GS Phan Trọng Luận: Tấm Cám là truyện cổ tích tiêu biểu nhất

Theo dõi VGT trên

Trước câu hỏi “Thay vì việc sửa đoạn kết, ta có thể lựa chọn một câu chuyện cổ tích Việt Nam khác phù hợp hơn?”, GS Phan Trọng Luận – Tổng Chủ biên cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 khẳng định Tấm Cám là truyện cổ tích tiêu biểu nhất.

GS Phan Trọng Luận: Tấm Cám là truyện cổ tích tiêu biểu nhất - Hình 1
Trước dư luận nhiều chiều về việc chỉnh sửa đoạn kết của câu chuyện Tấm Cám trong sách giáo khoa, PV Báo SGGP đã trao đổi với GS Phan Trọng Luận (ảnh), Tổng Chủ biên cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 về vấn đề này.

PV: Nguyên nhân của việc sửa chữa đoạn kết là do sự đúc kết của cả một quá trình hay vì đâu thưa ông?

GS Phan Trọng Luận: Khi soạn cuốn sách này có hai bộ, bộ nâng cao do GS Trần Đình Sử và bộ SGK chuẩn là do tôi. Trở lại câu chuyện cổ tích Tấm Cám, chúng tôi cũng đã tính mãi. Nếu như cắt đoạn cuối, chỗ “làm mắm” thì có cái dở là sẽ phá vỡ truyện.

Chuyện cổ tích, thi pháp cổ tích là triệt để cái tận cùng. Ác, ác tận cùng xấu, xấu tận cùng trả thù, trả thù tận cùng hạnh phúc, hạnh phúc tận cùng. Thi pháp của cổ tích là vậy. Bây giờ bỏ như vậy vô hình trung đã phá vỡ thi pháp cổ tích. Nhưng tính đi tính lại mãi, nếu để như thế thì trong hoàn cảnh bây giờ, sống bao dung, xóa thù hằn, giáo dục tính nhân ái, nhân văn, nếu đưa chi tiết đó vào sẽ không lợi.

Với đoạn kết của Tấm Cám, bạo lực như thế, hung dữ như thế, giờ nhà trường lại giáo dục việc trả thù man rợ như thế thì có nên không?

Việc sửa chữa này, Hội đồng có phải họp trao đổi nhiều lần không?

Có trao đổi nhiều lần, thậm chí giữa hai bộ sách cũng đã có sự trao đi đổi lại việc lấy dị bản của Chu Xuân Diên hay Nguyễn Đổng Chi. Truyện Tấm Cám có nhiều dị bản nhưng đều chung chi tiết trả thù, “làm mắm”. Sau khi trao đi đổi lại với GS. Trần Đình Sử và Chủ tịch Hội đồng biên soạn SGK là GS. Nguyễn Minh Thuyết cũng đã bàn bạc, tính toán thế nào có lợi và cuối cùng vẫn quyết định như vậy. Đối tượng giáo dục có những yêu cầu khác, phải có sự khúc xạ vì thế khi đưa tác phẩm vào trong nhà trường cần phải được điều chỉnh. Nhà trường phải có định hướng giáo dục. Nếu sau này, khi lựa chọn thay đổi thì có thể câu chuyện Tấm Cám vẫn có thể để nguyên đoạn kết để có những định hướng khác cho học sinh thảo luận.

GS Phan Trọng Luận: Tấm Cám là truyện cổ tích tiêu biểu nhất - Hình 2

Tấm gội đầu, Cám trút cá. (Tranh Dân gian)

Thay vì việc sửa đoạn kết, ta có thể lựa chọn một câu chuyện cổ tích Việt Nam khác phù hợp hơn?

Tấm Cám là truyện cổ tích tiêu biểu nhất.

Video đang HOT

Quyết định sửa là cả một quá trình xuất phát từ việc tiếp nhận phản hồi từ các giáo viên, học sinh hay do tự ý của những người biên soạn?

