GS Phan Huy Lê người tổng kết lịch sử Việt Nam

Theo dõi VGT trên

Trách nhiệm lớn nhất đặt ra cho GS. Phan Huy Lê không phải là từng mảng lịch sử cụ thể mà là tổng kết lịch sử đất nước.

GS. TS Nguyễn Quang Ngọc, Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển cho biết như vậy.

Chiều ngày 23/6, Giáo sư sử học Phan Huy Lê đã qua đời tại bệnh viện Bạch Maibệnh tim, hưởng thọ 85 tuổ.i.

GS Phan Huy Lê - người tổng kết lịch sử Việt Nam - Hình 1

Cố GS Phan Huy Lê (Ảnh: Bùi Tuấn)

Người dự cảm chiều sâu lịch sử

Giáo sư Phan Huy Lê sinh ngày 23.2.1934 tại xã Thạch Châu, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh – một vùng quê văn hiến của xứ Nghệ, giàu truyền thống yêu nước, cách mạng, trọng tình nghĩa, cần cù và hiếu học.

Cả hai dòng họ nội, ngoại của GS. Phan Huy Lê đều là những dòng họ khoa bảng nổi tiếng với những danh nhân văn hoá lớn như Phan Huy Cẩn, Phan Huy Ích, Phan Huy Thực, Phan Huy Vịnh, Phan Huy Chú, Cao Xuân Dục, Cao Xuân Tiếu, Cao Xuân Huy… Cụ thân sinh là Phan Huy Tùng, tiến sĩ Nho học, từng làm quan trong triều đình Huế, nổi tiếng thanh liêm, phúc đức, nhân hậu, hết mực yêu con, quý cháu.

Phan Huy Lê đã sống trọn những năm tháng tuổ.i thơ tại quê nhà, thừa hưởng truyền thống gia đình và quê hương, định hình cá tính và nhân cách trước khi hoà nhập vào cuộc sống xã hội.

Năm 1952, khi 18 tuổ.i, ông rời gia đình ra học Dự bị Đại học ở Thanh Hoá và tại đây ông có cơ hội được tiếp xúc với những trí thức cách mạng hàng đầu của đất nước. Vốn là học sinh có năng khiếu và ham mê khoa học tự nhiên, ông dự định chọn Toán – Lý cho tương lai nghề nghiệp của mình, nhưng dường như số phận đã định trước cho ông con đường trở thành nhà Sử học.

Ông dự cảm từ trong chiều sâu lịch sử Việt Nam có con đường đi của mình: “Đất nước ta không rộng lớn lắm, lịch sử không để lại những công trình kỳ vĩ như Kim tự tháp, Vạn lý trường thành…, nhưng ông cha ta đã tạo dựng, lưu giữ và truyền lại cho chúng ta và các thế hệ mai sau một di sản thật vô giá với giang sơn tươi đẹp, đa dạng được lao động của con người khai phá, điểm tô; với những trang sử xây dựng và bảo vệ đất nước gian truân, hào hùng; với một kho tàng văn hoá phong phú và những giá trị truyền thống tiêu biểu cho sức sống và bản sắc dân tộc.

Đó chính là cội nguồn sức mạnh trường tồn của dân tộc, là nội lực lớn lao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, của công cuộc phục hưng dân tộc. Mỗi khi biết trân trọng, kế thừa và phát huy sức mạnh tiềm tàng đó, dân tộc ta có thể vươn lên đón nhận và hấp thụ mọi tinh hoa của thời đại, của các nền văn minh trong khu vực và trên thế giới mà vẫn giữ vững cốt cách, bản sắc dân tộc”.

Đất nước hơn lúc nào hết đang cần những người có tâm và đủ tầm đứng ra xây dựng một nền sử học mới. GS. Trần Văn Giàu và GS. Đào Duy Anh là những người đầu tiên nhận ra ở Phan Huy Lê phẩm chất quý giá này và hướng ông vào học Ban Sử – Địa, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Năm 1956, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thành lập gồm 4 khoa: Toán – Lý, Hoá – Sinh, Văn và Sử. Phan Huy Lê vừa tốt nghiệp cử nhân Sử – Địa đã được nhận ngay vào Bộ môn Lịch sử Việt Nam cổ trung đại, Khoa Lịch sử dưới sự chỉ dẫn trực tiếp của GS. Đào Duy Anh.

