GS Ngô Bảo Châu: Giáo trình toán quá cũ, cần nghiên cứu, thay đổi dạy – học

Theo dõi VGT trên

Theo GS Ngô Bảo Châu, giáo trình môn toán được viết từ những năm 1970, theo giáo trình của Nga từ những năm 1940.

Việc dạy toán hiện nay quá chậm, không bắt kịp tốc độ phát triển của xã hội

Chia sẻ tại tọa đàm trong “Ngày hội Toán học mở – MOD HCM năm 2022″ sáng 4-12, tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCM, GS Ngô Bảo Châu bày tỏ trăn trở trước việc dạy toán hiện nay.

Theo GS Ngô Bảo Châu, sinh viên rất ít theo học toán. Khoa toán các trường ĐH gặp khó khăn khi tuyển sinh, đặc biệt là toán ứng dụng.

GS Ngô Bảo Châu: Giáo trình toán quá cũ, cần nghiên cứu, thay đổi dạy - học - Hình 1

Học sinh, sinh viên tham gia các trò chơi ứng dụng môn toán vào thực tiễn tại ngày hội

Video đang HOT

Dẫn giải nhận định trên, GS Ngô Bảo Châu thông tin ở Việt Nam có hơn 400 trường ĐH nhưng chỉ có khoảng 5 khoa toán hoạt động 1 cách đúng nghĩa và có nhiều sinh viên. Đa số các khoa toán hoạt động lèo tèo. Trong khi đó, thực tế việc sử dụng toán học đang càng ngày càng sâu rộng, kiến thức toán học rất cần thiết ngay trong lĩnh vực chuyên môn, kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng… đòi hỏi kiến thức toán chắc chắn.

“Có rất nhiều vấn đề. Các em sinh viên không theo ngành toán không thể đổ lỗi cho các em được, mà trách nhiệm thuộc về chúng ta. Một trong những vấn đề cơ bản ở đây là việc dạy của chúng ta còn quá chậm bắt nhịp với tốc độ phát triển của xã hội. Ví dụ đơn giản là giáo trình môn toán được viết từ những năm 1970, dựa theo giáo trình của Nga từ những năm 1940. Giáo trình đó về mặt toán học thì khá ổn nhưng vô cùng nặng nề. Nếu giáo trình này dạy cho những người làm toán cơ bản thì hơi thiếu song dạy cho người làm toán ứng dụng thì lại quá thừa, không đáp ứng được nhu cầu”- GS Ngô Bảo Châu phân tích.

Ông đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ quan trọng là cần cập nhật chương trình toán, dạy cho toán lý thuyết khác với những người dạy toán kỹ sư, công nghiệp. Việc nghiên cứu thay đổi giáo trình dạy toán đáp ứng yêu cầu hiện nay là vô cùng quan trọng. Dạy đúng những cái cần thiết, không phải cứ mua nguyên phần mềm của nước ngoài về…

Ngày hội Toán học mở – MOD HCM năm 2022 do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP HCM phối hợp với Viện Nghiên cứu cao cấp về toán và Sở GD-ĐT TP HCM tổ chức. Ngày hội với chủ đề “Toán học kết nối – Mathematics” là chuỗi các hoạt động về toán và STEM nhằm tạo cơ hội cho đông đảo học sinh, sinh viên, giáo viên và các nhà toán học, những người làm giáo dục cùng nhau thưởng thức vẻ đẹp của toán học.

Vì sao rất ít sinh viên theo học toán?

Giáo trình dạy toán trong các trường học hiện nay quá cũ, không bắt kịp tốc độ phát triển của xã hội; thiếu tính thực tiễn, ứng dụng, khiến môn toán trở thành nỗi sợ

"Ngày hội Toán học mở - MOD HCM năm 2022" do Trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐHQG TP HCM phối hợp với Viện Nghiên cứu cao cấp về toán và Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM tổ chức ngày 4-12 với hơn 2.000 học sinh (HS), sinh viên (SV) tham dự đã lý giải vì sao cần cấp thiết thay đổi giáo trình, cách tiếp cận môn toán trong các trường học.

