GS Ngô Bảo Châu nói về tương lai học viên ở Viện Toán
GS Ngô Bảo Châu cho biết, ông sẵn sàng đứng ra giới thiệu các em sinh viên năm cuối có năng lực về Toán tới các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới để theo học.
Chia sẻ về lớp học do mình phụ trách tại Viện cao cấp về Toán, GS Châu cho biết, từ khi Viện Toán ra đời mọi thứ đều suôn sẻ hơn so với dự định. “Mọi người tham gia Viện đều rất nhiệt tình, thiện tâm”, GS Châu chia sẻ.
GS Ngô Bảo Châu cũng cho biết, hiện Viện Toán có 2 lớp học đang được triển khai. Các học viên là giảng viên các trường và sinh viên năm cuối các trường ĐH. Viện đang có 14 thành viên trong hội đồng khoa học. Nói chung các lớp học ở dạng này được đánh giá cao về khả năng tiếp cận.
Tuy nhiên, đối với những học viên là giảng viên các trường ĐH cần có cách tiếp cận riêng. Về vấn đề này GS Châu cho biết, mỗi lớp sẽ có những phương pháp riêng không giống nhau. Các giảng viên sẽ được học trên máy với tất cả những gì liên quan tới toán học, từ việc truyền thống trong tin học như nhận dạng tiếng nói, nhận dạng chữ viết, cho tới các ngành mới như vi sinh, nghiên cứu các phần tử tế bào.
GS Ngô Bảo Châu nói rằng, ông sẵn sàng giới thiệu cho các học viên đang theo học tại Viện cao cấp về Toán được ra nước ngoài học tại các trường ĐH nổi tiếng, nếu học viên đó có năng lực.
“Riêng lớp của tôi dạy là Toán lý thuyết gồm hơn 10 em là sinh viên năm cuối các trường ĐH (ĐH QGHN, ĐH Sư phạm, ĐH Khoa học Huế, ĐHQG TP.HCM, cùng với một số em đang làm nghiên cứu ở Mỹ và Hàn Quốc cùng về tham gia lớp học). Các em có trình độ khác nhau nhưng học tập rất sôi nổi, tôi tin vào việc học chủ động chứ không đơn thuần là thầy giáo giảng bài học sinh chép bài”, GS Ngô Bảo Châu cho hay.
GS Châu cũng bật mí, hiện Viện Toán đang có hai chương trình để cho các học viên theo học, hai chương trình này mở ra mới mục đích giúp các em có trình độ không giống nhau sẽ không có cảm giác bị mất phương hướng. Xen kẽ với hai chương trình này là những buổi học nhóm về các vấn đề thời sự trong lý thuyết số. Riêng phần này cũng được chia thành nhiều mảng.
Video đang HOT
Các học viên đang theo học tại Viện cao cấp về Toán.
Một trong những vấn đề khó khăn mà Viện Toán đang gặp phải là phát triển Toán ứng dụng. Về vấn đề này GS Châu cho biết, Toán ứng dụng đòi hỏi kinh phí phải nhiều hơn, từ công sức tới tài chính. Tuy nhiên, bằng năng lực của các Giáo sưToán học hàng đầu Việt Nam, hiện nay chúng ta rất tự tin để mời được các giáo sưhàng đầu quốc tế về giảng dạy tại Viện. Trong tương lai vẫn sẽ tiếp tục thực hiện phương châm này.
Trong một lần thăm Viện cao cấp về Toán, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã gợi ý Viện Toán cần mở rộng đào tạo cho các giảng viên dạy Toán trong các trường ĐH. Tuy nhiên, việc thu hút người học toán, mê toán cần có nhiều phương pháp.
Về vấn đề này, GS Ngô Bảo Châu cho biết không đồng tình khi nói rằng phải cần có một phương pháp nào đó mới thu hút được người học.