Ngay từ khi còn làm trợ lý giảng dạy, ông đã được các giáo sư Trần Văn Giàu, Đào Duy Anh giao cho viết bài giảng và đảm nhiệm các công việc của những chuyên gia thực thụ. Có lẽ vì thế mà chỉ 2 năm sau, khi GS. Đào Duy Anh chuyển công tác về Viện Sử học, mới 24 tuổ.i đời, ông đã vững vàng trong trọng trách của một Chủ nhiệm bộ môn đứng mũi chịu sào tổ chức và xây dựng một ngành học giữ vị trí then chốt trong hệ thống các môn học về khoa học xã hội Việt Nam.

Dấn thân vào nghề Sử, Phan Huy Lê càng ngày càng nhận thấy lịch sử Việt Nam ẩn chứa biết bao điều cần khám phá và lý giải một cách khoa học. Con đường để đi đến chân lý lịch sử là con đường phức tạp, quanh co, không một chút giản đơn.

Video đang HOT

Phan Huy Lê quan niệm kinh tế – xã hội là cơ sở nền tảng của toàn bộ lịch sử. Nước ta là một nước nông nghiệp nên nghiên cứu kinh tế – xã hội Việt Nam truyền thống không thể không bắt đầu từ nông thôn, nông nghiệp và nông dân. Điều này giải thích vì sao những ấn phẩm đầu tiên trong sự nghiệp khoa học của ông là “ Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ”, “Đặc điểm của phong trào nông dân Tây Sơn” và có đến 8 công trình, chiếm một nửa tổng số các công trình của 5 năm đầu bước vào nghề là thuộc về kinh tế – xã hội.

Ông vừa mới tạo lập được vị trí của mình trong nghiên cứu về kinh tế – xã hội thì cũng là lúc đế quốc Mỹ leo thang bắ.n phá miền Bắc. Tự ý thức trách nhiệm công dân phải tham gia vào cuộc chiến đấu của dân tộc, Phan Huy Lê chuyển sang nghiên cứu về các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và những trận đán.h lớn trong lịch sử.

Ông tổ chức hàng loạt chuyến điều tra khảo sát thực địa tại các vùng chiến trận, không chỉ mở rộng thêm đáng kể nguồn sử liệu để hiểu một cách cụ thể và đa diện các sự kiện lịch sử vốn được ghi chép hết sức cô đọng trong sử cũ, mà còn mở ra một phương hướng nghiên cứu và đào tạo mới, gắn chặt với nhu cầu của đời sống thực tiễn. Những công trình “ Khởi nghĩa Lam Sơn”; “Truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam”, “Một số trận quyết chiến chiến lược trong lịch sử dân tộc”, “Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 và 1288″… được hoàn thành trong điều kiện như thế và đã trở thành những tác phẩm lịch sử quân sự tiêu biểu.

Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, một mặt do yêu cầu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc vẫn còn đặt ra hết sức bức thiết, mặt khác bản thân ông cũng rất cần thời gian để hoàn tất một số công trình mang tính tổng kết, Phan Huy Lê tiếp tục dành nhiều tâm huyết cho mảng đề tài chống ngoại xâm. Khoảng 15 năm tính từ năm 1975, ông viết đến trên 80 công trình loại này, đưa tổng số các công trình về lịch sử chống ngoại xâm lên 120 (chiếm 26,97% trong tổng số 445 công trình ông đã hoàn thành).

GS Phan Huy Lê - người tổng kết lịch sử Việt Nam - Hình 2

GS. Phan Huy Lê bên tấm bản đồ cổ về Hà Nội (Ảnh: Bùi Tuấn)

Chuyên gia hàng đầu về lịch sử chống ngoại xâm

Nói đến Phan Huy Lê người ta nghĩ ngay đến chuyên gia hàng đầu về lịch sử chống ngoại xâm với số lượng vượt trội các công trình nghiên cứu và với những tổng kết sâu sắc đã trực tiếp góp vào những chiến công chung của đất nước.

