đích thức tỉnh nhiều bậc phụ huynh, để họ nhìn nhận lại cách dạy con. Những đứa trẻ non nớt, khả năng chịu đựng có giới hạn, dễ dẫn đến suy nghĩ tiêu cực".
"Cú sốc" trong phim xuất hiện vừa đúng dịp nhiều địa phương công bố kết quả thi tuyển sinh lớp 10, cũng là giai đoạn "nước rút" khi sĩ tử cuối cấp trên cả nước chuẩn bị bước vào một kỳ thi tốt nghiệp THPT đặc biệt.
Một số khán giả cho rằng biên kịch đã "quá tàn nhẫn", khi không cho Minh được sống tiếp, nhưng lại không muốn đối mặt rằng: Những việc như thế này chẳng thiếu ngoài đời. Chúng ta xem phim nhưng lại muốn kịch bản phải "đẹp" theo ý mình, chẳng khác nào trốn tránh đối diện với sự thật, tô hồng hiện thực xã hội, vì những ông bố bà mẹ thế vốn không hề thiếu... Nếu phim không tái hiện được sự nghiệt ngã ấy, có lẽ sẽ khó trở thành hồi chuông cảnh tỉnh cho các bậc phụ huynh sớm nhận ra "điểm mù" của chính mình trong việc nuôi dạy con.
Từ khi nào mà con cái lại không được phép thi trượt?!
Từ khi nào, chuyện học hành lại được xem trọng hơn cả sinh mệnh?!
Không chỉ các thí sinh, nhiều "sĩ tử" tham gia thi vào các trường Đại học cũng gặp muôn vàn áp lực. Không đỗ Đại học, đối diện với những chỉ trích nặng nề từ cha mẹ, họ mệt mỏi biết bao. Những lời chì chiết từ người thân: "không đỗ Đại học thì làm được gì", "Sau này, con làm được gì để nuôi thân"... Tất cả, khiến những đứa trẻ mất hết hy vọng. Chúng mệt mỏi, cảm thấy đây là bước đường cùng.
Các bậc cha mẹ ạ! Đừng nặng nề khi con thi trượt đại học, không đỗ vào trường THPT công lập. Thua keo này ta có thể bày keo khác mà???
Các em ơi! Dẫu có không trở thành học sinh của một trường THPT công lập, không đỗ Đại học cũng chưa hẳn là không tìm thấy cánh cửa của tương lai. Đừng bi quan các em nhé! Các em đã nỗ lực hết mình, các em không hề có lỗi gì cả...
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.
7 năm là học sinh giỏi vẫn trượt THPT: Đừng 'đong đếm' năng lực của con bằng một kỳ thi Câu chuyện người mẹ phạt con quỳ trước bàn dân thiên hạ chỉ vì con là học sinh giỏi suốt 7 năm nhưng vẫn thi trượt là một câu chuyện buồn, đáng tiếc, là hành động phản giáo dục... Câu chuyện người mẹ phạt quỳ con vì 7 năm là học sinh giỏi vẫn trượt THPT là một hành động phản giáo dục....