GS, PGS: Danh vị phải thực chất!

Theo dõi VGT trên

Sự nghiêm túc và trung thực chính là nền tảng đạo đức để có thể tự hào về những danh vị đích thực. Có hay không sự hám danh; sự “chạy”…

GS, PGS: Danh vị phải thực chất! - Hình 1

ảnh minh họa

“Thực chất giáo sư (GS), phó giáo sư (PGS) là một danh dự mà những người có thành tựu đạt được. Còn hiện nay, đôi khi GS, PGS là những thứ mà người ta cố gắng đạt được để có danh dự. Những GS, PGS hồi xưa không chỉ có thành tựu, danh tiếng về chuyên môn mà tư cách, đạo đức và ảnh hưởng xã hội của họ cũng rất lớn” – TS Nguyễn Sĩ Dũng nói.

Háo danh và sự cảnh tỉnh về giá trị

. Phóng viên: Thưa ông, nhưng rõ ràng là hiện nay, sau vụ việc 94 hồ sơ GS, PGS bị gác lại và Thủ tướng cũng yêu cầu xem xét, dường như cái danh giá của GS, PGS đã bị “xuống”?

TS Nguyễn Sĩ Dũng: Cái gì nhiều cũng xuống giá, nhiều thì không còn quý nữa. Đó là quy luật khách quan.

GS, PGS trước đây rất hiếm, thành thử những GS, PGS thời đó còn là một biểu tượngtrên nền tảng trung thực về học thuật, đạo đức và ảnh hưởng xã hội. Chúng ta có thể kể đến những vị như Tôn Thất Tùng, Lương Định Của, Trần Đại Nghĩa, Tạ Quang Bửu…

Thứ nữa, thực tế là xã hội đang băn khoăn về chất lượng GS, PGS. Chất lượng GS, PGS có thể phụ thuộc một phần ở quy trình tuyển chọn, bỏ phiếu… của các hội đồng. Nhưng sự đánh giá của xã hội thì không phụ thuộc vào những quy trình này.

Rất tiếc, không phải mọi GS, PGS đều đạt được điều người ta mong đợi. Nhiều khi các vị ấy đã không để lại được ấn tượng rằng họ là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực của mình

. Tức là dù sao đi nữa thì công chúng vẫn có kỳ vọng về giới trí thức, nhất là những người được công nhận là GS, PGS?

Video đang HOT

Thực tế là giữa mong đợi của xã hội đối với GS, PGS là cao hơn so với những gì mà một số vị thể hiện khi xuất hiện trước công chúng.

Mặt khác, cũng phải thừa nhận rằng: Đã có những “xì xầm” trong giới học thuật về thông tin một số ít người đã “chạy” để có được danh vị PGS, GS. Thực tế thì công luận vẫn tin có thể có chuyện “chạy” vì “động lực” của việc “chạy” là vẫn có…

Cuối cùng, thực tế không thể phủ nhận là có một số rất ít người nữa háo danh. Tuy không hẳn là điều phổ biến nhưng hệ quả của nó là tình trạng “con sâu làm rầu nồi canh” và xã hội thấy đó là điều phản cảm.

Phải có sự trung thực dẫn dắt tối đa

. Chắc ông từng biết tới thống kê rằng: Việt Nam có số lượng GS, PGS, tiến sĩ nhiều nhất Đông Nam Á nhưng số lượng bài báo khoa học công bố trên các tạp chí uy tín thì tỉ lệ nghịch. Và cũng có nghĩa là người Việt đóng góp cho nhân loại là rất ít.

Thực chất đóng góp của người Việt, những nhà nghiên cứu Việt cho nhân loại không phải là nhỏ bé. Thời xưa, ngay cả việc thiết kế Tử Cấm Thành triều Minh cũng được cho là của một người Việt. Hay sáng chế ra máy ATM mà cả thế giới sử dụng cũng là người Việt. Chúng ta có thể kể đến những Trịnh Xuân Thuận, Trần Thanh Vân, Ngô Bảo Châu, Vũ Quang Việt… và rất nhiều những nhà khoa học, kinh tế gốc Việt ở nhiều lĩnh vực, nhiều quốc gia trên thế giới.

Chúng ta cần đặt ra câu hỏi về vấn đề này. Các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã từng chỉ ra nhiều nguyên nhân kìm hãm những sáng tạo, đóng góp ấy mà điển hình là “chủ nghĩa thành tích”.

Bởi vậy, tôi nghĩ rằng những đóng góp thực tế của người Việt trên thế giới và việc công luận, Thủ tướng đặt ra vấn đề với việc công nhận GS, PGS năm nay chính là một dịp rất tốt để chúng ta phấn đấu thêm một bước xây dựng một nền tảng trung thực.