Thế nhưng Phan Huy Lê không phải là nhà lịch sử quân sự chuyên nghiệp. Điều ông trước sau đặc biệt quan tâm là những vấn đề về kinh tế – xã hội. Mỗi khi có cơ hội, ông lại tranh thủ trở về với đề tài chế độ ruộng đất, nông dân, làng xã và đi sâu khai thác những nguồn tư liệu liên quan như địa bạ, châu bản, gia phả… kết hợp với điều tra khảo sát thực địa. Số công trình loại này từ năm 1975 đến 1999 tăng lên từ 10 đến 23 công trình trong khoảng thời gian 5 năm.

Tổng số các công trình về mảng kinh tế – xã hội là 114 (chiếm 25,62%), đứng vào hàng thứ hai ngay sau mảng lịch sử chống ngoại xâm. Tiêu biểu cho mảng đề tài này ngoài “ Chế độ ruộng đất và kinh tế nông nghiệp thời Lê sơ”, các tác phẩm viết về phong trào nông dân Tây Sơn, còn phải kể đến các bộ địa bạ Hà Đông, Thái Bình, Hà Nội, chương trình nghiên cứu gia phả Việt Nam, các cuốn sách, chuyên đề về hình thái kinh tế – xã hội, kết cấu kinh tế – xã hội, làng xã người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ…

GS. Phan Huy Lê bắt đầu mở rộng sang nghiên cứu lĩnh vực văn hoá – truyền thống từ những năm 1980 và sự quan tâm của ông đến lĩnh vực này càng ngày càng sâu sắc, toàn diện với số lượng trung bình trên 20 công trình cho khoảng thời gian 5 năm và tổng số công trình lên đến 104 (chiếm 23,37%). Những công trình tiêu biểu là “ Truyền thống và cách mạng”, “ Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay” (3 tập), “ Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống và hiện đại” và hệ thống các bài viết về di sản văn hoá Thăng Long – Hà Nội…

Nhưng trách nhiệm lớn nhất đặt ra cho GS. Phan Huy Lê không phải là từng mảng lịch sử cụ thể mà là tổng kết lịch sử đất nước.

Ngay từ năm 1959, nghĩa là khi mới bắt tay viết những trang bản thảo đầu tiên, ông đã có một tập bài giảng “ Lịch sử Việt Nam từ 1406 đến 1858″. Liên tiếp 2 năm sau, ông cho ra mắt “ Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” tập II (1960) và “ Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam” tập III (1961), góp phần làm nên tầm vóc của Khoa Lịch sử.

Năm 1971, ông cùng Trần Quốc Vượng viết “ Lịch sử Việt Nam” tập I, được coi là cuốn thông sử đầu tiên của chế độ mới. Trong thời gian này hàng loạt các bài giảng, giáo trình khác về “ Lịch sử Việt Nam” ra đời (vào các năm 1966, 1970, 1978…) làm cơ sở cho sự xuất hiện “ Lịch sử Việt Nam” tập I (1983) – một cuốn sách tổng kết lịch sử Việt Nam từ thời kỳ nguyên thuỷ đến thế kỷ thứ X tương đối đầy đủ và cập nhật.

Đặc biệt gần đây, trong đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước xây dựng bộ sách “ Lịch sử Việt Nam” 4 tập, GS. Phan Huy Lê vừa là chủ biên, vừa là tác giả chính của 2 tập I và II, được coi là tổng kết cao nhất về giai đoạn lịch sử từ nguồn gốc cho đến giữa thế kỷ XIX.

Không chỉ dồn tâm, dồn sức viết các bộ thông sử, các tập giáo trình, Phan Huy Lê còn là tác giả của nhiều công trình lịch sử địa phương. Ông chăm chú theo dõi toàn bộ tiến trình lịch sử đất nước từ các quy luật vận động chung cho đến những hiện tượng có tính ngẫu nhiên của lịch sử. Với ông, sử liệu là chất liệu quan trọng nhất của công trình Sử học, nên trong quá trình nghiên cứu bao giờ ông cũng tìm cách mở rộng khai thác triệt để các nguồn sử liệu.