Việc sửa này là do ban soạn sách, do Chủ biên là GS Trần Đức Ngôn – Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Văn hóa và PGS Lê Trọng Phát thực hiện. Nhưng tôi là người chịu trách nhiệm, tôi là Tổng Chủ biên. Có quyết định để hay không để thì chúng tôi đã bàn bạc, xin ý kiến của nhau và thống nhất đành chấp nhận bớt nghệ thuật đi chút để thêm tư tưởng.

Hiện đang có bao nhiêu dị bản về truyện Tấm Cám thưa ông?

Về cơ bản truyện Tấm Cám có hai dị bản được sử dụng nhiều là của Nguyễn Đổng Chi và Chu Xuân Diên. Về cơ bản, kết cấu của cả hai đều không khác nhau về cốt truyện nhưng như chủ đề tư tưởng của tác phẩm, đều có chi tiết “làm mắm”.

Việc sửa chữa cắt đi tình tiết này ở đoạn kết của Tấm Cám có làm thay đổi nguyên tắc về tính tận cùng của thi pháp cổ tích?

Về tổng thể của truyện thì không thay đổi, nhưng phải thừa nhận rằng tính “tận cùng” của thi pháp cổ tích cũng không giữ được nguyên vẹn, nó phá vỡ tính điển hình của thể loại này.

Vậy đây có phải là dị bản mới?

Nhà trường có quyền riêng. Thực tế nhiều tác giả nổi tiếng có mong muốn được đưa tác phẩm nổi tiếng của mình vào SGK, nhưng sách trong nhà trường khác với sách ngoài đời và độc giả, đối tượng tiếp nhận cũng hoàn toàn khác nhau vì thế cần có sự cân nhắc, lựa chọn và điều chỉnh cho phù hợp.

Dường như việc biên soạn lựa chọn tác phẩm đưa vào SGK phụ thuộc nhiều vào tư duy của người làm sách? Và nội dung trong sách thay đổi không phải là do xã hội thay đổi mà tư duy chủ quan của người làm sách thay đổi?

Điều này cũng không sai. Song cần khẳng định đội ngũ biên soạn sách luôn là những người được lựa chọn kỹ, có nhiều kinh nghiệm và kiến thức trong giảng dạy, trong nắm bắt tình hình của học sinh và giáo viên.

Việc thay đổi đoạn kết trong sách từ năm 2006. Nếu tính cả thời gian thí điểm là từ năm 2005. Nhưng các cuộc họp tổng kết sau thời gian thí điểm chủ biên không nhận được bất cứ thắc mắc nào về sự thay đổi này. Tuy nhiên, trong quá trình bồi dưỡng giáo viên, chúng tôi cũng giải thích cho giáo viên về sự thay đổi để giảm bớt tính bạo lực này.

Người biên soạn SGK dường như phải chịu nhiều sức ép từ dư luận. Liệu có khi nào có tình trạng đẽo cày giữa đường?

Đôi lúc cũng xảy ra tình trạng như vậy. Song người biên soạn SGK phải có chính kiến và đôi lúc có sự bảo thủ riêng của mình. Sau những lần biên soạn, chỉnh sửa lớn, trong quá trình sử dụng sách mỗi năm chúng tôi đều có họp xem xét để chỉnh sửa cho phù hợp nhưng luôn tuân thủ nguyên tắc việc chỉnh sửa chỉ vài từ, vài câu, nói chung là không lớn để tránh việc phải mua sách mới.

Theo Thu Hà

SGGP

"Nếu sửa Tấm Cám thì phải sửa nhiều truyện cổ tích khác"

Vấn đề SGK sửa đoạn kết truyện Tấm Cám đang được dư luận đang bàn cãi với nhiều ý kiến khác nhau như sửa là đúng, nên bỏ truyện ra khỏi SGK. Tuy nhiên, các GS Văn học, nhà phê bình đề nghị giữ nguyên cốt truyện và khẳng định: "Kết truyện không gây phản cảm".

Dư luận đang có nhiều phản ứng khác nhau khi phát hiện văn bản truyện cổ tích Tấm Cám trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn lớp 10 đã sửa lại đoạn cuối.

