GS Trần Hồng Quân: Đào tạo dàn trải, xa rời sứ mệnh thì không thể tạo uy tín
Giáo sư Trần Hồng Quân nhận định, trường đại học cần thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học để giải quyết đồng thời bài toán nguồn thu và chất lượng.
Việc công khai tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm là yêu cầu mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đặt ra cho các cơ sở giáo dục đại học từ năm 2018. Số liệu này là một trong những căn cứ quan trọng để xác định chỉ tiêu tuyển sinh, đồng thời cũng liên quan đến vấn đề kiểm định chất lượng của các trường đại học.
Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Giáo sư Trần Hồng Quân – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói rằng, muốn đào tạo phù hợp với nhu cầu lao động xã hội thì việc tuyển sinh, cơ cấu ngành nghề trong các trường phải được xác định bằng cách khảo sát, điều tra từ nhu cầu thực tế.
Giáo sư Trần Hồng Quân – nguyên Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. (Ảnh: Ngọc Quang)
PV: Nhiều trường đại học đã công bố tỷ lệ cử nhân có việc làm trong 1 năm từ khi tốt nghiệp với con số rất đẹp, từ 80-100%. Làm sao để biết số liệu công bố là chính xác hay không và việc kiểm soát phải được thực hiện như thế nào, thưa Giáo sư?
Giáo sư Trần Hồng Quân: Rất khó để nói về độ xác thực của những con số đó. Song, ngoài nhiệm vụ công khai chính xác số liệu nói trên thì việc khảo sát phải được thực hiện cụ thể hơn, chuyên nghiệp hơn.
Chúng ta đề cập đến số lượng sinh viên ra trường có việc làm, nhưng đó là công việc gì, có đúng với ngành nghề đào tạo hay không, và có tương xứng, phù hợp với trình độ anh đã được đào tạo?
Ví dụ tốt nghiệp kỹ sư nhưng ra trường đi làm công nhân, làm văn phòng hay công việc bảo vệ thì chúng ta thống kê như thế nào, liệu có xếp vào nhóm sinh viên tốt nghiệp có việc làm hay không?
Rõ ràng, chỉ có con số việc làm thôi là chưa đủ, phải khảo sát theo từng ngành, xác định rõ sinh viên tốt nghiệp có làm công việc đúng ngành và tương xứng với trình độ đào tạo. Đây mới là minh chứng cụ thể để biết mức độ phù hợp của hoạt động đào tạo so với nhu cầu thực tế của xã hội.
Để kiểm soát vấn đề này cũng là một bài toán khó nhưng không có nghĩa không thực hiện được. Tôi cho rằng, chúng ta phải kiểm soát bằng những biện pháp, cách thức khác nhau, đừng chỉ trông chờ vào số liệu mà các trường báo cáo.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công khai các số liệu của trường đại học là nhiệm vụ cần làm của cơ quan quản lý. Nhưng ngoài số lượng, chúng ta cũng cần quan tâm đến chất lượng nguồn lao động đã được đào tạo như thế nào.
Phải đến trực tiếp những đơn vị đang sử dụng lao động của các trường để đánh giá chất lượng nhân lực, có thể sẽ không có con số định lượng cụ thể nhưng ít ra sẽ có đánh giá tổng quát chất lượng đào tạo, có phù hợp hay không, đạt hay không đạt.
Một điều cần lưu ý là chúng ta không nên đánh giá một cách cứng nhắc về chất lượng đào tạo của trường qua hoạt động khảo sát lao động. Ví dụ, khi doanh nghiệp cho rằng họ phải bồi dưỡng cho nguồn lao động này mới đáp ứng được công việc thì đó không phải là cơ sở để đánh giá. Bởi lẽ, rất ít cử nhân vừa tốt nghiệp, đảm nhận 1 vị trí công việc mà làm tốt ngay được.
Nhà trường cung cấp năng lực, kiến thức, kỹ năng ứng dụng cơ bản, nếu trong thời gian ngắn, cử nhân có thể học việc, hoàn thành nhiệm vụ công việc thì như vậy là đã đạt yêu cầu rồi. Nghĩa là chúng ta phải đánh giá một cách khách quan, linh động, thực tế về chất lượng nhân lực lao động, chất lượng đào của các trường.
