GS Phạm Hồng Quang: kéo dài thời gian làm việc giảng viên đại học là hợp xu thế
Đại học Thái Nguyên gồm 7 trường thành viên, với số lượng hơn 800 tiến sĩ, chúng tôi chưa thấy việc kéo dài thời gian làm việc này có gì bất thường.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Trong đó, dự thảo có đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu.
Dự thảo nêu rõ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện xin kéo dài thời gian làm việc và được cơ sở giáo dục đại học chấp nhận.
Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Quang – Giám đốc Đại học Thái Nguyên. Ảnh: TL.
Phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Hồng Quang – Giám đốc Đại học Thái Nguyên về vấn đề này. Thầy Quang nói: “Trước hết, tôi thấy quan điểm kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên các trường đại học có học vị Tiến sĩ, học hàm Giáo sư và Phó giáo sư đã đủ tuổi nghỉ hưu là đúng, là trân trọng sự cống hiến của các thầy, là hợp với xu thế.
Xét về mặt nghiệp vụ chuyên môn tôi thấy hoàn toàn hợp lí, phù hợp với thực tiễn hiện nay, phần lớn các thầy đã cống hiến đến giai đoạn nghỉ hưu nhưng vẫn còn sức khỏe rất tốt, vẫn có khát vọng được cống hiến, và cụ thể là rất nhiều thầy đã và đang tham gia quản lí, giảng dạy tại các trường đại học ngoài công lập rất hiệu quả.
Với Đại học Thái Nguyên, thực tế chúng tôi cũng đã triển khai việc này từ lâu, theo quy định cũ thì thời gian kéo dài của Giáo sư từ 10 năm trở xuống, Phó giáo sư là 7 năm và Tiến sĩ là 5 năm, hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách về đãi ngộ như lúc còn đang công tác bình thường, chỉ có điều là các thầy không tham gia làm công tác quản lí.
Video đang HOT
Về phía nhà trường, tôi thấy có một số thuận lợi như việc các thầy vẫn tiếp tục hướng dẫn nghiên cứu sinh, vẫn tham gia đào tạo cao học, viết giáo trình, biên soạn sách, vẫn chủ trì các đề tài khoa học công nghệ các cấp,… dẫn dắt, bàn giao công việc cho thế hệ trẻ, cho đội ngũ kế cận, có thể nói rằng chất lượng rất tốt. Về phía các thầy, tâm lý cũng rất vui, nhưng cũng có một số ít thầy vì sức khỏe nên đã xin nghỉ. Nhưng về cơ bản theo tôi chính sách này rất tốt.
Thực tế ở nhiều nước trên thế giới, việc làm cho người về hưu rất được coi trọng, nhất là ở một số lĩnh vực Khoa học cơ bản, những vấn đề nghiên cứu sâu đòi hỏi một tầm tích lũy, khá nhiều giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ có trình độ vẫn tiếp tục làm việc và có kết quả rất tốt. Như vậy cũng là huy động, tận dụng được nguồn tri thức chất lượng cao, tốt cho các cơ sở giáo dục đại học”.
Bí thư Nguyễn Thanh Hải trò chuyện với sinh viên Trường Đại học Sư Phạm (Đại học Thái Nguyên). Ảnh:TL
Liệu có ảnh hưởng đến cơ hội của thế hệ trẻ?
Theo thầy Quang: “Thực tế có 2 vấn đề, càng ở giai đoạn tuổi cao thì chắc chắn sức khỏe có ảnh hưởng, tuy nhiên ở ngưỡng nhất định thì vẫn có thể kéo dài thời gian làm việc. Hơn nữa các thầy không tham gia công tác quản lí nên chắc chắn sẽ không ảnh hưởng gì đến việc thăng tiến của thế hệ trẻ.
Về vị trí việc làm, các trường đại học hiện nay với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (Luật 34/2018/QH14) quy định về yêu cầu tính chất tự chủ, tự chủ về học thuật, về tài chính,…Tự chủ tổ chức nhân sự rất cao nên vị trí việc làm cũng không có ảnh hưởng gì lớn đối với thế hệ trẻ. Nếu các thầy ở lại mà vẫn giữ các chức vụ quản lí thì mới ảnh hưởng, còn các thầy chỉ làm chuyên gia, chuyên môn, tư vấn thì theo tôi ở góc độ nào đó sẽ được các thế hệ trẻ trân trọng”.