Cụ thể, theo SGK Ngữ văn lớp 10, ở đoạn cuối truyện, khi Cám hỏi: "Chị làm thế nào mà đẹp thế?", Tấm hỏi lại: "Có muốn đẹp không để chị giúp?", sau đó "Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết".

Trong khi đó, các bản Tấm Cám trước đây có phần kết với nội dung sau khi Cám chết, Tấm đem làm mắm và gửi dì ghẻ ăn.

Nếu sửa Tấm Cám thì phải sửa nhiều truyện cổ tích khác - Hình 1

Kết truyện Tấm Cám đang gây tranh cãi.

Tuyệt đối không được sửa!

Nhiều ý kiến độc giả, giáo viên, phụ huynh cho rằng kết truyện Tấm Cám sửa như vậy là đúng. Thậm chí nhiều ý kiến cho rằng nên loại luôn truyện này khỏi chương trình SGK vì trong truyện có nhiều yếu tố gây sốc. Đặc biệt là sự trả thù của Tấm luôn tàn ác hơn cả Cám và chứa nhiều chi tiết có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách học sinh. Một số độc giả cho rằng không nên sửa vì như vậy là "thay đổi những giá trị mà cha ông đã để lại".

Tuy nhiên, nhiều GS, nhà nghiên cứu phê bình lại yêu cầu giữ nguyên cốt truyện Tấm Cám.

GS Phong Lê, nguyên Viện trưởng Viện văn học Việt Nam, cho rằng: "Truyện cổ tích Tấm Cám cũng như một số truyện khác là truyện kinh điển cùng với một số truyện khác phổ biến nhất trong văn học dân gian Việt Nam. Truyện đã ổn định trong lịch sử hàng nghìn năm. Ổn định hàng nghìn năm là có lý do lịch sử của nó. Cái ác có lý do vì sao phải ác là vì mẹ con Cám ác quá, nhiều lần tìm cách giết Tấm đến kỳ cùng, ác khủng khiếp. Triết lý dân gian là ác đến đâu tả đến đó. Việc làm mắm đó cũng tương xứng với tội ác của mẹ con Cám. Vì thế dân gian truyền tụng, không có phản cảm gì cả - ứng xử đó là ứng xử thích hợp. Tội ác đến đâu phải trả giá đến đó. Vì thế nghìn năm qua không gây phản cảm".

GS Phong Lê đề nghị: "Theo tôi để nguyên kết truyện như vậy, không thay đổi vì đã ổn định hàng nghìn năm. Tuyệt đối không được sửa. Sửa như vậy là rất ẩu. Nếu sửa lấy tên khác chứ đừng lấy tên truyện Tấm Cám nữa. Nếu có phản cảm thì không đưa vào SGK. Quan điểm của tôi là dùng nguyên cốt truyện và giải thích cho các em học sinh hiểu ác trả giá bằng cái ác. Các nhà nghiên cứu văn học dân gian phải có ý kiến về truyện này".

Đồng quan điểm, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cho biết: "Gốc của truyện cổ tích Tấm Cám không phải ở Việt Nam, truyện cũng có rất nhiều dị bản. Với kết thúc như lúc đầu thì Việt Nam không phải là nước duy nhất chọn kết này. Trong tâm thức bao đời nay của người VN, cô Tấm là người hiền lành, đại diện cho các thiện. Nó gần giống với biểu tượng của Thúy Kiều, một mẫu hình của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa. Vì vậy, lúc này nếu chúng ta dùng tư duy hiện đại để tách kết cấu một câu truyện cổ tích ra khỏi đời sống của người dân, có nghĩa tách một câu truyện mang tính giáo dục khỏi sự tiếp nhận trong đời sống người dân thì sẽ trở nên khiên cưỡng".