Nỗi ám ảnh của học sinh, sinh viên

Nhận định về thực trạng đào tạo SV toán hiện nay, GS Ngô Bảo Châu, Giám đốc khoa học Viện Nghiên cứu cao cấp về toán, thẳng thắn cho rằng hiện rất ít SV theo học toán. Có thể dẫn chứng, khoa toán tại các trường ĐH gặp nhiều khó khăn khi tuyển sinh, đặc biệt là toán ứng dụng. GS Ngô Bảo Châu dẫn chứng ở Việt Nam với hơn 400 trường ĐH nhưng chỉ có khoảng 5 khoa toán hoạt động một cách đúng nghĩa và có nhiều SV. Trong khi đó, thực tế hiện nay, việc sử dụng toán học ngày càng sâu rộng, kiến thức toán học rất cần thiết; ngay trong lĩnh vực chuyên môn, kinh doanh, quản lý chuỗi cung ứng... đòi hỏi kiến thức toán phải thật sự chắc chắn.

Vì sao rất ít sinh viên theo học toán? - Hình 1

GS Ngô Bảo Châu cùng các chuyên gia toán học tại ngày hội

Các chuyên gia, nhà giáo tại chương trình cũng bày tỏ ý kiến xung quanh vấn đề hiện nay nhiều HS, SV xem môn toán là nỗi ám ảnh, thậm chí có những em dù rất đam mê nhưng chỉ học được giữa chừng phải bỏ ngang vì... không tìm thấy hướng ra. GS Ngô Bảo Châu cho rằng có rất nhiều vấn đề. "SV không theo học ngành toán không thể đổ lỗi cho các em được, mà trách nhiệm thuộc về chúng ta. Một trong những vấn đề cơ bản ở đây là việc dạy của chúng ta còn bắt nhịp quá chậm với tốc độ phát triển của xã hội" - GS Châu thẳng thắn. Ông lấy ví dụ đơn giản là giáo trình môn toán được viết từ những năm 1970 dựa theo giáo trình của Nga từ những năm 1940. Giáo trình đó về mặt toán học thì khá ổn nhưng vô cùng nặng nề. Nếu giáo trình này dạy cho những người làm toán cơ bản thì hơi thiếu, song dạy cho người làm toán ứng dụng lại quá thừa, không đáp ứng được nhu cầu. "Nhiệm vụ quan trọng là cần cập nhật chương trình toán, dạy toán lý thuyết khác với những người dạy toán kỹ sư, công nghiệp. Việc nghiên cứu thay đổi giáo trình dạy toán nhằm đáp ứng yêu cầu hiện nay là vô cùng quan trọng. Dạy đúng những cái cần thiết, không phải cứ mua nguyên phần mềm của nước ngoài về..." - GS Ngô Bảo Châu nhận định.

Học toán tránh chỉ học công thức

Nhiều nhà quản lý giáo dục và các chuyên gia về toán nhận định có một thực tế lâu nay là các giáo trình, sách giáo khoa môn toán quá ôm đồm kiến thức, nặng tính hàn lâm khiến môn toán lẽ ra là môn học có tính ứng dụng rất nhiều lại mang tiếng "oan" là khô khan và... chán. TS Trần Nam Dũng, Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông Năng khiếu - ĐHQG TP HCM, nhận định trong chương trình phổ thông, HS đã được học khái niệm cơ bản về quy hoạch tuyến tính hay bộ môn giải tích liên quan rất nhiều đến ứng dụng. Điểm đặc biệt lớn nhất trong Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở môn toán là đưa mạch thống kê và xác suất dạy xuyên suốt từ lớp 2 đến lớp 12. "Trước đây, môn thống kê, xác suất chỉ được đưa vào dạy một chút ở lớp 7 và lớp 10, lại không được chú trọng lắm vì thường không có ra thi, giáo viên thường dạy rất lớt phớt. Điều này rất tai hại vì thống kê, xác suất lại ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực" - ông Dũng nói.