Bởi khi đó, trong khoa học cũng như các lĩnh vực khác, nhân tài mới phát huy hết tài năng, phẩm chất của mình. Mà trong khoa học thì dứt khoát phải có sự trung thực tối đa dẫn dắt.

. Vậy chúng ta nên bắt đầu như thế nào để nhất là trong lĩnh vực khoa học, sự trung thực trở thành nền tảng cơ bản dẫn dắt xã hội?

Có lẽ nên nhìn ra thế giới, xem người ta làm thế nào trước tiên. Các trường muốn danh tiếng, thu hút được sinh viên thì phải có đội ngũ GS thực tài, tức là các trường có sức ép thật.

Danh tiếng của các đại học (ĐH) được xây dựng trên uy tín của các GS giỏi. Còn các GS giỏi là do các ĐH công nhận và bổ nhiệm chặt chẽ dựa vào thực tài và đạo đức, nhân cách.

. Nhưng ông nói rằng tất cả phải dựa trên sự trung thực. Vậy sự trung thực này bắt đầu từ đâu? Những quy định, quy chuẩn nào cần phải bỏ đi để khuyến khích sự trung thực?

Trung thực có lẽ nên bắt đầu từ chính bản thân những vị trí thức, khoa bảng. Cần phải khuyến khích nhận thức rằng: Nếu không đủ trình độ, uy tín thì không cần phải cố gắng đạt được PGS, GS.

Nhưng đồng thời cũng cần cắt giảm những quy định cơ học tạo ra một sức ép giả tạo về nhu cầu GS, PGS. Chẳng hạn như quy định phải có bao nhiêu PGS, GS thì mới được mở trường ĐH, mở khoa chuyên môn… Những quy định dạng này khiến nhiều trường, nhiều khoa phải đi “mượn” PGS, GS ở những nơi khác và thực tế việc “lạm phát” PGS, GS cũng một phần vì những quy định như vậy.

Lạm phát GS, PGS gây nên “thật giả lẫn lộn”

. Ở ta, như ông biết, PGS, GS là một danh hiệu suốt đời. Đây có phải là sức hút mãnh liệt không?

Đó gần như là một cái tước hiệu. PGS, GS là kiểu chức kết hợp với tước. Thành thử khi được gọi là GS, PGS thì đó cũng là một trong những danh vị mà xã hội trọng vọng theo truyền thống. Cái tước đối với những người có địa vị là quan trọng, là thứ vô cùng hấp dẫn.

. Tôi muốn ông bày tỏ nhận định về tình trạng “lạm phát” PGS, GS hiện nay.

Quả thực, cái gì cũng là con dao hai lưỡi. Khi lạm phát PGS, GS, người ta có thể nói vui rằng: “Tuy anh X là GS nhưng cũng có hiểu biết”!… Sự lạm phát cũng có thể gây ra tình trạng “thật giả lẫn lộn”. Và khi một thứ rất nghiêm túc trở thành hàng giả thì chỉ còn lại là sự mỉa mai của công chúng mà thôi.

Nhưng thật ra nếu tất cả đều được xây dựng trên sự trung thực thì nhiều hay ít GS, PGS không phải là vấn đề. Nếu ít GS, PGS mà không xây dựng trên sự trung thực thì cũng là vấn đề. Thực tế cho đến nay, như chúng ta biết, nhiều làng, xã hiện nay vẫn tự hào có nhiều trạng nguyên, tiến sĩ. Bởi ngày xưa, nếu có gian lận trong thi cử là người gian lận có thể bị chém đầu ngay.

Sự nghiêm túc và trung thực ấy chính là nền tảng đạo đức để có thể tự hào về những danh vị đích thực.

. Xin cám ơn ông.

Theo PLO

Tranh cãi xung quanh chuyện xem xét bổ nhiệm giáo sư

Trong hai ngày qua, một trong những thông tin thu hút nhiều sự chú ý và gây ra nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn, mạng xã hội là kết quả việc rà soát công tác bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Việc rà soát này xuất phát từ yêu cầu của Thủ tướng, trước thực trạng con số của năm 2017 tăng cao kỷ lục.

Tranh cãi xung quanh chuyện xem xét bổ nhiệm giáo sư - Hình 1

ảnh minh họa

Nhiều ý kiến cho rằng quy trình thực hiện việc xét tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư vẫn chưa đảm bảo khách quan, mặc dù được thực hiện qua ba vòng xét duyệt với nhiều lần bỏ phiếu.

Trước đó, vào tháng 1-2018, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước, do Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo làm Chủ tịch, đã công bố danh sách các ứng viên đủ tiêu chuẩn chức danh giáo sư và phó giáo sư năm 2017 với 1.226 người. Theo TTXVN, con số này tăng gần 60% so với số 702 người đạt chuẩn các chức danh này năm 2016 và cao kỷ lục trong hơn 40 năm qua.