"Nếu chúng ta sửa truyện Tấm Cám thì cũng phải sửa rất nhiều truyện cổ tích khác. Ví dụ như truyện Thạch Sanh đã dùng ông trời để đánh chết Lý Thông rồi biến Lý Thông thành con bọ hung. Hay như câu ca dao "Thù này ắt hẳn thù lâu. Trồng tre nên gậy gặp đâu đánh què" cũng nên sửa vì mang tính bạo lực quá. Do vậy, theo tôi cứ nên để nguyên kết truyện như vậy vì đây là truyện lâu đời, đã được tiếp nhận trong tâm thức người Việt. Đặc trưng của truyện cổ tích kẻ ác phải bị trừng phạt. Truyện mang dấu ấn của truyện dân gian nên khi giảng cho học sinh thì nên bám vào đặc trưng truyện cổ tích và giá trị của truyện" - nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đề nghị.

Không có lời giải thích nên bị chỉ trích

Phân tích về vấn đề tranh cãi này, PGS.TS Đỗ Ngọc Tống, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, cho biết: "Hiện nay, THPT có hai bộ SGK nâng cao và cơ bản. Việc sửa SGK mà báo chí đang nêu ra là do GS Phan Trọng Luận chủ trì. Truyện Tấm Cám giống như câu truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng của Nga. Hồi đó học sinh Nga cũng có phản ứng và cho rằng sao lại có người ngu xuẩn như thế nên cần phải sửa. 30 năm trước, truyện Tấm Cám cũng đăng trên tạp chí Hồng Lĩnh cũng nói rằng sao lại ác như vậy nhưng do hồi đó truyện Tấm Cám chưa được đưa vào chương trình giảng dạy nên không có phản ứng mạnh".

Theo PGS.TS Đỗ Ngọc Tống, thông thường, tác phẩm văn học lưu hành trong nhà trường có cuộc sống khác với tác phẩm văn học ngoài nhà trường. Nó hoàn toàn phụ thuộc vào mục tiêu giáo dục, bị chi phối rất nhiều yếu tố khác nên mỗi lần việc biên soạn, chỉnh sửa rất cần nhiều ý kiến vì nếu sửa mà ảnh hưởng đến ý nghĩa của hình tượng là hỏng. Bên cạnh đó, đời sống một tác phẩm văn học trong nhà trường bị chi phối rất nhiều yếu tố khác. Kể cả tác phẩm hay nhất thời đó cũng chưa chắc có trong SGK bởi không phù hợp với yêu cầu giáo dục, yêu cầu thẩm mỹ... Nó hay đối với lịch sử văn học nhưng lại không phù hợp với yêu cầu giáo dục, yêu cầu thẩm mỹ. Ngoài ra, tác phẩm được sử dụng trong nhà trường cũng phải đáp ứng yêu cầu của giáo dục, yêu cầu bộ môn. Nếu tác phẩm mà không đạt ít nhất 2 yêu cầu này thì cũng không thể đưa vào SGK để giảng dạy. Cái đó không thể tự do mà chọn được.

Về nhiều ý kiến độc giả nên bỏ truyện Tấm Cám ra khỏi sách giáo khoa, PGS.TS Đỗ Ngọc Tống cho rằng: "Đó là một giải pháp đúng. Thế nhưng ở đây lại liên quan đến chương trình giảng dạy. Những người làm chương trình phải thấy được sự phức tạp của tác phẩm thì sẽ có kiến nghị bỏ đi. Tuy nhiên, chúng ta không thể theo một logic hiện tại để bỏ một tác phẩm có giá trị. Mình cũng không thể cấm được bạn đọc, không thể "cấm" được tư duy sáng tạo của họ. Đáng lẽ phải có sự giải thích về sự thay đổi này. Mỗi truyện, mỗi văn bản đều chịu tác động của một nhóm bạn đọc. Vì vậy, cần hiểu tính đặc trưng của hoàn cảnh ra đời của câu truyện đó. SGK không mang tính pháp lý nhưng chương trình giảng dạy lại có tính pháp lý, do Bộ GD-ĐT quản lý".

"Thông thường, khi có thay đổi một chi tiết (nội dung) của một quyển SGK thì nhóm biên soạn sách hoặc Nhà xuất bản phải gắn lời giải thích ngay sau cuốn sách đó. Trong trường hợp này, tôi nghĩ cuốn sách dành cho giáo viên có gắn lời giải thích cho sự thay đổi đó. Giáo viên khi lên lớp sẽ phải giải thích cho học sinh biết truyện cổ tích có nhiều dị bản, đây là 1 trong những dị bản đó. Các giáo viên có thể giải thích thêm nhiều cách kết thúc khác nhau của cùng một câu truyện cổ tích. Tuy nhiên, SGK dành cho học sinh thì không có lời giải thích đó nên khiến cho dư luận phản ứng dữ dội như thời gian vừa qua" - PGS Đỗ Ngọc Tống cho biết.

Hồng Hạnh

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Triệu nụ cười bán tiền ảo thu 30 tỷ bằng cách nào?
07:06:19 26/12/2024
Ông chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby ThreeÔng chú U45 cưới cô gái kém 20 tuổi ở Đà Nẵng: Rước dâu bằng mô tô, sính lễ cưới có Baby Three
06:46:31 26/12/2024
Nhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắtNhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắt
07:05:20 26/12/2024
Đoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túyĐoàn luật sư TP.HCM lên tiếng vụ luật sư tập sự tổ chức sử dụng ma túy
08:42:09 26/12/2024
Anh trai chồng cũ ép tôi phải chăm mẹ già tai biến, tôi vừa từ chối xong liền bị trả thù bằng chiêu dở khóc dở cườiAnh trai chồng cũ ép tôi phải chăm mẹ già tai biến, tôi vừa từ chối xong liền bị trả thù bằng chiêu dở khóc dở cười
06:49:03 26/12/2024
Chưa từng có tiền lệ: Lee Min Ho bỏ đi ngay giữa buổi ghi hình vì lí do tế nhịChưa từng có tiền lệ: Lee Min Ho bỏ đi ngay giữa buổi ghi hình vì lí do tế nhị
06:36:44 26/12/2024
Mỹ nam Hoa ngữ đang bị mỉa mai trên MXH: Nhan sắc "hàng hiếm", diễn xuất đỉnh nhưng nổi tiếng nhờ đánh đổi thân xác?Mỹ nam Hoa ngữ đang bị mỉa mai trên MXH: Nhan sắc "hàng hiếm", diễn xuất đỉnh nhưng nổi tiếng nhờ đánh đổi thân xác?
06:13:25 26/12/2024
Chăm sóc mẹ chồng ở bệnh viện hết mực chu đáo, vô tình nghe một câu nói của bà, tôi đau lòng bỏ về ngay trong đêmChăm sóc mẹ chồng ở bệnh viện hết mực chu đáo, vô tình nghe một câu nói của bà, tôi đau lòng bỏ về ngay trong đêm
06:52:23 26/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chuyện "săn" tội phạm ma túy ở thành phố Cảng

Chuyện "săn" tội phạm ma túy ở thành phố Cảng

Pháp luật

08:51:43 26/12/2024
Đặc biệt là sự gia tăng của các tụ điểm tiêu thụ ma túy núp bóng kinh doanh dịch vụ giải trí, cho thấy cuộc chiến chống tội phạm ma túy tiếp tục diễn biến phức tạp, đòi hỏi những biện pháp quyết liệt và đồng bộ của lực lượng chức năng.
Tử vi 12 con giáp hôm nay 26/12: Hợi tài lộc vượng phát, Ngọ sự nghiệp thăng tín

Tử vi 12 con giáp hôm nay 26/12: Hợi tài lộc vượng phát, Ngọ sự nghiệp thăng tín

Trắc nghiệm

08:43:47 26/12/2024
Tham khảo tử vi 12 con giáp hôm nay 26/12/2024 các tuổi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về vận trình sự nghiệp, tình yêu, tài lộc, sức khỏe.
Phong tỏa chung cư ở Q.Bình Tân điều tra vụ người đàn ông tử vong

Phong tỏa chung cư ở Q.Bình Tân điều tra vụ người đàn ông tử vong

Tin nổi bật

08:38:59 26/12/2024
Đến 18 giờ ngày 25.12, Công an Q.Bình Tân (TP.HCM) vẫn đang cho phong tỏa khám nghiệm trường, điều tra vụ người đàn ông tử vong tại chung cư trên đường số 1 (P.Bình Hưng Hòa B).
Mức huyết áp bao nhiêu là tốt nhất?