Đây là trách nhiệm của các cơ quan quản lý phải làm, khảo sát từ thực tế để nắm bắt được xu thế chung, để có cơ sở mà so sánh, đánh giá đào tạo của các trường đại học có sát thực tế hay không.
PV: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm liên quan đến chỉ tiêu tuyển sinh cũng như vấn đề kiểm định chất lượng của các trường đại học. Thưa Giáo sư, vì liên quan trực tiếp tới quyền lợi nên dư luận có lý khi đặt ra nghi ngại là sẽ có trường làm đẹp kết quả công bố?
Giáo sư Trần Hồng Quân: Muốn đào tạo phù hợp với nhu cầu lao động xã hội thì việc tuyển sinh, cơ cấu ngành nghề trong các trường phải được xác định bằng cách khảo sát, điều tra từ nhu cầu thực tế của từng ngành nghề.
Nếu không có sự cân bằng, phù hợp đó thì dù trường có đào tạo chất lượng đi chăng nữa, sinh viên ra trường cũng không có việc làm.
Video đang HOT
Ngoài ra, chương trình, nội dung đào tạo cũng phải cập nhật được những yêu cầu về sự phát triển của khoa học công nghệ. Nếu anh học đúng ngành nghề, phù hợp với nhu cầu lao động xã hội nhưng nội dung và chương trình đào tạo không đảm bảo chất lượng thì khi ra trường, anh không thể đáp ứng được yêu cầu công việc, không thể làm việc hiệu quả.
Đối với kiểm định chất lượng giáo dục đại học, có hệ thống tiêu chí rõ ràng và nó liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Số liệu về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm cũng là một trong những tiêu chí để đánh giá chương trình, đánh giá chất lượng của trường.
Ngoài ra, điều kiện đào tạo, cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, nội dung chương trình,… đó cũng là những tiêu chí để đánh giá chất lượng. Và câu chuyện về số lượng sinh viên ra trường có việc làm chính là cơ sở để đánh giá chất lượng đầu ra.
Như tôi đã nói rất khó để xác thực số liệu, cần khảo sát, đánh giá bằng những cách khác nhau để có kết quả khách quan nhất; cần có biện pháp chấn chỉnh nếu phát hiện những số liệu ấy không đúng.
PV: Mấy năm qua đã có không ít ý kiến về việc nhiều trường đại học công lập mở ngành tràn lan, không đúng thế mạnh, sứ mệnh thành lập. Theo Giáo sư, liệu đây có phải là một vấn đề đáng lo ngại?
Giáo sư Trần Hồng Quân: Thực tế, đây là vấn đề của xã hội chứ không phải là vấn đề của riêng các cơ sở giáo dục. Một số ngành nghề không nhiều triển vọng, lương thấp, công việc vất vả nên không thu hút được người học và đó là sự lựa chọn của người học.
Bên cạnh đó, có một thực tế là, nếu một lĩnh vực kinh tế không phát triển, không bắt kịp xu hướng hiện đại hóa và còn lạc hậu thì những ngành nghề liên quan sẽ rất khó để tuyển sinh.
Như ngành lâm nghiệp ở nước ta hiện khó để tuyển sinh nhưng ở một số nước châu Âu thì đây là một ngành cực kỳ hấp dẫn, đơn giản vì lâm nghiệp của họ rất phát triển, họ đầu tư, ứng dụng công nghệ trong lai tạo giống cây, trồng rừng và bảo vệ rừng rất khoa học.
Không riêng ngành lâm nghiệp mà ngành nông nghiệp ở nước ta cũng chưa đủ sức hấp dẫn với người học, vì chúng ta không ứng dụng và phát triển công nghệ cao, chưa đầu tư mạnh cho nền kinh tế nông nghiệp.
Chúng ta chưa hiện đại hóa nền nông nghiệp, không đưa công nghệ mới vào canh tác, chăn nuôi, không nâng cao năng suất trên lao động và diện tích, như vậy thì những kỹ sư nông nghiệp khó có môi trường làm việc tốt. Đó là lý do nhiều người né tránh những ngành này, họ theo nhu cầu nhân sự của thị trường lao động và học những ngành học khác.