Đồng thời với tiếp cận trực tiếp đối tượng, ông nêu thành nguyên tắc tiếp cận toàn bộ, toàn diện, đa tuyến về lịch sử Việt Nam trong mối quan hệ với khu vực và thế giới. Trân trọng và đề cao kinh nghiệm viết sử truyền thống, ông lại chính là người đi tiên phong hiện đại hoá và cập nhật các phương pháp nghiên cứu mới. Số lượng các công trình tổng kết lịch sử của ông vì thế cũng lên đến 107 (chiếm tỷ lệ 24,04%), đứng vào hàng thứ ba sau các mảng chống ngoại xâm và kinh tế – xã hội.

Đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực

Có thể hình dung toàn bộ trước tác của GS. Phan Huy Lê được chia ra thành 4 mảng lớn gần tương đương nhau và đều ở mức rất cao (từ 104 đến 120 công trình). Thật hiếm có một học giả có khối lượng các công trình nghiên cứu đồ sộ và đạt đến đỉnh cao trên nhiều lĩnh vực chuyên môn như thế.

Tầm uyên bác trong các công trình Sử học của GS. Phan Huy Lê bắt nguồn từ trách nhiệm cao cả của một người thầy, vì theo ông dạy đại học là dạy kết quả nghiên cứu của chính mình.

Gần nửa thế kỷ qua, ngoài việc giảng dạy chính ở Khoa Lịch sử, ông còn dạy cho nhiều lớp ở Khoa Đông phương học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQGHN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, các trường Đại học Tổng hợp và Đại học Sư phạm Huế, thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Paris VII (Pháp), Đại học Amsterdam (Hà Lan)…

Hàng nghìn học trò qua ông đào tạo, nhiều người đã thành đạt, đang giữ những cương vị quan trọng trong các cơ quan nghiên cứu và giảng dạy ở trung ương và địa phương, ở trong nước và nước ngoài.

Ông cũng là một trong những chuyên gia đầu tiên của nền giáo dục mới Việt Nam tham gia giảng dạy chuyên đề, hướng dẫn và phản biện nghiên cứu sinh trong nước và quốc tế, trong đó có 17 học trò trực tiếp của ông đã bảo vệ thành công các luận án tiến sĩ, tiến sĩ khoa học.

GS Phan Huy Lê - người tổng kết lịch sử Việt Nam - Hình 3

GS Phan Huy Lê – niềm kiêu hãnh của học trò và đồng nghiệp trong nước và quốc tế (Ảnh: Bùi Tuấn)

Bên cạnh nhiệm vụ đào tạo Sử học, ông còn được giao trách nhiệm xây dựng hai ngành học mới là Đông phương học và Việt Nam học. Ngành Đông phương học đến năm 1995 đã trở thành một khoa của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc ĐHQGHN, và ông đồng thời là Chủ nhiệm khoa đầu tiên, góp phần đào tạo trên 500 cử nhân các chuyên ngành Trung Quốc học, Nhật Bản học, Hàn Quốc học và Đông Nam Á học.

Ngành Việt Nam học được khởi đầu bằng các Trung tâm Hợp tác nghiên cứu Việt Nam và Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam và Giao lưu văn hoá do ông làm Giám đốc, đến nay đã phát triển thành Viện Việt Nam học và Khoa học Phát triển trực thuộc ĐHQGHN.

Ông là người đi đầu khai mở và xây dựng quan hệ giao lưu, hợp tác với hầu hết các nhà Việt Nam học danh tiếng và các tổ chức nghiên cứu Việt Nam ở nước ngoài, tổ chức thành công Hội thảo Quốc tế Việt Nam học, đặt Việt Nam vào vị trí trung tâm của Việt Nam học toàn thế giới.