Thầy Quang nói: “Qua kinh nghiệm nhiều năm triển khai nội dung này tại Đại học Thái Nguyên gồm 7 trường thành viên, với số lượng hơn 800 tiến sĩ, chúng tôi chưa thấy việc kéo dài thời gian làm việc này có gì bất thường.
Tuy nhiên, ở một số lĩnh vực ngành đào tạo, do số lượng sinh viên ở những ngành đó giảm sút, dẫn đến số giờ dạy không tăng, và cũng một phần vì sức khỏe nên có một số thầy cô tự nguyện xin nghỉ khi đến tuổi quy định.
Quan điểm của tôi là khoa học không có tuổi, sức sáng tạo của các thầy rất lớn, ở một giai đoạn tích tụ của trường đại học và đến một ngưỡng tuổi nào đó thì kết quả ngày càng tốt. Tuy nhiên theo luật đến độ tuổi thì các thầy vẫn phải nghỉ hưu, nhưng việc kéo dài là trân trọng bởi các thầy vẫn còn khả năng cống hiến, đây cũng là sự trân trọng khoa học.
Mỗi năm, một trường đại học cỡ trung bình có khoảng 5 đến 7% các thầy nghỉ hưu trên tổng số, các thầy có nguyện vọng, nhà trường có nhu cầu và tỉ lệ các thầy được nhà trường kéo dài thời hạn làm nhiệm vụ chuyên môn lên đến 90%. Với yêu cầu nhà trường luôn mong muốn có nguồn nhân lực trình độ cao, nếu các thầy có sức khỏe, có sự cống hiến tốt,…thì các trường đại học lúc nào cũng đón nhận”.
Đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên ĐH đủ tuổi nghỉ hưu
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục đại học. Trong đó dự thảo đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu.
Đề xuất kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu - Ảnh minh họa
Dự thảo nêu rõ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư và giảng viên có trình độ tiến sĩ đang công tác tại cơ sở giáo dục đại học được kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định trong điều kiện lao động bình thường để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có đủ sức khỏe, tự nguyện xin kéo dài thời gian làm việc và được cơ sở giáo dục đại học chấp nhận.
Thời gian kéo dài đối với những giảng viên thuộc đối tượng quy định trên do cơ sở giáo dục đại học quyết định căn cứ quy định của Bộ luật Lao động, Nghị định hướng dẫn Bộ luật Lao động và các văn bản pháp luật có liên quan.
Quy trình xem xét, quyết định kéo dài thời gian làm việc như sau: 6 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định, giảng viên có nguyện vọng đăng ký và nộp hồ sơ cho cơ sở giáo dục đại học để được xem xét kéo dài thời gian làm việc.
Cơ sở giáo dục đại học quyết định việc kéo dài thời gian làm việc căn cứ theo nhu cầu của cơ sở và thông báo cho giảng viên 3 tháng trước khi đến thời điểm nghỉ hưu theo quy định. Hồ sơ xin kéo dài thời gian làm việc do cơ sở giáo dục đại học quy định.
Chính sách đối với giảng viên trong thời gian làm việc kéo dài: Được xác định là giảng viên cơ hữu của cơ sở giáo dục đại học, được hưởng lương và các chính sách, chế độ khác theo quy định đối với giảng viên; được đề nghị nghỉ hưu theo quy định nếu có nhu cầu.
Chính sách đối với giảng viên
Theo dự thảo, hệ thống chức danh và tiêu chuẩn các chức danh giảng viên là căn cứ để xếp hạng chức danh nghề nghiệp và thực hiện các chế độ chính sách đối với giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.
Chính sách đối với giảng viên được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư: Giảng viên là viên chức của cơ sở giáo dục đại học công lập sau khi được bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư được xem xét, bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giảng viên cao cấp (hạng I) khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng theo quy định. Việc xếp lương được thực hiện theo quy định hiện hành.
Giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư giảng dạy tại cơ sở giáo dục đại học tư thục được hưởng chế độ đãi ngộ và điều kiện làm việc do cơ sở quy định.
Cơ sở giáo dục đại học tư thục quy định cụ thể chế độ chính sách đối với giảng viên, bảo đảm không thấp hơn chế độ chính sách dành cho giảng viên của các cơ sở giáo dục đại học công lập có cùng trình độ đào tạo và thâm niên công tác.
Cho phép kéo dài thời gian làm việc với TS, GS là hợp lý, tốt cho cả hai bên Nhiều người thầy giàu kinh nghiệm có nguyện vọng được cống hiến, trong khi trường đại học có nhu cầu thì việc kéo dài thời gian làm việc của giảng viên là hợp lý. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành...