GS Phan Huy Lê: ‘Môn Lịch sử đang sa sút đến vô bổ’
GS Phan Huy Lê – Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho rằng, sách giáo khoa Lịch sử có nội dung chung chung “ta thắng, địch thua”, khiến học sinh chán là điều đương nhiên.
Chia sẻ sau hội nghị bàn về vị trí của môn Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ GD&ĐT và Hội khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 7/12, GS Phan Huy Lê đề cập vị thế và hướng đi cần thiết cho bộ môn Lịch sử.
Tích hợp, tách riêng Lịch sử thế nào?
Người đứng đầu Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cho biết, hội nghị đã tiếp thu ý kiến của Quốc hội, tiếp tục giữ Lịch sử trong chương trình phổ thông và sách giáo khoa mới, và phải là môn học bắt buộc.
Một trong những khía cạnh cần được thảo luận là vị trí của môn Lịch sử đã đi đến thống nhất: Cần đặt ngang với các môn học cơ bản là Ngữ văn và Toán học. Đặc biệt, đối với dân tộc Việt Nam, vị trí môn Lịch sử ngày càng quan trọng.
GS Phan Huy Lê khẳng định, Lịch sử phải đứng ngang tầm cùng Ngữ văn và Toán học. Ảnh: Quyên Quyên.
Sau khi thống nhất tầm quan trọng của bộ môn, vấn đề tích hợp, tách riêng như thế nào được dư luận quan tâm. Tại hội nghị, GS Phan Huy Lê phản biện ý kiến cho rằng, giới Sử học quay lưng với tích hợp, trong khi đó là xu thế chung của thế giới.
Theo GS Lê, Lịch sử là môn học đi đầu trong quá trình tích hợp (sau chiến tranh thế giới thứ hai), được nghiên cứu chung với các bộ môn Dân tộc học, Ngôn ngữ học, Địa chất, Sinh thái… Tuy nhiên, khái niệm tích hợp được sử dụng ngày nay không phải gán ghép, cắt xén “một bộ phận này với một bộ phận khác”.
Cấp tiểu học, qua thảo luận, hội nghị thống nhất, Lịch sử sẽ được tích hợp, thuộc bộ môn Cuộc sống quanh ta và Tìm hiểu xã hội. Giảng dạy cho trẻ ở lứa tuổi này cần lưu ý lựa chọn kiến thức như “nhào nặn thành món ăn” sao cho phù hợp.
Video đang HOT
Bậc THCS, Lịch sử đứng độc lập và trở thành môn bắt buộc. Cụ thể, Bộ GD&ĐT thống nhất bỏ môn Khoa học Xã hội, tách riêng Lịch sử và Địa lý. Tuy nhiên, có những phần kiến thức của hai bộ môn này có thể tích hợp, ví dụ vấn đề Biển Đông.
GS Phan Huy Lê ví, việc tích hợp trên là “đám cưới” rất đẹp của Lịch sử và Địa lý. Ngoài giảng dạy về điều kiện tự nhiên, khí hậu, cần lồng ghép phần lịch sử liên quan. Vì vậy, thời gian sắp tới, kỹ thuật làm sách giáo khoa sẽ được Bộ GD&ĐT, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xem xét, triển khai thực hiện phần tích hợp đó.
Cấp THPT, hội nghị đi đến thống nhất, tách Lịch sử khỏi môn Công dân với Tổ quốc. Bên cạnh đó, trong phân môn này, phần An ninh Quốc phòng và Giáo dục công dân vẫn được tích hợp.
Cũng trong cấp học trên, Lịch sử được phân luồng, tuy nhiên cần giữ phần kiến thức cơ bản để đảm bảo tất cả học sinh vẫn học Lịch sử nhưng ở cấp độ khác nhau.
GS Phan Huy Lê cho rằng: “Một triệu dân chỉ cần vài trăm em học chuyên sâu về môn Sử bậc đại học. Vị trí của môn Sử lên cao không cần lấy số lượng mà cần những người giỏi”.
Cần tháo “gông cùm”cho giới trẻ
GS Phan Huy Lê khẳng định, cuộc đấu tranh giành lại vị thế môn Sử của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam không phải để duy trì một môn học vô nghĩa như hiện nay, thậm chí có người nói “giữ như vậy thà rằng bỏ đi luôn”.
Người đứng đầu Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam khẳng định, chương trình giáo dục Lịch sử hiện tại sa sút đến vô bổ, dạy và học theo cách bắt trẻ “lao dịch” để phục vụ thi cử. Cụ thể, nội dung sách giáo khoa chủ yếu áp đặt.
“Sách giáo khoa có nội dung chung chung ta thắng, địch thua, khiến học sinh nhàm chán là điều đương nhiên. Thực chất, chương trình Lịch sử của bậc phổ thông hiện nay là giáo trình rút gọn bậc đại học”, GS Phan Huy Lê phân tích.
Cách giảng dạy theo kiểu truyền thụ kiến thức nặng nề, không tôn trọng đối tượng giáo dục là học sinh, dẫn đến việc không phát huy tư duy sáng tạo của các em. Điều này được GS Phan Huy Lê đánh giá, Lịch sử trong chương trình phổ thông là “gông cùm” với giới trẻ. Thời gian sắp tới cần cải cách toàn diện và có hệ thống môn học này.
Vấn đề mấu chốt được vị GS sử học đưa ra là nhìn Lịch sử như một môn khoa học. Từ nhận thức với môn Sử (như dạy Sử để làm gì, nhằm mục đích gì trong đào tạo con người, từ đó mới xác định học cái gì, học như thế nào) đến lập chương trình rồi biên soạn sách giáo khoa.