“Mọi người nói nhiều tới phương pháp, nhưng theo tôi trước hết người học toán phải có trình độ khoa học. Hiện nay ở nước ta hầu như không có giảng viên có trình độ Tiến sĩ để giảng toán trong trường ĐH, tôi nghĩ là có vấn đề, vì thực tế bạn có phương pháp, có nhảy múa quay cuồng nhưng không hiểu toán thì cũng không dạy được. Thực chất giảng dạy ở các trường ĐH nhỏ không nhất thiết phải có được những công trình nghiên cứu sắc bén, gây được tiếng vang nhưng người đó phải nắm vững kiến thức cơ bản của Toán học”, GS Châu chia sẻ khi nói về việc phát triển nguồn lực giảnh viên dạy Toán ở các trường ĐH.
Được biết, trước đó Viện cao cấp về Toán đã có chương trình phối hợp đào tạo với Viện Toán Trường ĐH Sư phạm Hà Nội để bồi dưỡng nguồn nhân lực. Lớp này đã cho ra lò khoảng hơn 100 em và được gửi sang Pháp học theo Đề án 322. Khi sang Pháp học, các em có cơ hội nhận các học bổng tiến sĩ tại đây. Như vậy, trong vòng 5 năm sẽ có khoảng nửa số đó trở về nước để phục vụ. Tuy nhiên, chương trình đang thực hiện tốt thì mới đây Đề án 322 cạn kinh phí nên chương trình phải dừng lại.
Hiện tại Viện cao cấp về toán đang triển khai các chương trình đào tạo học viên là giảng viên các trường ĐH, các sinh viên năm cuối có học lực giỏi về Toán. GS Châu cho biết, ông sẵn sàng đứng ra giới thiệu các em sinh viên năm cuối có năng lực về toán tới các trường ĐH nổi tiếng trên thế giới để theo học.
GS Ngô Bảo Châu: “Tôi chủ yếu làm việc bằng email” Chia sẻ về những khó khăn, thuận lợi khi phải đi đi, về về trong mỗi lần công tác, GS Ngô Bảo Châu cho biết, bản thân ông cảm thấy có sự khó khăn với gia đình. Bình thường các Giáo sư khác có thể ung dung dùng 2 tháng hè để “ngao du” và nghỉ ngơi, nhưng GS Châu thì dùng 2 tháng đó để về nước làm việc với Viện Toán. “Công việc của tôi chủ yếu làm từ xa và qua email. Lớp học trong Viện thực sự hoạt động tốt hơn so với những gì tôi mong đợi. Tôi chỉ cần giao cho các em làm rồi tôi kiểm tra, nói chung có một số thì không tốt lắm nhưng phần lớn là tốt”, GS Châu chia sẻ.
Theo Giáo Dục Việt Nam
Cơ chế đặc biệt cho Viện Toán
Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán ra đời với kinh phí 650 tỉ đồng cùng cơ chế đặc biệt "việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu và Hội đồng khoa học..."
Dành 650 tỉ đồng từ ngân sách nhà nước để Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán hoạt động, song Chính phủ không yêu cầu Viện phải nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu và Hội đồng khoa học...
Thông tin này được Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định tại buổi lễ ra mắt Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán trong những ngày đầu năm 2012 đã mang lại niềm vui cho không chỉ những người làm về toán học mà cả những người làm khoa học nói chung cũng vui lây. Hoạt động đầu tư cho nghiên cứu dường như đang khởi sắc.
Cơ chế mở
Kể về sự ra đời của Viện Nghiên cứu toán cao cấp, GS Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ. Khi xây dựng Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học giai đoạn 2010-2020 đã xác định, đến năm 2020 toán học Việt Nam có thể xếp hạng xung quanh thứ 40 trên thế giới. Đến năm 2020 đội ngũ giảng viên toán ở các trường đại học ít nhất 70% phải có trình độ tiến sĩ. Khi quyết định chương trình này, giải pháp quan trọng là phải có một viện nghiên cứu cao cấp về toán.
PTT Nguyễn Thiện Nhân tặng hoa cho GS Ngô Bảo Châu
"Lúc đó chúng tôi chưa biết ai sẽ làm giám đốc Viện. Đúng hai ngày sau khi Chính phủ phê duyệt Chương trình trọng điểm quốc gia phát triển toán học giai đoạn 2010 đến 2020 (ngày 17.8.2010), tin về GS Ngô Bảo Châu được nhận giải Fields (Ấn Độ), chúng tôi rất mừng và thấy rằng đây là sự trùng hợp đặc biệt", GS Nhân nhớ lại.