Từ năm 1988 cho đến nay, GS. Phan Huy Lê liên tục là Chủ tịch Hội Sử học Việt Nam. Ông còn giữ cương vị lãnh đạo chủ chốt hay là uỷ viên của nhiều Hội đồng Quốc gia như Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa, Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Hội đồng Lý luận Trung ương, Hội đồng Khoa học và Đào tạo Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước, Hội đồng Quốc gia Giả.i thưởn.g Hồ Chí Minh và Giả.i thưởn.g Nhà nước, Hội đồng Di sản Văn hóa Quốc gia… Ở cương vị nào ông cũng đều có những đóng góp xuất sắc.

Ông được phong học hàm Giáo sư (1980), Nhà giáo ưu tú (1988), Nhà giáo nhân dân (1994); được tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì (1985), Huân chương Lao động hạng Nhất (1998), hạng Nhì (1994), hạng Ba (1974); được tặng Giả.i thưởn.g Nhà nước (2000), Giả.i thưởn.g Quốc tế Văn hoá châu Á Fukuoka, Nhật Bản (1996), Huân chương Cành cọ Hàn lâm của chính phủ Pháp (2002).

Và cao hơn cả, tên ông đã trở thành niềm kiêu hãnh của học trò và đồng nghiệp trong nước và quốc tế./.

Nguyễn Quang Ngọc

Theo Dân trí

Bạn đọc viết: "Nỗi khổ" của con giáo viên

Mới đây, tôi được vợ chồng cô bạn gái thân thiết mời dự tiệc ăn mừng vì con trai vừa đậu trường chuyên của tỉnh. Cháu đậu chuyên Hóa với số điểm khá cao. Chúng tôi ai cũng mừng cho cháu và gia đình bạn.

Bạn đọc viết: Nỗi khổ của con giáo viên - Hình 1

Ảnh minh họa

Hai vợ chồng cô bạn tôi dạy ở một trường điểm của thành phố. Hai đứa con của bạn học khá giỏi. Hầu như năm nào các cháu cũng đạt học sinh giỏi với số điểm xuất sắc. Gia đình bạn luôn được bầu chọn là gia đình hiếu học của khu phố. Mọi người ai cũng ngưỡng mộ về gia đình bạn

Mỗi lần gặp nhau, bạn thường hay khoe các thành tích của con với chúng tôi. Hầu như năm nào các bé cũng đạt thành tích cao trong học tập. Các bé luôn là niềm tự hào vô tận của bạn tôi. Với con, bạn không tiếc công sức và tiề.n bạc để đầu tư. Được cái các bé đều sáng dạ nên học hành tấn tới. Năm nay, cậu con đầu đã đậu trường chuyên nên bạn tổ chức tiệc ăn mừng vô cùng hoành tráng.

Đón tôi vào nhà là khuôn mặt buồn tủi, căng thẳng của con gái cô bạn. Khi tôi hỏi, bé đã không ngại trút bầu tâm sự. Rằng suốt tuần nay cháu bị áp lực nặng nề. Cháu rất sợ năm tới không đậu trường chuyên như anh. Lúc nào cháu cũng bị áp lực từ mẹ mang tới. Mẹ luôn bắt cháu học ngày học đêm. Rằng mẹ là giáo viên nên chúng cháu đừng để mẹ đừng mất mặt với hội đồng Sư phạm trường. Mẹ thường lấy tấm gương con cô này, thầy kia để bắt chúng cháu phải cố gắng. Điều mẹ sợ nhất là cuối năm khen thưởng công đoàn trường không có tên con.

Vì thế mà lúc nào cháu cũng phải cố gắng. Cháu rất sợ mẹ buồn. Dạo gần đây cháu mất ngủ liên tục, cháu rất sợ phải đi học thêm. Lúc nào cháu cũng phải xoay quanh với một đống bài tập. Cháu sợ vì mình là con giáo viên quá rồi. Với cháu chỉ được thành công chứ không được thất bại. Mong sao mẹ cháu hiểu và đừng ép cháu học quá nhiều. Cháu muốn được vui chơi và thoải mái như các bạn bè của mình.

