GS Ngô Bảo Châu: “Tâm lý học để đi thi làm hỏng tư duy Toán học của các em”
“ Phương pháp thi Toán trắc nghiệm đã ảnh hưởng khá nhiều về cách học Toán của các em.
Chính tâm lý học để đi thi làm hỏng tư duy Toán học của các em”, GS Ngô Bảo Châu nói.
Góp mặt với tư cách khách mời trong chương trình giới thiệu về một dự án Toán học online ngày 5/11, GS Ngô Bảo Châu cùng với người bạn là GS Phùng Hồ Hải (nguyên Viện trưởng Viện Toán học) chia sẻ nhiều thông tin thú vị về dạy và học Toán.
GS Ngô Bảo Châu chia sẻ về việc “Tại sao cần phải học Toán?” (Ảnh chụp màn hình)
GS Ngô Bảo Châu hiện đang ở Mỹ, chia sẻ với các phóng viên báo chí về việc “Tại sao cần phải học Toán, học Toán có cần cho cuộc sống như vậy không?”.
Ông nói: “Tôi biết nhiều em học sinh rất sợ Toán, đó là một sự thiệt thòi rất lớn cho các em trong cuộc sống. Vì khi học Toán, rất nhiều cánh cửa sẽ mở ra đối với các em khi bước vào đời.
Tôi cho rằng quan trọng là mình dạy cái gì cho các em. Việc chọn đề tài để dạy học rất quan trọng”.
Theo GS Ngô Bảo Châu, ở bậc học cấp 1, Toán học quan trọng nhất là phân số, ở cấp 2 quan trọng nhất là giải phương trình bậc 2. Đây là những phần học Toán không dễ với các em học sinh.
“Thậm chí một số bạn bè ở tuổi tôi cũng không còn nhớ cách giải phương trình bậc 2″, GS cho hay.
Do vậy, GS Châu cho rằng, xây dựng chương trình học Toán phải biết cái gì cần phải học, cái gì “bỏ đi cũng được”.
“Trong thời kỳ dịch bệnh vừa rồi, tôi nhận ra rằng việc dạy online có rất nhiều lợi thế. Mặc dù không thể thay thế được dạy trực tiếp, nhưng việc dạy online đã mở ra chân trời mới.
Giáo dục trong hiện tại và tương lai dựa vào giáo dục qua mạng để phổ biến kiến thức tới đông đảo học sinh là việc đúng và cần thiết”, GS Châu khẳng định.
Mặt khác, GS Ngô Bảo Châu cũng thẳng thắn chỉ ra yếu điểm của cách thức triển khai thi của môn Toán ở trong nước của chúng ta hiện nay.
Video đang HOT
“Những năm gần đây, thi Toán chuyển qua hình thức trắc nghiệm. Mặt tốt của việc này là học Toán được phụ huynh, học sinh coi trọng. Tuy nhiên phương pháp thi Toán trắc nghiệm đã ảnh hưởng khá nhiều về cách học Toán của các em. Học chỉ để thi trắc nghiệm không tốt cho việc học Toán của các em. Chính tâm lý học để đi thi làm hỏng tư duy Toán học của các em”, GS Châu nói.
GS Phùng Hồ Hải cho rằng, học Toán là để thông minh hơn. (Ảnh chụp màn hình)
GS Phùng Hồ Hải – nguyên Viện Trưởng Viện Toán học cho rằng, bàn về việc “Học Toán để làm gì?”, nhiều người cho rằng học Toán có ích nên mới học. Tuy nhiên theo GS Hải, ở bậc phổ thông, học sinh học Toán là để thông minh hơn.
“Khi chúng ta biết mục đích này thì chúng ta mới tìm cách để triển khai chương trình học. Học sinh học Toán để có năng lực tư duy, có khả năng mưu sinh trong cuộc sống. Tính toán không chỉ là cộng, trừ, nhân, chia mà là để tư duy. Tiếp đó là nghệ thuật giải quyết vấn đề”, GS Hải cho hay.
