GS Nguyễn Minh Thuyết: ào tạo sư phạm nên như ngành y
Một số vụ bạo lực và xâm hại học đường xảy ra trong thời gian qua cho thấy nhiều giáo viên chưa được đào tạo chu đáo về pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ.
Các trường sư phạm nên thay đổi phương thức đào tạo.
Chương trình giáo dục phổ thông mới xác định nội dung Giáo dục công dân được thực hiện thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục, trong đó môn đạo đức ở tiểu học, môn giáo dục công dân ở cấp THCS, môn giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT là những môn học cốt lõi.
Chúng tôi thấy đây là cơ hội để chúng ta phát triển nhưng đồng thời đây cũng là một thách thức đối với các khoa đào tạo giáo viên giáo dục công dân. Có đáp ứng được chương trình này không, có thể hiện được mục tiêu là phát triển năng lực cho học sinh hay không?
Hiện chương trình đào tạo của hầu hết các trường đại học vẫn theo định hướng tiếp cận nội dung. Đã đến lúc cần đổi mới chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực. Theo đó, trước hết phải xác định chuẩn đầu ra của người học, từ đó mới xác định nội dung và phương pháp dạy học.
Vì rõ ràng, môn Giáo dục công dân ở phổ thông đang thay đổi rất lớn. Các trường sư phạm cần bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để giáo sinh ra trường có thể dạy được môn này.
Các kỹ năng giáo viên cần đạt được như soạn giáo án, kỹ năng tổ chức hoạt động cho học sinh, giáo viên chủ nhiệm như thế nào, nghiệp vụ của Tổng phụ trách đội ra sao, nghiệp vụ của người tư vấn như thế nào… tất cả đều phải được dạy trong trường sư phạm.
Video đang HOT
Rồi mô hình đào tạo như thế nào? Hiện nay, sư phạm tuyển sinh trên giấy. Trước đây, tuyển sinh sư phạm kỹ lắm như tiếp cận, phỏng vấn xem thí sinh có thích hợp với nghề giáo không? Không yêu trẻ, không nhận thấy đây là nghề cao quý, không chấp nhận cuộc sống thanh bạch thì làm sao mà làm nghề giáo được?
Nhưng hiện nay thi là trên giấy để tuyển sinh. Thứ hai thời gian đào tạo ở trường chiếm tới 90%. Trong khi đó, trường Y khoa muốn đào tạo một bác sĩ chữa bệnh thì 50% đào tạo ở trường, còn 50% đào tạo tại bệnh viện.
Các trường sư phạm cũng phải thay đổi phương thức đào tạo theo hướng này. Dạy ở trường chỉ cần 50% thời gian, còn lại để giáo sinh tiếp cận ngay với thực tiễn phổ thông, được giáo viên phổ thông hướng dẫn làm những công việc thực tiễn thì mới vững vàng được. Tôi cho rằng giáo sinh phải được đào tạo thực tế, được xử lý tình huống ngay từ khi còn học ĐH.
Mô hình đào tạo vừa học vừa làm của trường y, kết hợp đào tạo tại trường và đào tạo qua thực tế khám chữa bệnh tại bệnh viện, là một gợi ý tốt để chúng ta đổi mới mô hình đào tạo sư phạm.
Theo Tiền phong
Tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, cao đẳng nghề
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 21/2018/TT-BLĐTBXH quy định tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Thông tư có hiệu lực từ ngày 15/1/2019.
Ảnh minh họa
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết, tiêu chí xác định chương trình chất lượng cao là cơ sở để các trường xác định chi phí đào tạo, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị, thuê giáo viên, giảng viên, chuyên gia thực hiện chương trình chất lượng cao, trên cơ sở đó xác định mức thu học phí tương xứng với chi phí đầu tư theo quy định tại Khoản 6 Điều 29 của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
Thông tư nêu rõ, chương trình đào tạo chất lượng cao phải đáp ứng đầy đủ các quy định đối với một chương trình đào tạo thông thường được xây dựng theo quy định tại Thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH ngày 1/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và đáp ứng các tiêu chí sau đây:
1- Có chuẩn đầu ra cao hơn chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo thông thường về kiến thức chuyên môn, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp.