Một điều đặc biệt nữa, lần đầu tiên Chính phủ dành 650 tỷ đồng để Viện hoạt động, Phó Thủ tướng cũng cho biết, Chính phủ không yêu cầu Viện phải nghiên cứu cái gì, việc sử dụng số kinh phí trên như thế nào là quyền của GS Ngô Bảo Châu, Hội đồng khoa học... "Chính phủ chỉ có mong muốn thông qua đây, với quy chế đặc biệt Viện sẽ trở thành một Trung tâm toán học xuất sắc của Việt Nam và khu vực, tạo môi trường làm việc tốt tương đương với các nước đang phát triển. Là nơi trao đổi học tập giữa các nhà khoa học trong nước và nước ngoài" Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Hiện nay số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên toán học và các nhà khoa học nghiên cứu về toán của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Cả nước chỉ có 50 khoa Toán trong các trường đại học, học viện và có khoảng 150 nhà khoa học nghiên cứu về Toán
Nhận trọng trách
GS Ngô Bảo Châu đã đứng ra nhận trọng trách của Chính phủ giao phó. Minh chứng cho điều này, từng động thái chuẩn bị cho sự ra đời của Viện cũng được gấp rút thực hiện. Những ngày đầu năm 2012, về nước 1 tuần, GS Ngô Bảo Châu liền bắt tay vào công việc tại Viện Toán cao cấp. GS Châu chia sẻ, Viện nghiên cứu về toán sẽ hoạt động khác so với những Viện nghiên cứu đang có ở Việt Nam, Viện sẽ không có hoặc có rất ít cán bộ nghiên cứu cơ hữu.
"Viện hoạt động theo mô hình nghiên cứu và tổ chức các nhóm nghiên cứu có quy mô lớn nhỏ khác nhau để cho khác biệt, và từ đó lôi cuốn được nhiều các nhà khoa học quốc tế xuất sắc đến Việt Nam. Đồng thời tạo điều kiện để các nhà khoa học Việt Nam đang làm việc trong nước có cơ hội tiếp xúc với những gì là "nóng hổi" nhất trong môi trường nghiên cứu toán học quốc tế", GS Châu nói.
Sự ủng hộ của Chính phủ đã phần nào chứng minh cho sự "cởi trói" trao quyền tự chủ cho nhà khoa học. Đây cũng là điều mà cộng đồng khoa học Việt Nam mong ước từ lâu. Theo GS Châu, hiện còn có một vài doanh nghiệp ủng hộ những việc cụ thể. Ví dụ, ủng hộ lớn nhất là của ông Đào Hồng Tuyển (Chủ tịch tập đoàn Tuần Châu) đã tặng biệt thự ở Hạ Long cho Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, để các nhà khoa học trong thời gian làm việc có thể đến nghỉ và hội thảo ở đó. "Cũng có khá nhiều người ủng hộ, nhiều doanh nghiệp ủng hộ giấu tên", GS Châu chia sẻ.
Sự kiện ra đời Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, sự ủng hộ của Chính phủ, các doanh nghiệp trong những ngày đầu năm mới 2012 được đánh giá là mốc quan trọng trong lịch sử còn non trẻ của ngành toán học Việt Nam. Trước đó, trong một buổi gặp mặt với bộ Khoa học và Công nghệ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng có những chỉ đạo rất quyết liệt về sự đổi mới cơ chế để tạo môi trường mở khiến cho các nhà khoa học, doanh nghiệp say mê với khoa học, hăng hái đầu tư đổi mới công nghệ. Nếu trong từng thời điểm, từng ngành trọng điểm được tạo cơ chế mở, để nhà khoa học tự chịu trách nhiệm, chắc chắn khoa học sẽ tạo được sự đột phá.
Theo ĐVO
GS Ngô Bảo Châu bày tỏ trăn trở về phát triển Viện Toán Ngày 9/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã tới thăm và làm việc tại Viện nghiên cứu cao cấp về Toán. GS Ngô Bảo Châu - giám đốc khoa học Viện đã có dịp bày tỏ những trăn trở của mình về phát triển Viện Toán. Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) hiện nay đang thuê tại Thư...