Việc số lượng người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến đã khiến dư luận có nhiều ý kiến lo ngại về chất lượng và quy trình xét duyệt.

Sau đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước rà soát kỹ lưỡng hoạt động bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư, nghiêm túc xem xét, rà soát kỹ lưỡng bảo đảm chất lượng theo quy định.

Ngày 1-3, trong báo cáo gửi đến Thủ tướng Chính phủ kết quả việc rà soát quy trình xét công nhận đạt chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết việc ứng viên chức danh giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến là do thời gian kết thúc nộp hồ sơ năm 2017 dài thêm 6 tháng theo quy chế mới, nên số ứng viên đủ điều kiện tăng lên. Liên quan đến chất lượng ứng viên, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định, chất lượng năm 2017 nhìn chung tăng so với năm trước.

Sau khi rà soát, Hội đồng đã tạm để lại 129 hồ sơ giáo sư, phó giáo sư của tất cả các ngành, trong đó có 29 hồ sơ (9 giáo sư và 20 phó giáo sư) của ngành y tế. Đặc biệt, trong số này có cả hồ sơ của Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến. Việc này đã gây ra một cuộc tranh cãi khi một số thành viên trong Hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành y đã bày tỏ bức xúc về việc hồ sơ giáo sư của Bộ trưởng Bộ Y tế bị nằm trong danh sách xem xét lại.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng để han chế tình trạng "lạm phát" giáo sư, phó giáo sư thì Việt Nam hãy làm điều tương tự như các quốc gia phát triển đã làm: trả học hàm giáo sư (có thời hạn) về đúng vị trí là ở trong môi trường đại học, các cơ sở đào tạo-giáo dục.

Theo Thesaigontimes.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Chồng đại gia của Phạm Hương là ai, tại sao lại giấu kín bưng?Chồng đại gia của Phạm Hương là ai, tại sao lại giấu kín bưng?
20:32:15 18/01/2025
Thiên An tung toàn bộ ảnh chụp màn hình sau vụ Jack được "minh oan", tình tiết đảo ngược gây hoang mangThiên An tung toàn bộ ảnh chụp màn hình sau vụ Jack được "minh oan", tình tiết đảo ngược gây hoang mang
20:05:37 18/01/2025
Vụ lừa bán nam diễn viên ở Thái: Thỏa thuận ngầm với nhân vật bất ngờ cứu sống nạn nhân khỏi "chợ nô lệ"Vụ lừa bán nam diễn viên ở Thái: Thỏa thuận ngầm với nhân vật bất ngờ cứu sống nạn nhân khỏi "chợ nô lệ"
20:11:08 18/01/2025
Tuyền Mập: Tôi với chồng lấy nhau 10 năm, nhưng chưa từng ở chung quá một thángTuyền Mập: Tôi với chồng lấy nhau 10 năm, nhưng chưa từng ở chung quá một tháng
22:24:12 18/01/2025
Rò rỉ kho ảnh thân mật gây chấn động cõi mạng của "mỹ nhân trốn thuế" showbizRò rỉ kho ảnh thân mật gây chấn động cõi mạng của "mỹ nhân trốn thuế" showbiz
18:55:22 18/01/2025
Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Minh Hằng - Tóc Tiên so kè visual quá gắt, 1 mỹ nhân khoe body cực cháy lấn át dàn Hoa hậuThảm đỏ hot nhất hôm nay: Minh Hằng - Tóc Tiên so kè visual quá gắt, 1 mỹ nhân khoe body cực cháy lấn át dàn Hoa hậu
23:09:53 18/01/2025
Đang say giấc nồng trong đêm, hai vợ chồng đột nhiên bật dậy, dân mạng xem cũng hoảng giùm "báo thức này ám ảnh quá"Đang say giấc nồng trong đêm, hai vợ chồng đột nhiên bật dậy, dân mạng xem cũng hoảng giùm "báo thức này ám ảnh quá"
20:40:22 18/01/2025
260 triệu người tức giận với nữ diễn viên "đẹp người xấu nết": Đạo đức giả còn thích lên mặt dạy đời260 triệu người tức giận với nữ diễn viên "đẹp người xấu nết": Đạo đức giả còn thích lên mặt dạy đời
23:40:44 18/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Siêu phẩm ngôn tình có rating tăng 138% chỉ sau 1 tập, nam chính biến hình đỉnh hơn cả nguyên tác

Siêu phẩm ngôn tình có rating tăng 138% chỉ sau 1 tập, nam chính biến hình đỉnh hơn cả nguyên tác

Phim châu á

23:32:37 18/01/2025
Bộ phim tình cảm, lãng mạn Motel California đã lên sóng đến tuần thứ 2 và chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về tỷ suất người xem.
3 sao Hàn hạng A chung số phận hẩm hiu: Lee Min Ho giờ chỉ còn là cái tên?

