TP Hồ Chí Minh: Những đối tượng nào không cần giấy đi đường từ nay đến 30/9?
Chiều 16/9, Công an TP Hồ Chí Minh đã ban hành thông báo số 3660 để triển khai, thực hiện công văn 3072 của UBND TP Hồ Chí Minh, trong đó có các quy định về giờ giấc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, giảng viên, giáo viên…và nhóm này không cần giấy đi đường.
Chiều 16/9, UBND TP Hồ Chí Minh và Ban Tuyên giáo Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức họp báo định kỳ thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.
Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh COVID-19 ở TP Hồ Chí Minh trong chiều 16/9, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó Trưởng phòng Tham mưu Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, Giám đốc Công an TP Hồ Chí Minh đã ban hành thông báo số 3660 để triển khai, thực hiện công văn 3072 của UBND TP Hồ Chí Minh. Đáng chú ý, thông báo 3660 có các quy định về giờ giấc đối với cán bộ công chức, viên chức, người lao động… và nhóm đối tượng này cũng không cần giấy đi đường khi lưu thông trên đường.
Cụ thể, đối với nhân viên các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không đang làm việc “3 tại chỗ” tại Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất được phép di chuyển thay ca làm việc, thời gian lưu thông từ 12 giờ đến 14 giờ hàng ngày; kiểm tra khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
Đối với cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành tài chính ngân hàng, chứng khoán sẽ được lưu thông đổi ca làm việc hàng tuần, thời gian di chuyển từ 16 giờ 30 phút đến 18 giờ ngày thứ Sáu và 6 giờ 30phút đến 8 giờ ngày thứ Hai.
Đối với nhân viên doanh nghiệp xăng dầu, gas được lưu thông đổi ca làm việc từ 13 giờ đến 15 giờ ngày Chủ nhật hàng tuần.
Người lao động thuộc các doanh nghiệp nhà nước (điện lực, bưu điện, viễn thông…) được lưu thông đổi ca làm việc, thời gian từ 15 giờ đến 17 giờ thứ Bảy và 6 giờ đến 7 giờ 30 phút thứ Hai hàng tuần.
Video đang HOT
Đặc biệt, khi lưu thông trên đường tất cả các nhóm trên phải mặc đồng phục nhận diện của ngành, doanh nghiệp, đeo thẻ nhân viên, có lịch đổi ca của đơn vị và khai báo y tế qua phần mềm của Bộ Công an.
Đối với công nhân làm việc tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao: Phải nghỉ việc về nhà khi nhà máy ngưng hoạt động; người lao động đến nhà máy đổi ca làm việc (thời gian đổi ca không dưới 7 ngày/1 lần) hoặc người lao động đến làm việc tại công ty, nhà máy mở cửa hoạt động được phép lưu thông trong thời gian từ 9 giờ đến 11 giờ hoặc từ 14 giờ đến 16 giờ.
Các shipper giao hàng cho người dân đang sinh sống tại quậ Bình Thạnh sau khi được phép hoạt động liên quận từ 0 giờ ngày 16/9.
Trong đó, công nhân lưu thông từ nhà máy, công ty đến nơi cư trú; nhân viên công ty, doanh nghiệp được Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp và khu công nghệ cao xác nhận và ghi rõ thời gian lưu thông như trên; có xét nghiệm âm tính trong thời gian 5 ngày; có khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
Đối với nhân viên bưu cục, giáo viên vận chuyển sách đến nhà cho học sinh phải mặc đồng phục ngành, đeo thẻ ngành; có sách hoặc lịch, danh sách địa điểm giao sách; khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
Đối với giảng viên, giáo viên lưu thông đến trường hoặc điểm dạy học trực tuyến được lưu thông phù hợp với lịch dạy học, mang thẻ ngành; có lịch giảng dạy được ban giám hiệu nhà trường ký duyệt; thực hiện khai báo y tế trên phần mềm của Bộ Công an.
Ngoài ra, theo Thượng tá Lê Mạnh Hà, từ ngày 16/9, shipper cũng được phép hoạt động liên quận nhưng phải đảm bảo các quy định phòng dịch, tiêm ít nhất 1 mũi vaccine COVID-19, xét nghiệm mẫu gộp 2 ngày/lần. Nhân viên giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp hoạt động trong quận, huyện theo chỉ đạo UBND TP Hồ Chí Minh; phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 3 người, tần suất 2 ngày/lần; kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.
Vững vàng đất "thành đồng" trước đại dịch Covid-19
Không để thiếu kinh phí, không để thiếu nhân lực; không để thiếu quy định và cơ chế, chính sách... cả nước đang hướng về TP Hồ Chí Minh trong cuộc chiến chống Covid-19.
Từ 0h hôm nay (ngày 9/7), TP Hồ Chí Minh bước vào giai đoạn mới trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 khi áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg trên toàn thành phố. Đây là lần thứ 4, địa phương này thay đổi các phương án phòng chống dịch với cấp độ tăng dần, kể từ khi dịch Covid bùng phát gần 40 ngày qua.
Là thành phố đầu tàu tăng trưởng kinh tế của cả nước với hơn 9 triệu dân, đây là một quyết định khó khăn nhưng cần thiết trong bối cảnh số ca nhiễm đã vượt mốc 8.000 trường hợp, 45 ca tử vong, cao nhất cả nước.
Hy sinh quyền lợi ngắn hạn cho mục tiêu dài hạn, xác định đây là cuộc chiến thật sự, huy động cả hệ thống chính trị và nhân dân thành phố vào cuộc một cách quyết liệt, TP Hồ Chí Minh đang thể hiện quyết tâm cao độ để nhanh chóng kiểm soát dịch.
Nhiều giải pháp mạnh mẽ đã được triển khai nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong công tác khống chế, ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng chưa từng có đã được thành phố huy động phục vụ cho công tác cách ly, điều trị bệnh nhân Covid-19. Ba chợ đầu mối trên địa bàn và một số chợ truyền thống tạm ngưng hoạt động, tuy nhiên, kế hoạch đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa đã được xây dựng chi tiết.
Trước thời điểm Chỉ thị 16/CT-TTg chính thức được áp dụng, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã chỉ đạo "vừa chống dịch, vừa sản xuất", "chống dịch để sản xuất, sản xuất để chống dịch"; chống dịch hiệu quả để nhanh chóng ngăn chặn, kiềm chế, đẩy lùi dịch bệnh nhưng cũng tạo thuận lợi tối đa để các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, nhà máy và cơ sở sản xuất... tiếp tục hoạt động đồng thời tuyệt đối không để xảy ra trường hợp có người dân thiếu ăn, thiếu mặc...
Bước vào cuộc chiến mới với những khó khăn, thách thức lớn, TP Hồ Chí Minh đã nhận được sự hỗ trợ, chi viện từ các Bộ ngành, các địa phương. Hơn 10.000 nhân viên y tế được Bộ Y tế khẩn trương bổ sung cho lực lượng tuyến đầu chống dịch. Nguồn vắc xin cũng đã được tính toán, ưu tiên phân bổ để tiêm phòng cho người dân trong nỗ lực đạt được sự miễn dịch cộng đồng trước đại dịch Covid-19.
Trên tinh thần đoàn kết, đồng hành, chia sẻ khó khăn, các địa phương cũng liên tiếp gửi nhân lực, thiết bị và nguồn lực kinh tế tới thành phố này, như TP Hồ Chí Minh đã làm với các địa phương vùng dịch trước đó.
Để thực hiện tốt Chỉ thị 16, Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong kêu gọi: "Người dân cần ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp và các trường hợp cần thiết khác".
Chia sẻ những khó khăn của người dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền và vận động để người dân hiểu, bình tĩnh, chia sẻ và tích cực thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch an toàn, hiệu quả; kiên quyết xử lý nghiêm các hoạt động thông tin xuyên tạc, gây nghi ngờ, làm rối nội bộ, nhất là các hành vi, biểu hiện cực đoan, kích động.
Thủ tướng kêu gọi toàn dân phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc, nhất là trong lúc khó khăn, ủng hộ, chia sẻ, hưởng ứng cùng cấp ủy, chính quyền các cấp thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch.
15 ngày tới với sự tin tưởng, chung sức, ủng hộ của người dân thành phố và cả nước cùng quyết tâm của Chính phủ và các cấp chính quyền, tin rằng mảnh đất "thành đồng Tổ quốc" sẽ vững vàng vượt qua đại dịch.
Chủ tịch TP.HCM chỉ đạo 8 giải pháp kiểm soát dịch TP.HCM xuất hiện nhiều ca trong cộng đồng qua việc khám, sàng lọc tại các cơ cở y tế, điều đó cho thấy chưa kiểm soát hết dịch bệnh trong cộng đồng. Qua đó, Chủ tịch TP đưa ra 8 giải pháp để ngăn chặn dịch. Sáng nay (11/6), Chủ tịch UBND TP.HCM chủ trì cuộc họp về công tác phòng, chống dịch...