GS Hải nhấn mạnh: “Học Toán là để các bạn biết được phương pháp tư duy ứng dụng. Phải xác định được rằng chương trình giáo dục phổ thông môn Toán dùng để làm gì”.
Tiếp lời người bạn cùng đồng hành phát triển Câu lạc bộ Toán Kỳ lân (Unicorn Math Club – UMC) – tìm kiếm và bồi dưỡng tài năng Toán học, GS Ngô Bảo Châu nói: “Trẻ con cần phải yêu thích học Toán. Đừng bắt học sinh tính toán những bài toán quá phức tạp, những bài toán mẹo mà không rõ là để làm gì cho cuộc sống. Học Toán là để biến những điều phức tạp trở nên đơn giản”.
Ông Phạm Tuấn Anh muốn thành lập một quỹ hỗ trợ ngành Toán tại Việt Nam, với cam kết tài trợ 100.000 USD/năm. (Ảnh chụp màn hình)
Cũng chia sẻ tại chương trình, ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Trường Toán Minh Việt (Minh Việt School of Math – MVSM) nêu vấn đề: “Toán học là một thế mạnh của người Việt, chúng ta cần tận dụng thế mạnh này để bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ. Nếu tận dụng được cuộc cách mạng này, Việt Nam có cơ hội phát triển kinh tế đột phá, đi kèm với rất nhiều lợi ích mang tính chiến lược khác cho tương lai của đất nước và dân tộc.
Để làm được điều này, Việt Nam cần có một lực lượng lao động tri thức có những kỹ năng tương đồng với thế giới. Để có lực lượng đó trong 10-15 năm nữa chúng ta cần bắt đầu chuẩn bị ngay từ giờ”.
Ông Tuấn Anh chỉ ra, ở Việt Nam, thông thường nếu học sinh muốn học Toán bằng tiếng Anh thì hầu như chỉ những gia đình có điều kiện mới có thể đáp ứng bởi chi phí học tập cao. Tuy nhiên để thúc đẩy sự phát triển của việc học Toán trong nước, ngôi trường của ông Tuấn Anh thu mức học phí 500 USD/năm, tức là gần 42USD/tháng (1,03 triệu đồng/tháng).
Ông Phạm Tuấn Anh chia sẻ rằng, ông đã “đỡ sợ” môn Toán hơn khi được học Toán kiểu Mỹ vì tính ứng dụng cao. Vì vậy, ông mong muốn trẻ em Việt Nam cũng không còn sợ Toán, bằng cách khiến môn Toán trở nên gần gũi với đời sống hơn.
Ông Tuấn Anh cũng chia sẻ mong muốn thành lập một quỹ hỗ trợ ngành Toán tại Việt Nam, với cam kết tài trợ 100.000 USD/năm (khoảng 2,48 tỷ đồng/năm).
Tạo hứng thú cho học sinh qua bài toán thực tế
Với sáng kiến 'Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua bài toán thực tế', thầy Nguyễn Khánh Hoàn đã giúp học sinh hứng thú hơn với giờ học Toán.
Thầy Nguyễn Khánh Hoàn và học sinh Trường THCS Trần Phú
Giúp học sinh hứng thú với môn học "khô khan"
Hơn 26 năm gắn bó với nghề, thầy Nguyễn Khánh Hoàn- giáo viên Trường THCS Trần Phú (quận Hoàng Mai, Hà Nội) luôn sáng tạo ra các giải pháp nhằm giúp học sinh có thêm tình yêu và niềm say mê đối với môn toán.
Khẳng định toán học rất gần gũi và thực sự cần thiết đối với cuộc sống của mỗi con người, thầy Hoàn cho biết: Toán là môn khoa học cơ bản, hiện diện ở mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Ví dụ như, cuộc sống sẽ rất khó khăn nếu như con người không biết đến các con số và các phép tính.