Đây là vấn đề tác động qua lại giữa nhà trường và xã hội chứ không hoàn toàn do nhà trường, cũng không thể phản đối việc sinh viên các trường đào tạo nông nghiệp học kế toán hay những ngành nghề khác.
Tất nhiên, dù chịu sự chi phối của kinh tế – xã hội nhưng bản thân các trường mở các ngành đào tạo thì phải tạo được sự hấp dẫn. Sự hấp dẫn không phải chỉ để thu hút người học mà phải có được từ sự phát triển, chất lượng đào tạo của ngành nghề đó ở trường. Phải dùng chất lượng đào tạo, uy tín đào tạo để thu hút người học. Mỗi trường khi thành lập đều có tầm nhìn sứ mệnh riêng, nếu cứ đào tạo dàn trải, không tập trung vào thế mạnh thì không thể tạo uy tín được.
PV: Nhiều ý kiến cho rằng, trường đại học công lập tuyển sinh và đào tạo dàn trải thì không phát huy được sứ mệnh, đồng thời cũng gây ảnh hưởng tới công tác tuyển sinh của các trường đại học tư thục. Quan điểm của Giáo sư về vấn đề này như thế nào?
Giáo sư Trần Hồng Quân: Giữa trường công và trường tư là hai mô hình khác nhau nên nếu trường công lập mở nhiều ngành, tăng chỉ tiêu tuyển sinh thì các trường tư thục cũng sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên, bản thân các trường tư cũng phải tự mình vươn lên, khẳng định chất lượng đào, xây dựng uy tín của mình, như vậy sẽ không còn lo lắng về vấn đề tuyển sinh.
Không phân biệt là trường công hay trường tư, các cơ sở giáo dục đều phải đảm bảo được chất lượng đào tạo của mình.
Khó khăn hiện nay là các trường còn quá phụ thuộc vào số lượng tuyển sinh, vì nguồn thu từ học phí là chính. Vì sự hạn chế này nên họ phải tìm cách tuyển nhiều sinh viên, càng có nhiều sinh viên thì mới có nguồn thu cho trường.
Tuy nhiên, các trường đại học cũng phải tìm phương án, đừng xem học phí là nguồn thu duy nhất, đừng đặt chỉ tiêu vượt quá năng lực đào tạo và làm ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Ngoài học phí, các trường còn cần phải tăng cường nghiên cứu khoa học, thực hiện chuyển giao công nghệ cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp để tăng nguồn thu cho trường.
Song song với hoạt động giảng dạy, cần thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, trường đại học mà không nghiên cứu khoa học thì không thể phát triển, không thể đảm bảo về chất lượng.
Nếu lệ thuộc vào học phí thì trường chỉ chú trọng vào xu thế để tuyển sinh. Nhưng nếu thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ này, các trường sẽ giải quyết được đồng thời bài toán về chất lượng và nguồn thu.
Chúng ta cũng cần phải hiểu rằng, các trường muốn phát triển nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, họ cần phải có thời gian, điều kiện, đặc biệt phải có đội ngũ các nhà nghiên cứu giỏi, có sự đầu tư dài hạn.
Hoạt động nghiên cứu cần sự tham gia của cả giảng viên và sinh viên. Làm được điều này, các trường đại học mới thực sự phát huy đúng vai trò của mình, là cái nôi của nghiên cứu khoa học và đưa xã hội phát triển đi lên.
Trân trọng cảm ơn Giáo sư!
Học ngành Nông nghiệp: Doanh nghiệp "săn" sinh viên từ khi chưa tốt nghiệp
Gần 100% sinh viên tốt nghiệp ngành Nông nghiệp sau khi ra trường đều có việc làm với mức thu nhập cao, phổ biến trong khoảng 8-11 triệu đồng/tháng.
"Học nông nghiệp để sau này về quê trồng lúa à?", "Học gì không học lại đi học làm nông", "Người ta học y, luật, kinh tế... còn trở thành bác sĩ, luật sư, doanh nhân. Chứ học nông nghiệp chỉ có về quê cày ruộng"....
Đây là những suy nghĩ chúng ta thường xuyên bắt gặp mỗi khi nhắc đến ngành học nông nghiệp.
Những định kiến như vậy đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều thế hệ cha mẹ phụ huynh khiến các bạn trẻ bỏ qua một ngành học tiềm năng có nhiều cơ hội phát triển và mang lại thu nhập cao.
Đặt hàng tuyển dụng từ khi sinh viên còn trên ghế nhà trường
"Nhiều công ty thậm chí còn đặt hàng tuyển dụng ngay từ khi sinh viên của chúng tôi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường" - Tiến sĩ Chu Anh Tiệp, Trưởng bộ môn Canh tác học, khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam nói về độ "hot" của chuyên ngành Nông nghiệp.
"Tại Việt Nam, nông nghiệp luôn là ngành kinh tế có vị trí quan trọng với khoảng 60% dân số làm nông nghiệp, tuy nhiên nước ta lại thiếu lượng lớn các kỹ sư nông nghiệp có khả năng dẫn dắt và thúc đẩy nền nông nghiệp nước nhà phát triển.
Chính vì vậy, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp tại Việt Nam rất cao, trong khi lượng kỹ sư nông nghiệp ra trường hàng năm không nhiều, đặc biệt là các kỹ sư có năng lực nên các doanh nghiệp phải săn nguồn nhân lực chất lượng từ các trường đại học.
Doanh nghiệp nhỏ trong nước hay các doanh nghiệp lớn có vốn đầu tư nước ngoài đều đăng tin tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp thường xuyên. Nhiều sinh viên sau khi đi thực tập tại các công ty được giữ lại làm việc.
Với cơn "khát" từ thị trường như vậy, gần 100% sinh viên tốt nghiệp ngành Nông nghiệp sau khi ra trường đều có việc làm với mức thu nhập cao, phổ biến trong khoảng 8-11 triệu đồng/tháng.
Một số người có kinh nghiệm làm việc, mức lương có thể lên đến 13-18 triệu đồng/tháng.
Bên cạnh đó, thị trường nước ngoài cũng có nhu cầu lớn về kỹ sư nông nghiệp có chuyên môn cao và sẵn sàng tiếp nhận lao động Việt Nam với mức thu nhập 40-45 triệu đồng/tháng tại Nhật Bản, 18-23 triệu đồng/tháng tại Lào, Campuchia, 30-34 triệu đồng/tháng tại các nước Trung Đông như UAE, Qatar, Kuwait... " - Tiến sĩ Chu Anh Tiệp bổ sung thêm.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng kỹ sư nông nghiệp rất lớn. (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Ngoài việc làm tại các công ty, doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh - dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp trên cả nước, các công ty giống cây trồng, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp thì sinh viên sau khi tốt nghiệp còn có thể làm cán bộ, công chức tại các cơ quan quản lý nhà nước về nông nghiệp như: Bộ/Sở/Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ/Sở/Phòng Khoa học và Công nghệ...
Giảng viên, nghiên cứu viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, viện, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm nông nghiệp hoặc tự làm chủ trang trại, doanh nghiệp dịch vụ cây trồng và vật nuôi.
Sinh viên ngành Nông nghiệp nếu chịu khó tìm tòi nghiên cứu, áp dụng những kỹ thuật học được thì hoàn toàn có thể kiếm được một khoản thu nhập ổn định ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Hoài Linh, sinh viên K60 ngành Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là một ví dụ.
Sau kỳ thực tập đầu tiên, lớp của Linh được thực tập nghiên cứu về kỹ thuật trồng cây măng tây. Nhận thấy tiềm năng về kinh tế của giống cây này, Hoài Linh đã áp dụng những kỹ thuật học được để tự trồng trọt, canh tác tại quê nhà.
Hoài Linh đầu từ 3 sào măng tây sau nâng dần lên thành 5 sào, thành quả đạt được giúp Linh tự chủ về kinh tế và thu nhập từ khi còn là sinh viên năm 2 cho đến khi đã ra trường.
Nhiều phụ huynh, học sinh vẫn còn e dè trước lựa chọn ngành Nông nghiệp. (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Nhiều cơ hội cho sinh viên ngành Nông nghiệp
Về việc đào tạo ngành học này, Tiến sĩ Chu Anh Tiệp cho hay: "Đối với ngành Nông nghiệp, mức điểm chuẩn của ngành luôn nằm ở mức chuẩn so với điểm do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra.
Vậy nên các em sinh viên đầu vào cũng có cùng nền tảng và chất lượng đào tạo như các ngành học khác... Chúng tôi cũng tự tin về chương trình đào tạo của mình luôn đào tạo ra chất lượng sinh viên đáp ứng chuẩn đầu ra theo yêu cầu của thị trường".
Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp thuộc khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam luôn chủ trương nâng cao chất lượng bài giảng, nâng cao chất lượng giảng dạy bằng việc tăng số giờ thực hành lên trong chương trình đào tạo khiến tỷ lệ thực hành chiếm nhiều hơn so với chương trình thường.
Tỷ lệ thực hành chiếm 50% trong các môn học và số lượng các môn thực tập nghề nghiệp, đồ án, khóa luận tốt nghiệp chiếm nhiều tín chỉ học hơn so với chương trình học thông thường.
Theo học ngành Nông nghiệp tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, sinh viên được trang bị kiến thức tổng quát và chuyên ngành về nhiều lĩnh vực tổng hợp như: trồng trọt (kỹ thuật sản xuất, giống, bảo vệ thực vật...), chăn nuôi và thủy sản (giống, kỹ thuật sản xuất, thú y, vệ sinh môi trường...), cơ giới hóa nông nghiệp, bảo quản, chế biến nông sản, quản trị sản xuất và kinh doanh sản phẩm, đặc biệt là phát triển tư duy, phát triển năng lực tự chủ và khởi nghiệp nông nghiệp...
Bên cạnh đó, sinh viên còn có cơ hội khám phá thực tế về các loại dịch hại trên cây trồng; sinh lý động - thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, chọn tạo giống cây trồng; các kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản, quản lý môi trường ao nuôi, khuyến nông, IPM trong bảo vệ thực vật... để từ đó có thể nắm rõ việc nhận dạng, giải thích, hướng dẫn và quản lý cây trồng, vật nuôi, thủy hải sản để vận dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Ngoài đội ngũ giảng dạy với 68 giảng viên bao gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ có uy tín trong lĩnh vực Nông nghiệp, khoa Nông học và Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng tập trung đầu tư cơ sở vật chất, vườn ươm, phòng thí nghiệm đạt chuẩn... liên kết chương trình thực tập, thực hành cho sinh viên với các chủ trang trại, cơ sở sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp.
Sinh viên ngành Nông nghiệp, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hành thí nghiệm. (Ảnh: Nhà trường cung cấp)
Với mức học phí đào tạo từ 11-12 triệu đồng/ năm, các gia đình không phải quá lo lắng về chi phi theo học.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam và khoa Nông học cũng tạo điều kiện cung cấp các suất học bổng du học, học tập, nghiên cứu khoa học và khởi nghiệp ở trong nước và nước ngoài với tổng giá trị hơn 30 tỷ đồng tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đan Mạch... cho các sinh viên có thành tích học tập xuất sắc, thành tích tốt trong học tập.
Hiện tại ngành Nông nghiệp tuyển sinh theo 3 hình thức: xét tuyển thẳng, xét tuyển học bạ và xét tuyển bằng điểm kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia.
Thí sinh muốn đăng ký vào ngành có thể lựa chọn 1 trong 4 khối thi A00 (Toán, Vật lí, Hóa học), A11 (Toán, Hoá học, Giáo dục công dân), B00 (Toán, Hóa học, Sinh học) và D01 (Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh).
29,5 điểm trượt đại học: Vì sao nhà tuyển dụng trầm tư? Giáo dục Việt Nam hiện vẫn thiên về dạy lấy bằng, lấy chứng chỉ, chưa dạy lấy nghề, làm nghề. Ông Phạm Ngọc Hưng - Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM nói như vậy và cho rằng đó là lý do doanh nghiệp khi tuyển dụng lao động luôn phải mất nhiều thời gian, kinh phí để đào tạo lại. Nhiều...