TS Trần Nam Dũng cũng cho rằng để có thể làm việc tốt, ứng dụng những kiến thức toán học trong trường phổ thông, ĐH vào các lĩnh vực hoạt động của xã hội thì trước tiên, người học phải học tập một cách nghiêm túc và chủ động. Đừng chỉ học những lý thuyết suông mà phải tìm hiểu tính ứng dụng của kiến thức đó từ giáo viên, giảng viên, các bài giảng trên internet để nắm kiến thức vững vàng. Ngoài ra, nên dành thời gian để có những trải nghiệm, thực nghiệm.

Theo GS Ngô Bảo Châu, trong việc học toán, nhiều em thường chỉ áp dụng công thức nhưng lại ngại hiểu tại sao như thế, yên tâm rằng không cần hiểu. "Thực ra như thế là sai. Bởi lẽ, chuyện học công thức thì ai cũng học được, chỉ cần tra Google cũng ra công thức. Trong cuộc sống cạnh tranh, hơn nhau ở chỗ chỉ hiểu hơn một chút chứ không phải là tra Google nhanh hơn. Ngoài việc làm như thế nào, chúng ta phải hiểu ra sao, đó là điều mà người học toán phải nắm" - GS Ngô Bảo Châu chia sẻ.

Lấy thực tế từ hoạt động cần rất nhiều ứng dụng của môn toán là logistics, ông Phí Anh Tuấn, chuyên gia USAID - IPSC, cho biết nhiều HS, SV hay đặt câu hỏi là học toán có lợi gì, tại sao phải học về tổ hợp, tích phân...? Học những cái này có giúp tăng lương không? "Điều quan trọng nhất khi học toán là tạo cho mình tư duy có tính hệ thống. Cứ đặt ra các câu hỏi như vậy đôi khi lại khiến chúng ta mất đi tình yêu đối với toán học" - ông Tuấn nói.

Tăng cường các bài toán vận dụng từ thực tiễn

Tại TP HCM, trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp giảng dạy, cách ra đề thi và cách kiểm tra, đ.ánh giá theo hướng vận dụng lý thuyết để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn được đặc biệt chú trọng.

Ông Nguyễn Bảo Quốc, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, cho biết qua ý kiến của các chuyên gia, nhà giáo, các trường THPT và thầy cô có thêm kinh nghiệm và cũng sẽ nỗ lực để giúp HS TP HCM có thêm niềm đam mê với toán học và vận dụng được trong thực tiễn.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Diễn viên Quốc Hùng qua cơn nguy kịch nhưng 'vỡ gan độ 4 khó nói trước'
21:37:51 01/07/2024
Mai Phương Thúy nói lý do đi dép bệt, "né" ống kính khi dự lễ cưới Midu
21:01:31 01/07/2024
Lưu Sở Điềm: Tiểu mỹ nhân Cbiz bị cấm "dao kéo", khiến Triệu Lộ Tư "nhục mặt"
19:40:04 01/07/2024
Xuân Bắc xưng hô "tao" với Tự Long còn nói thẳng điều này
23:17:24 01/07/2024
Vì sao danh ca Thái Thanh qua đời không muốn đưa vào chùa, yêu cầu con gái đặt tro cốt ở nhà?
20:13:27 01/07/2024
Trớ trêu nữ diễn viên bị chính bạn trai và tình nhân hợp sức gài làm "tiểu tam", lừa chiếm đoạt t.iền tỷ
20:49:02 01/07/2024
Vừa ly hôn, tôi nhận ra mình mắc sai lầm nghiêm trọng nhưng không thể cứu vãn
23:27:16 01/07/2024
Suri Cruise hẹn hò bạn trai, Tom Cruise lái trực thăng đi chơi với con trai nuôi
21:33:45 01/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Mách nàng cách diện áo sơ mi voan mỏng vừa đẹp vừa kín đáo

Thời trang

23:41:06 01/07/2024
Với 4 cách diện áo sơ mi voan mỏng dưới đây, các nàng tha hồ biến hóa để có set đồ vừa đẹp vừa kín đáo.Áo sơ mi voan mỏng sẽ trở nên thanh lịch, kín đáo hơn nếu các nàng biết 4 cách mặc dưới đây.

ILLIT được Billboard vinh danh tân binh K-Pop của tháng

Nhạc quốc tế

23:37:06 01/07/2024
Billboard mới đây đã công bố ILLIT đạt danh hiệu tân binh của tháng 6 và đồng thời là nhóm nhạc K-Pop đầu tiên làm được điều này. Tờ báo sau đó cũng giải thích rõ ràng lý do lựa chọn nhóm nhạc mới của HYBE cho danh hiệu tân binh.

Top 4 con giáp nữ dễ bị dụ dỗ vì những lời đường mật

Trắc nghiệm

23:24:51 01/07/2024
Con giáp Thân đứng đầu bảng xếp hạng bởi họ là những người dễ bị tan chảy trước những lời nói ngọt ngào. Các bạn nữ t.uổi Thân khá thông minh, tuy nhiên họ lại dễ dàng bị những thứ đẹp đẽ làm cho tâm trí bị mê muội.

Nam ca sĩ khóc ngay tập đầu "Anh trai vượt ngàn chông gai": Tính cách ngoài đời khác hoàn toàn trên sân khấu, có vợ xinh như hot girl

Sao việt

23:14:00 01/07/2024
Nam ca sĩ nhạc rock Đỗ Hoàng Hiệp đang nhận được nhiều tình cảm của khán giả sau tập đầu tiên Anh trai vượt ngàn chông gai .

Điểm tên những địa điểm đẹp nhất khi du lịch Cửa Lò, Nghệ An

Du lịch

23:00:21 01/07/2024
Nếu không muốn nuối tiếc sau chuyến đi du lịch Cửa Lò, Nghệ An, bạn đừng bỏ qua những địa điểm đẹp nhất, hấp dẫn và thú vị nhất dưới đây.

"Tóm gọn" 2 nam ca sĩ hạng A hẹn hò đôi, tình tứ đút thức ăn cho bạn gái giữa quán ăn

Sao châu á

22:52:01 01/07/2024
Mặc dù chất lượng của video khá thấp, cư dân mạng cho rằng 2 người đàn ông trong video này là Mino (WINNER) và PO (Block B) - đôi bạn thân đình đám Kpop.

Công thức pha chế trà sữa ô long chuẩn vị ngon như ngoài hàng

Ẩm thực

22:41:10 01/07/2024
Bạn còn chần chừ gì mà không vào bếp làm ngay 1 ly trà sữa ô long để giải toả cơn thèm! Hương trà ô long thơm ngào ngạt, hoà quyện với vị sữa béo ngậy tạo nên một thức uống ngon khó cưỡng.

Nhiều động vật quý hiếm, nguy cấp lộ diện nhờ bẫy ảnh

Lạ vui

22:26:14 01/07/2024
Bẫy ảnh tại Khu dự trữ thiên nhiên Động Châu - Khe Nước Trong (Quảng Bình) đã phát hiện nhiều loài thú quý hiếm, nguy cấp cần bảo tồn như: Chà vá chân nâu, Gấu ngựa, Voọc Hà Tĩnh, Thỏ vằn,...

Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế

Thế giới

22:02:09 01/07/2024
Một lợi thế nữa của Shelltec là tính chất có thể tái sử dụng liên tục. Mũ bảo hiểm Shellmet cũ sẽ được nghiền nát và tái chế để tạo ra một Shellmet mới.

Tom Cruise yêu con trai nuôi hơn con gái ruột?

Sao âu mỹ

21:54:46 01/07/2024
Siêu sao Tom Cruise được nhìn thấy bước xuống trực thăng cùng con trai nuôi Connor Cruise ở trung tâm London vào cuối tuần qua.

Phim đầu tiên trong năm 2024 cán mốc 1 tỉ USD phòng vé toàn cầu

Hậu trường phim

21:51:25 01/07/2024
Bộ phim Inside Out 2 của Pixar đã vượt 1 tỉ USD tại phòng vé toàn cầu trong vòng chưa đầy 3 tuần ra mắt. Phim đạt mốc này trong thời gian nhanh nhất so với bất kỳ bộ phim hoạt hình nào trong lịch sử.