Sau khi nghe cháu trút bầu tâm sự, tôi chỉ biết động viên cháu cố gắng. Rằng mẹ cháu cũng vì thương con nên mới thế. Mẹ mong muốn sau này cháu có cuộc sống sung sướng thôi. Tôi hứa với cháu sẽ tâm sự với mẹ về vấn đề này.

Bạn tôi vốn là người mẹ rất thương con. Bạn đã từng hy sinh tất cả vì con. Ngày nào bạn cũng chở con đi học rồi lại rước con về. Bạn nhịn ăn, nhịn mặc để đầu tư cho con. Các bé nhà bạn chỉ có việc học hành là chính. Lúc nào bạn cũng muốn con phải học giỏi. Rằng con giáo viên thì không thể học dốt. Bạn rất sợ người ta cười khi con mình không giỏi. Vì thế bạn luôn áp lực lên tụi nhỏ.

Đây cũng là quan điểm chung của không ít phụ huynh là giáo viên hiện nay. Họ luôn nghĩ mình dạy học thì con mình phải học giỏi. Rồi họ không tiếc tiề.n để đầu tư cho con. Vì vậy mà vô tình đã tạo áp lực sợ hãi đến các con. Nhiều đứ.a tr.ẻ vì thế mà bị rối loạn tâm thần rồi gây ra rất nhiều chuyện khiến phụ huynh không lường trước được.

Thực ra, ai chẳng muốn con học hành giỏi giang. Thế nhưng đâu phải đứ.a tr.ẻ nào cũng được như thế. Ngay như con tôi cũng vậy, đứa lớn chăm chỉ nên học hành còn đỡ, chứ cậu em mải chơi sức học chỉ khá. Nhiều khi chồng cũng hay cằn nhằn vì tôi hay chiều con. Thế nhưng tôi hiểu mỗi đứ.a tr.ẻ sẽ có những thế mạnh riêng. Giờ tôi cũng không áp lực đối với các con về chuyện học hành. Tôi luôn dạy con phải cố gắng và khuyến khích con theo đuổi ước mơ. Vì thế mà các cháu nhà tôi luôn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc trong cuộc sống.

Thiết nghĩ các bậc phụ huynh (nhất là phụ huynh giáo viên) đừng lao vào cuộc đua thành tích của con với các đồng nghiệp nữa. Điều này không những ảnh hưởng đến tâm lý đứ.a tr.ẻ mà còn gây luôn cả áp lực đến cho bản thân mình.

Loát Trần

Theo Dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Sân khấu Thế Giới Trẻ lên tiếng sau khi Phan Đạt t.ố cá.o chấn động 3 sao Vbiz
13:34:43 04/10/2024
Duy Mạnh bóc trần một Hoa hậu từ thiện "phông bạt, diễn khóc lấy lòng thương
15:19:11 04/10/2024
Anh Hoàng Văn Thới gửi tặng mỗi bé mầm non Làng Nủ 1 triệu đồng: "Học thay phần con chú nghe chưa"
16:36:27 04/10/2024
Jungkook (BTS) bị nghi nhập hội với Diddy để đổi lấy sự nghiệp
14:01:55 04/10/2024
Phương Lan muốn làm vợ hiền, sinh con cho Phan Đạt, chưa kịp đã tan nát hôn nhân
16:01:28 04/10/2024
Diddy rộ clip "tới bến" với loạt quan chức cấp cao, sốc khi cùng tham gia tiệc
14:57:05 04/10/2024
Gia thế bí ẩn của Negav: Dân chơi hàng hiệu cả chục tỷ ở nhà ra sao?
13:41:52 04/10/2024
Trường Giang vướng tranh cãi lạnh nhạt ra mặt với 1 ca sĩ Vbiz: Người trong cuộc nói gì?
13:48:56 04/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Phan Thuỷ Tiên: CĐV gây sốt đến hot TikToker, liên quan vụ 10.000 chai nước hoa

Trẻ

18:02:53 04/10/2024
Trước khi trở thành một hot TikToker, Phan Thủy Tiên từng được biết đến là hot girl nổi tiếng trong làng bóng đá Việt. Mới đây, cô được cho là có liên quan vụ 10.000 chai nước hoa nghi nhập lậu.