“Cần xóa bỏ hoàn toàn hệ thống sách giáo khoa cũ để viết sách và giảng dạy theo tinh thần và chương trình hoàn toàn mới”, GS Phan Huy Lê nhấn mạnh. Điều này cũng được Hội nghị nhất trí và tiếp tục bàn luận về hệ thống trường sư phạm, đào tạo giáo viên giảng dạy Lịch sử.
Như vậy, muốn thay đổi, trước hết phải thực hiện nó trong đề án tổng thể, tức là đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục phổ thông, không thể thay đổi theo kiểu chắp vá một điểm nhỏ nào đó.
Theo Zing
Cải tiến phương pháp dạy chuyên đề số phức
Chuyên đề số phức lớp 12 là một dạng toán mới và lạ đối với học sinh phổ thông và là bai toan thường xuất hiện trong các kỳ thi.
Các bài toán về số phức liên quan đến nhiều kiến thức của các lớp dưới, đòi hỏi học sinh phải nắm vững các kiến thức ở lớp dưới như: Bài toán giải phương trình, hệ phương trình trên tập hợp số thực, bài toán tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, bài toán hình giải tích trong mặt phẳng và phải thấy được mối liên hệ giữa kiến thức cũ và mới, từ đó biết qui lạ về quen.
Thường khi dạy chuyên đề này, giáo viên thường sử dụng phương pháp dạy theo từng bài. Ứng với mỗi bài, giáo viên cho bai tâp ap dung đơn giản, chỉ đảm bảo kiến thức trong sách giáo khoa không mở rộng, nâng cao.
Hạn chế của phương pháp này là: Chưa khắc sâu được khái niệm nên học sinh hay nhầm lẫn giữa tập hợp số thực và tập hợp số phức;
Vì hệ thống bài tập dễ nên học sinh chủ quan, không chịu rèn luyện ki năng nên tính toán hay sai. Học sinh cảm thấy bài tập đơn điệu, nhàm chán, không đáp ứng được nhu cầu học của học sinh khá, giỏi;
Hoc sinh không thấy được mối liên hệ với các bài toán ở lớp dưới, không biết qui la vê quen, không được củng cố, ôn tập một số dạng toán cơ bản ở lớp 10;
Hoc sinh không biêt xây dưng hê thông bai tâp tư môt bai tâp đa cho.
Đê khăc phuc nhưng han chê trên, nhóm giáo viên Trường THPT Yên Khánh A (Ninh Bình) gồm: Bùi Thị Ngọc Lan, Bùi Thị Lợi, Trần Ngọc Uyên, Đinh Thị Minh Tân, Vũ Thị Thu Trang đã nghiên cứu, cai tiên phương phap day chuyên đê số phức thông qua các giải pháp:
Cung câp li thuyêt vê số phức: Khái niệm số phức, phần thực, phần ảo của số phức, hai số phức bằng nhau, số phức liên hợp, biểu diễn hình học của số phức và môđun của số phức, các phép toán cộng, trừ, nhân, chia trên tập số phức, căn bặc hai của số thực âm, căn bậc hai của số phức, giải phương trình bậc hai với hệ số thực, hệ số phức trên tập hợp số phức.
Chia thanh nhiêu dang bai tâp, có những bài tập nâng cao. Ưng vơi môi dang bai tâp, chung tôi hương dân hoc sinh phương phap giai, bài tập minh họa va cho bai tâp tự luyện. Sau đó, hương dân cách sáng tao ra bai tâp mơi.
Với giải pháp này, các tác giả giải pháp cho rằng, hoc sinh đươc cung cô, khắc sâu kiên thưc cu. Ưng vơi môi dang bai tâp, hoc sinh đều được tiếp cận với các khái niệm liên quan đến số phức, các phép toán trên tập hợp số phức, vì thế các khái niệm được khắc sâu thêm, tránh cho học sinh không bị nhầm lẫn.
Qua các dạng bài, học sinh thấy được mối liên hệ của bài toán số phức với các bài toán đại số, hình học giải tích trong mặt phẳng đã được học ở lớp 10, từ đó ren luyên cho hoc sinh tư duy tông hơp.
Cach sáng tao ra bai toan mơi, giup hoc sinh biêt qui la vê quen. Hoc sinh không con bơ ngơ khi giai cac bai toan khó về số phức. Bên cạnh đó, các em con cam thây hưng thu vi minh co thê tư ra đươc bai tâp. Khi tự ra được các đề toán, học sinh sẽ nắm vấn đề của bài toán tốt hơn và nhanh chóng đưa ra được lời giải.
Hê thông bai tâp tư luyên se giup hoc sinh biêt phân tich, đanh gia đê lưa chon phương phap giai thich hợp nhât cho tưng bai. Ren luyên cho hoc sinh ki năng vân dung linh hoat, sang tao.
Theo giaoducthoidai.vn
Bỏ môn "Công dân với Tổ quốc" trong chương trình giáo dục phổ thông mới Với những góp ý của các nhà khoa học, nhà giáo trong thời gian qua, Bộ GD&ĐT thống nhất bỏ môn Công dân với Tổ quốc trong chương trình mới. Ông Dương Trung Quốc: "Bộ Giáo dục nên cẩn trọng, có thiện chí và dân chủ hơn"Chủ tịch Quốc hội: Con đường học sinh giỏi thành nguyên khí quốc gia còn xa lắmChủ...