3 sao Hàn hạng A chung số phận hẩm hiu: Lee Min Ho giờ chỉ còn là cái tên?

Hậu trường phim

23:30:12 18/01/2025
Có những ngôi sao từng khuynh đảo màn ảnh, độ phủ sóng lan ra toàn châu Á. Thế nhưng theo thời gian, không phải ai cũng duy trì được sức nóng của mình.
Vân Dung khoe con ruột và 'con dâu' ở hậu trường Táo Quân 2025

Vân Dung khoe con ruột và 'con dâu' ở hậu trường Táo Quân 2025

Tv show

23:25:36 18/01/2025
Hình ảnh hậu trường các buổi ghi hình Táo Quân 2025 được NSND Tự Long, Vân Dung, Thanh Hương, nhà thiết kế Đức Hùng vợ Đỗ Duy Nam chia sẻ.
MC Minh Hương hiện là Đại úy công an, sống kín tiếng ở tuổi 40

MC Minh Hương hiện là Đại úy công an, sống kín tiếng ở tuổi 40

Sao việt

23:21:21 18/01/2025
Minh Hương cho biết cuộc sống hiện tại ổn định với công việc BTV tại kênh truyền hình Công an nhân dân. Cô không ngại chia sẻ tuổi thật, vì xem đây là giai đoạn chín chắn nhất.
Cát sê 456 triệu và màn tố của Thanh Thảo với Lương Bằng Quang: Ai đúng ai sai?

Cát sê 456 triệu và màn tố của Thanh Thảo với Lương Bằng Quang: Ai đúng ai sai?

Nhạc việt

23:13:13 18/01/2025
Ca sĩ Thanh Thảo tố Lương Bằng Quang và bạn gái - DJ Ngân 98 tự ý đưa ê-kíp bên ngoài vào, gây ảnh hưởng liveshow cá nhân còn nam ca sĩ nói điều ngược lại.
Katy Perry khen ngợi và công khai ủng hộ Taylor Swift

Katy Perry khen ngợi và công khai ủng hộ Taylor Swift

Nhạc quốc tế

22:30:46 18/01/2025
Katy Perry dành nhiều lời khen ngợi cho Taylor Swift khi chia sẻ về trải nghiệm tham dự Eras Tour vào tháng 2.2024.
Cameron Diaz gây thất vọng khi trở lại diễn xuất sau 10 năm

Cameron Diaz gây thất vọng khi trở lại diễn xuất sau 10 năm

Phim âu mỹ

22:18:34 18/01/2025
Màn hợp tác của thiên thần Charlie và Jamie Foxx gây thất vọng vì không mang đến cho khán giả bất kỳ cảm xúc vui vẻ, phấn khích hay bất ngờ nào.
Game bóng đá trực tuyến được mong đợi nhất 2025 hé lộ chi tiết gây sốc, không có phạm lỗi, không việt vị

Game bóng đá trực tuyến được mong đợi nhất 2025 hé lộ chi tiết gây sốc, không có phạm lỗi, không việt vị

Mọt game

21:45:13 18/01/2025
Không ít người đã phải bất ngờ trước sự xuất hiện của Rematch - một trò chơi tuy mới được giới thiệu thôi nhưng đã nhanh chóng thu hút được sự chú ý của đông đảo các fan thể thao trên toàn thế giới.
Ferdinand chỉ ra bến đỗ mới phù hợp nhất cho Rashford

Ferdinand chỉ ra bến đỗ mới phù hợp nhất cho Rashford

Sao thể thao

21:23:28 18/01/2025
Hiện tương lai của cầu thủ sinh năm 1997 đang bị đặt dấu hỏi lớn sau khi liên tiếp bị loại khỏi đội hình thi đấu của Quỷ đỏ.
Cá ở Nhật Bản chán ăn vì thủy cung vắng khách

Cá ở Nhật Bản chán ăn vì thủy cung vắng khách

Lạ vui

20:59:25 18/01/2025
Một chú cá thái dương chán ăn, buồn bã vì không được tương tác với khách tham quan, sau khi thủy cung Shimonoseki tạm đóng cửa để cải tạo.
EC siết chặt điều tra đối với trang mạng xã hội X

EC siết chặt điều tra đối với trang mạng xã hội X

Thế giới

20:10:04 18/01/2025
Cuộc điều tra lần này là một phần trong nỗ lực thực thi DSA, có hiệu lực từ tháng 11/2022, nhằm tạo ra một môi trường trực tuyến an toàn hơn cho người dân châu Âu.