Huyền thoại MU sẵn sàng mất việc, từ chối bình luận các trận đấu của 'quỷ đỏ'

Sao thể thao

17:58:48 04/10/2024
Tờ Mirror (Anh) vừa có bài viết với dòng tít, Tôi là huyền thoại MU - sự sụp đổ của họ tệ đến mức tôi từ chối bình luận về các trận đấu của họ .

Tác giả Dragon Ball qua đời, các game thủ rủ nhau làm hành động bất ngờ, gây cảm động tất cả

Mọt game

17:57:06 04/10/2024
Việc cha đẻ của loạt series Dragon Ball qua đời đã để lại sự thương tiếc vô hạn dành cho nhiều fan hâm mộ trên toàn thế giới. Chẳng những nổi tiếng với bộ truyện của mình, Toriyama Akira còn có rất nhiều đóng góp cho làng game thế giới

Nhờ áp dụng tốt 2 nguyên tắc này, tôi đã tiết kiệm được 30% số tiề.n của mình

Sáng tạo

17:56:58 04/10/2024
Bước sang tuổ.i 30, tôi dần nhận ra rằng tiết kiệm không phải là thứ không thể thiếu mà là chìa khóa cho chất lượng cuộc sống tương lai.

Hôm nay nấu gì: Cơm tối đậm chất đồng quê mà ngon không thừa một miếng

Ẩm thực

17:53:44 04/10/2024
Cơm tối đậm chất đồng quê mà ngon không thừa một miếng. Bữa cơm dân dã nhưng cực ngon miệng này khiến nhiều người phải mê mẩn khi nhìn thấy.

Phim hoạt hình hay nhất 2024, thậm chí hàng đầu thập kỷ?

Phim âu mỹ

17:52:24 04/10/2024
Có màn ra mắt hoành tráng toàn cầu, Robot Hoang Dã (Tựa gốc: The Wild Robot) đã thu về hàng loạt đán.h giá tích cực từ giới phê bình lẫn khán giả.

Người thầy nhận nuôi 22 bé ở Làng Nủ: Giờ tôi là người "ham sống" nhất!

Netizen

17:41:12 04/10/2024
Sau trận lũ quét kinh hoàng vừa qua, Nhà giáo Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng kiêm Hiệu trưởng Trường Marie Curie (Hà Nội) đã quyết định nhận nuôi tất cả tr.ẻ e.m, học sinh may mắn còn sống sót sau trận lũ

Phim Cám bị soi loạt triết lý kinh dị, doanh thu tụt trầm trọng sau 2 tuần ở rạp

Phim việt

17:30:33 04/10/2024
Khán giả quá quen với triết lý thiện ác, nhưng sự tráo đổi thân phận con người trong cổ tích Tấm Cám mới là điều quan trọng. Tôi cho rằng ai cũng có khát khao vượt lên số phận, muốn trở thành một phiên bản tốt hơn, nhất là những người k...

Thị trường Hong Kong 'hụt hơi', chứng khoán châu Á đi xuống

Thế giới

17:10:17 04/10/2024
Thị trường dự đoán khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 11/2024 là 36%, so với mức gần 60% vào tuần trước.

Chải tìm được chân ái, khoe cô dâu xinh đẹp, hóa ra không phải Pu

Sao việt

17:05:23 04/10/2024
Bộ phim Đi Giữa Trời Rực Rỡ là dự án truyền hình đang nhận được sự quan tâm lớn của khán giả. Ở diễn biến mới, một nhân vật nữ xuất hiện đã khiến khán giả có sự thay đổi lớn.

Jennie sao chép, đang cố trở thành "Lee Hyori thứ 2"?

Nhạc quốc tế

16:37:56 04/10/2024
Tạo hình Y2K của Jennie trong video hé lộ concept Mantra đang khiến dân mạng Hàn tranh cãi. Cụ thể, một bài đăng trên Instiz đang chỉ ra sự tương đồng giữa hình ảnh của Jennie với Lee Hyori.