2- Năng lực ngoại ngữ của người học khi tốt nghiệp ra trường phải đạt bậc 4/6 đối với nhóm ngành ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương; đạt bậc 2/6 ở trình độ trung cấp, bậc 3/6 ở trình độ cao đẳng đối với các nhóm ngành, nghề khác.
3- Năng lực về công nghệ thông tin của người học những ngành, nghề không thuộc nhóm ngành, nghề công nghệ thông tin và máy tính phải đạt tối thiểu chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Đối với chương trình chuyển giao, chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, chương trình đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp thỏa mãn các tiêu chí quy định tại Thông tư này thì được công nhận là chương trình đào tạo chất lượng cao.
Nhà giáo giảng dạy, người học chương trình chất lượng cao
Về nhà giáo giảng dạy chương trình chất lượng cao, theo Thông tư, nhà giáo giảng dạy chương trình chất lượng cao phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đối với từng ngành, nghề đào tạo theo các quy định hiện hành. Nhà giáo dạy những nội dung kiến thức cơ sở và nội dung chuyên môn phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên đối với đào tạo trung cấp, thạc sỹ trở lên đối với đào tạo cao đẳng và đúng với chuyên môn ngành, nghề tham gia giảng dạy. Nhà giáo hướng dẫn, giảng dạy các nội dung thực hành, thực tập phải có kinh nghiệm thực tế làm việc trong lĩnh vực của ngành, nghề đào tạo từ 3 năm trở lên. Nhà giáo giảng dạy các nội dung bằng ngoại ngữ trong chương trình chất lượng cao phải có trình độ ngoại ngữ tối thiểu bậc 4/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam hoặc tương đương.
Theo Thông tư, người học chương trình chất lượng cao phải có đầy đủ các điều kiện để học tập trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định hiện hành và phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có kết quả học tập ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt từ trung bình khá trở lên; có trình độ ngoại ngữ đầu vào tối thiểu đạt bậc 2/6 đối với các ngành, nghề ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài; đạt bậc 1/6 đối với các ngành, nghề khác theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc của Việt Nam hoặc tương đương, tự nguyện tham gia học, cam kết đóng học phí theo quy định của cơ sở đào tạo đối với chương trình chất lượng cao.
Người học chương trình chất lượng cao là người nước ngoài phải có văn bằng tốt nghiệp tối thiểu tương đương văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông của Việt Nam, có năng lực tiếng Việt đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo do hiệu trưởng nhà trường quy định.
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học chương trình chất lượng cao
Thông tư nêu rõ, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đối với chương trình chất lượng cao phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của từng ngành, nghề, trình độ đào tạo và phải bảo đảm các yêu cầu sau: Phòng học cho lớp đào tạo theo chương trình chất lượng cao phải được thiết kế là các phòng học chuyên môn hóa, có đủ điều kiện để thực hiện giảng dạy theo phương pháp tích hợp cả lý thuyết và thực hành, được trang bị máy tính kết nối mạng internet và các thiết bị hỗ trợ giảng dạy, học tập khác phù hợp với ngành, nghề đào tạo; đầy đủ giáo trình, tài liệu tham khảo trong và ngoài nước, được cập nhật thường xuyên; có thư viện và thư viện điện tử cho nhà giáo và người học tra cứu thông tin và khai thác sử dụng trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học; đủ phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thực tập; có các phần mềm mô phỏng cần thiết phục vụ giảng dạy cho người học và các cơ sở vật chất cần thiết khác theo yêu cầu của chương trình chất lượng cao do nhà trường quy định; huy động được các nguồn lực về cơ sở vật chất, thiết bị của doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo chương trình chất lượng cao.
Đối với các chương trình chuyển giao từ nước ngoài phải đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đối với từng chương trình của quốc gia chuyển giao.
Tuệ Văn
Theo baochinhphu
Chỉ 10 - 15% sinh viên đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh? Nhiều học sinh dù được học tiếng Anh trong suốt thời gian dài nhưng không thể nói một câu tiếng Anh hoàn chỉnh. Rất nhiều sinh viên không đáp ứng được chuẩn đầu ra của trường ĐH và doanh nghiệp. Một giờ học tiếng Anh của sinh viên một trường ĐH tại TP.HCM - ĐÀO NGỌC THẠCH Thông tin này đã được nêu...