Gần gũi hơn, môn toán sẽ giúp học sinh tính được số lượng của giấy dán tường hoặc lượng sơn cần dùng nếu muốn làm đẹp lại căn phòng của mình. Hoặc để trở thành một người nông dân thông thái thì phải biết tính toán cần bao nhiêu cây giống, hạt giống phù hợp với diện tích đất mảnh vườn mà mình có. Cũng như để đo chiều cao của một cây xanh hay một tòa tháp mà không đo trực tiếp được thì em phải làm như thế nào?...
Thầy Hoàn chia sẻ, mặc dù môn toán có vai trò rất quan trọng nhưng trong thực tế vẫn còn nhiều học sinh chưa thích học toán. Nguyên nhân là học sinh chưa thấy được vai trò và tầm quan trọng của môn Toán đối với thực tiễn cuộc sống. Do đó trong những năm qua, thầy đã tìm ra và áp dụng giải pháp "Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua bài toán thực tế" vào công tác giảng dạy.
Việc đưa các bài tập thực tế vào trong giờ học không chỉ giúp cho học sinh thấy được môn toán gần gũi thiết thực với cuộc sống mà còn giúp khơi gợi tình yêu và niềm say mê với toán học.
Nhờ tâm huyết sáng tạo, thầy Hoàn đã đạt được nhiều thành tích
6 thời điểm để tạo hứng thú học toán
Để đưa được bài toán thực tế vào trong tiết dạy toán, đòi hỏi người thầy phải hết sức khéo léo và lựa chọn những thời điểm thích hợp để đạt hiệu quả cao nhất. Theo thầy Hoàn, có 6 thời điểm để giúp học sinh tiếp xúc với tính thực tế của bài toán mà thầy đã áp dụng rất thành công.
Thời điểm thứ nhất là đưa bài toán thực tế vào khâu đặt vấn đề và chuyển ý trong tiết dạy. Việc làm này có một vai trò quan trọng bởi nó khơi gợi tính tò mò, sự tập trung và mong muốn khám phá kiến thức mới cho học sinh.
Thời điểm thứ hai là lúc sử dụng bài toán thực tế vào khâu củng cố kiến thức. Điều này giúp học sinh nắm vững hệ thống kiến thức của bài học, ghi nhớ kiến thức sâu sắc hơn và đồng thời giúp học sinh thấy được ý nghĩa của toán học trong thực tiễn một cách đầy đủ; qua đó học sinh thấy được toán học thật gần gũi với cuộc sống.
Thời điểm thứ ba là sử dụng bài toán thực tế trong các giờ luyện tập. Ví dụ trong tiết luyện tập, khi dạy học sinh thu thập và biểu diễn dữ liệu (toán lớp 6), thầy tổ chức hoạt động trải nghiệm, cho học sinh trở thành "biên tập viên thời tiết", giao nhiệm vụ cho các em thu thập nhiệt độ của một số vùng tại mốc thời gian nhất định trong một tuần, từ đó đưa ra những nhận xét về biến đổi thời tiết...
Thời điểm thứ tư là sử dụng bài toán thực tế trong giờ ôn tập chương. Điều này đặc biệt thuận lợi vì đặc điểm của các bài toán thực tiễn là tích hợp và kết nối các nội dung kiến thức.
Thời điểm thứ năm là lúc tăng cường các bài tập thực tế gần gũi với đời sống vào khâu kiểm tra và đánh giá. Qua các bài kiểm tra sẽ giúp các em củng cố thêm kiến thức, góp phần rèn luyện ý thức giải quyết các vấn đề thực tế khoa học và chính xác bằng các kiến thức toán học.
Thời điểm thứ sáu là tổ chức tốt các tiết thực hành và hoạt động ngoại khóa theo chủ đề toán học. Các hoạt động này gây hứng thú cho quá trình học tập môn toán. Đồng thời bổ sung, đào sâu và mở rộng kiến thức nội khóa; liên hệ kiến thức với thực tiễn, rèn cách thức làm việc tập thể, tạo điều kiện phát triển và bồi dưỡng năng khiếu.