Mức huyết áp bao nhiêu là tốt nhất?

Sức khỏe

08:34:31 26/12/2024
Khi người bệnh gặp cơn tăng huyết áp đột ngột, việc xử trí sai lầm có thể khiến người bệnh gặp nguy hiểm. Một trong những sai lầm thường gặp nhất là người nhà và người bệnh hoảng hốt, mất bình tĩnh. Khi hoảng hốt sẽ khiến huyết áp bị tă...
Sao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinh

Sao Việt 26/12: Diễm My 9X khoe bụng bầu bên chồng dịp Giáng sinh

Sao việt

08:32:35 26/12/2024
Diễm My 9X đăng tải thêm hình ảnh ngập cẩu lương với chồng. Theo đó, vợ chồng Diễm My đã cùng nhau đón Giáng sinh rất ấm cúng, ngọt ngào bên trong ngôi biệt thự bề thế.
Ca khúc đạt 126 triệu lượt xem của Lisa bị xếp vào nhóm thảm họa

Ca khúc đạt 126 triệu lượt xem của Lisa bị xếp vào nhóm thảm họa

Nhạc quốc tế

08:29:43 26/12/2024
Ca khúc New Woman do Lisa (Blackpink) và Rosalía thể hiện lọt vào danh sách những ca khúc tệ nhất năm 2024 do tạp chí Variety (Mỹ) bình chọn.
Con trai Vân Dung vượt Doãn Quốc Đam lọt top VTV Awards 2024

Con trai Vân Dung vượt Doãn Quốc Đam lọt top VTV Awards 2024

Hậu trường phim

08:23:58 26/12/2024
Top 3 Diễn viên nam ấn tượng tại VTV Awards 2024 gây bất ngờ với nhiều khán giả khi gọi tên: Duy Hưng, Quang Sự và Long Vũ mà không có Doãn Quốc Đam.
Không thời gian - Tập 19: Hồi đứng trước nguy cơ bị kỉ luật loại ngũ

Không thời gian - Tập 19: Hồi đứng trước nguy cơ bị kỉ luật loại ngũ

Phim việt

08:20:09 26/12/2024
Trạm trưởng Nậm biết tình trạng của Hồi và anh buộc phải báo cáo lên cấp trên. Trước luồng thông tin Hồi có thai, cô đứng trước nguy cơ bị kỷ luật loại ngũ.
Anh Trai bứt phá nhất show Say Hi thân mật với một cô gái, nụ hôn táo bạo khiến fan "sốc ngang"

Anh Trai bứt phá nhất show Say Hi thân mật với một cô gái, nụ hôn táo bạo khiến fan "sốc ngang"

Nhạc việt

08:03:00 26/12/2024
Giữa lúc người hâm mộ đang mê mẩn giai điệu suy của Mất Kết Nối hay Tràn Bộ Nhớ, thì loạt MV cũ của Dương Domic đang được đào lại rần rần trên các nền tảng.
Video gây thót tim của sao nữ Vbiz, 30 giây chật vật trên không khiến người xem toát mồ hôi

Video gây thót tim của sao nữ Vbiz, 30 giây chật vật trên không khiến người xem toát mồ hôi

Tv show

07:54:15 26/12/2024
Dù khá loay hoay với chiếc thang nhưng có thể thấy Tóc Tiên đã làm chủ được tình hình và giữ cho mình thần thái chuyên nghiệp để hoàn thành màn trình diễn.
Đan Mạch đẩy mạnh chi tiêu quân sự cho Greenland sau khi ông Trump đòi mua

Đan Mạch đẩy mạnh chi tiêu quân sự cho Greenland sau khi ông Trump đòi mua

Thế giới

07:16:53 26/12/2024
Đan Mạch công bố kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quốc phòng cho Greenland, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cập chuyện muốn sở hữu hòn đảo này.