Giờ học toán trên sân trường của thầy Hoàn
Nhân rộng sáng kiến
Thầy Hoàn chia sẻ, sau khi áp dụng giải pháp "Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua bài toán thực tế" vào giảng dạy, thầy nhận thấy học sinh đã yêu thích Toán hơn, một số học sinh chưa thích học toán đã thích học toán. Chính vì thế mà chất lượng giảng dạy bộ môn toán lớp thầy phụ trách được cải thiện rõ rệt. Hàng năm chất lượng môn toán các lớp thầy phụ trách luôn vượt chỉ tiêu nhà trường giao.
Sau khi nhận thấy tính hiệu quả giải pháp nêu trên, với cương vị là giáo viên cốt cán bộ môn toán quận Hoàng Mai, thầy Hoàn lan tỏa nhiệt huyết và chia sẻ giải pháp của mình đến các giáo viên toán trong toàn quận và đều có những phản hồi tích cực. Minh chứng cụ thể là kết quả thi vào lớp 10 THPT của quận Hoàng Mai luôn nằm trong tốp đầu của thành phố trong nhiều năm gần đây.
Em Cao Bạch Phượng- học sinh lớp 7A Trường THCS Trần Phú bộc bạch: Trước đây, em rất sợ học toán. Nhưng sau khi có thầy Hoàn giảng bài, em đã thích Toán hơn. Những giờ dạy của thầy mang tính thực tế rất cao, giúp học sinh cả lớp luôn hứng thú để tìm tòi những kiến thức mới. Em rất thích bài học đo chiều cao cây xanh trên sân trường mà thầy dạy.
Cô Đỗ Thị Thu Phương- Phó hiệu trưởng Trường THCS Trần Phú chia sẻ: Thầy Nguyễn Khánh Hoàn là giáo viên có chuyên môn giỏi và tận tâm với nghề, được đồng nghiệp trân trọng, học sinh yêu quý. Trong nhiều năm công tác, thầy Hoàn đã gặt hái được nhiều thành tích trong công tác giảng dạy.
Với sáng kiến "Tạo hứng thú học tập cho học sinh thông qua bài toán thực tế", trong vòng chung khảo xét duyệt Giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết sáng tạo lần 6 vừa qua, giải pháp của thầy Hoàn đã được đánh giá cao, có cách tiếp cận văn minh, rất phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Nếu chương trình cũ viết theo lối hàn lâm, lý thuyết thì chương trình mới đã đưa toán học gần gũi hơn qua các bài toán thực tiễn. Giải pháp của thầy đã giúp nhiều đồng nghiệp tiếp cận và giảng dạy chương trình phổ thông mới, không bị bỡ ngỡ mà chủ động, sử dụng linh hoạt các bài toán thực tiễn vào các tiết học một cách hiệu quả, linh hoạt, không rập khuôn theo sách giáo khoa.
Ông Nguyễn Ngọc Ân- Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đánh giá: Cách tiếp cận của thầy Nguyễn Khánh Hoàn rất văn minh và phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới. Hy vọng giải pháp của thầy sẽ nhận được lan tỏa rộng rãi hơn đến nhiều đồng nghiệp để góp phần tạo hứng thú cho học sinh và nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới tại các trường học.
Đánh giá ngoài theo tiêu chuẩn AUN-QA thêm 4 chương trình đạo tạo ĐH Đà Nẵng 4 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài gồm cử nhân sư phạm (SP) Hóa học, cử nhân SP Ngữ văn, cử nhân SP Toán học và cử nhân Đông phương học. Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm phiên khai mạc đánh giá ngoài chất lượng các chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn AUN - QA lần thứ 301. Sáng...