GS Mai Ngọc Chừ không nên “tôn trọng” như thế!
Nhà nước, ngành Giáo dục đã trao cho các thầy vị trí, vai trò, trách nhiệm trong hội đồng thẩm định thì các thầy có quyền quyết “Có” hoặc “Không” với tác giả biên soạn sách giáo khoa. Không nên “tôn trọng” như thế!
Trong bài viết “SGK Tiếng Việt lớp 1 có “sạn”, trách nhiệm của Hội đồng thẩm định ở đâu?”, GS Mai Ngọc Chừ, cho biết những truyện như cua cò và đàn cá, 2 con ngựa… Hội đồng cũng đã khuyến cáo nhóm tác giả thay bằng ngữ liệu khác. Như vậy có nghĩa, Hội đồng đã có khuyến cáo, đã có biên bản và chỉnh sửa, tuy nhiên quan niệm của mỗi người có thể khác nhau.
Ảnh minh họa.
Có người cho rằng những nội dung này dạy trẻ em lừa lọc, nhưng quan điểm của nhóm tác giả nói rằng dạy trẻ biết những người lừa lọc hay lười biếng sẽ phải trả giá. Giáo viên khi dạy sẽ rút ra bài học, dạy các em sống chân thật, chăm chỉ. Những gì sai, Hội đồng đã yêu cầu sửa, nhưng cũng có những cái phù hợp và hội đồng cũng phải tôn trọng ý kiến của nhóm tác giả.
Video đang HOT
Cá nhân tôi thấy cách giải thích của GS chưa thuyết phục. Thứ nhất, nội dung trong SGK cho học sinh, nhất là học sinh lớp 1 thì chỉ nên đặt ở hai mức độ, “Phù hợp” và “Không phù hợp” chứ không nên có “phù hợp cao”, “phù hợp trung bình”. Hai mức độ này quả là khó định lượng!
Thứ hai, với học sinh lớp 1, nhận thức đang ở giai đoạn bắt chước, tư duy trực quan thì bài đọc không nên có nhiều thông điệp, nhiều ý nghĩa. Nhất là khi cái ý nghĩa mà nhóm biên soạn muốn chuyển vào đầu học trò lại “ẩn nấp” quá kỹ dưới một lớp nghĩa khác – tiêu cực, dung tục và thô thiển – “đè” lên trên. Tư duy của học trò lớp 1 khó có thể đào sâu các lớp nghĩa trong bài học như GS nêu. Bài học cho học sinh lớp 1 thông điệp cần đơn giản, dễ hiểu, rõ ràng và chỉ nên có 1 thông điệp, tương tự văn bản hành chính, không thể để người đọc có thể suy luận sang một cách hiểu thứ hai.
GS.TS Mai Ngọc Chừ, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định SGK Tiếng Việt 1. Ảnh: KT
Thứ ba, Nhà nước, ngành Giáo dục đã trao cho các thầy vị trí, vai trò, trách nhiệm trong hội đồng thẩm định thì các thầy có quyền quyết “Có” hoặc “Không” với tác giả biên soạn sách giáo khoa. Không nên “tôn trọng” như thế! Hội đồng nào cũng “tôn trọng” như vậy (nếu nhóm biên soạn sai thật) thì cứ đi sửa mãi à? Chúng ta đều biết mỗi lần sửa đồng nghĩa với một thế hệ học trò đã ngấm đủ cái sai trong sách! Sửa được sách cho lứa học sinh khóa sau nhưng không sửa được những cái đã thấm trong đầu các em.
Ở Việt Nam tôi nghiệm ra các GS ít khi chịu nhau, ngành nào cũng thế. Ở khía cạnh tích cực, tố chất phản biện khoa học này buộc phải có ở những người làm nghiên cứu, nhưng cái cốt yếu là phải đi đến thống nhất, tức là một bên sẽ phải chấp nhận “thua” sau khi không thể đưa ra chứng lý hoặc không thể thuyết phục được bên kia, đằng này sau khi các GS nhà ta tranh luận nảy lửa là thầy nào thầy nấy cắp cặp… về.
Những câu chuyện tương tự tôi cũng thấy khi “ngồi chầu rìa” ở một số hội nghị, hội thảo, hội đồng… về thay sách giáo khoa năm 2000. Tuy nhiên với ngành giáo dục có thêm đặc thù là, khi người biên soạn, chủ biên… thuộc hàng cây cao bóng cả, là những GS tên tuổi lừng lẫy, thậm chí từng là thầy của nhiều thầy trong hội đồng thẩm định thì tiếng nói phản biện khoa học nơi đó thì thầm, yếu ớt lắm! Hội đồng thẩm định thấy trong sách có đôi chỗ gờn gợn chả nhẽ đứng lên nói thầy sai.
Tôi vẫn hy vọng mấy bộ sách giáo khoa vừa rồi không vướng vào tình cảnh đó./.
Cần lấy học sinh làm trung tâm
Cuộc tranh luận về SGK tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều đã và đang làm rõ rất nhiều điều. Có một yếu tố tôi rất chú ý, đó là lập trường, cái nhìn của các tác giả SGK và hội đồng thẩm định đối với trẻ em khi biên soạn và thẩm định sách.
Học sinh lớp 1 ở TP.HCM học đánh vần - Ảnh: TỰ TRUNG
Trên mặt báo và mạng xã hội có một cuộc tranh luận dữ dội xung quanh việc các ngữ liệu đưa vào có phù hợp, các từ dùng trong sách cho là phản cảm, có mang tính giáo dục không. Người chỉ trích bảo "không phù hợp", người ủng hộ bảo "không vấn đề gì". Sự khác biệt giữa họ không phải là sự khác biệt về phương pháp, kỹ thuật phân tích, đọc hiểu thông tin mà đó là sự khác biệt về tiêu chuẩn giá trị.
Tiêu chuẩn giá trị đó được quyết định bởi việc người ta đứng ở đâu để nhìn nhận và đánh giá. Người ta sẽ đứng ở góc độ coi trẻ em - học sinh, chủ thể sử dụng sách, chủ thể việc học ở trường và là sản phẩm cuối cùng của giáo dục để xem xét vấn đề hay nhìn nhận chúng từ lập trường, lợi ích của người lớn, những người hầu như không chịu tác động của cuốn sách và các hoạt động giáo dục có sử dụng sách?
Nếu như thừa nhận lý thuyết, quan điểm "lấy học sinh làm trung tâm" khi thiết kế và tiến hành các hoạt động giáo dục cũng như xây dựng, vận hành một nền giáo dục hiện đại thì phải coi trẻ em - học sinh là đối tượng tối ưu tiên. Tất cả mọi thứ làm trong giáo dục cuối cùng đều phải được suy xét xem nó có mang lại lợi ích, sự phát triển lành mạnh cho trẻ em, học sinh hay không. Từ đó, các nội dung, phương pháp giáo dục phải được lựa chọn xuất phát từ phía các em, từ cái nhìn của các em, phản ánh cuộc sống, kinh nghiệm, hoài bão, mơ ước và thậm chí nếu cần là những trăn trở, nỗi buồn của các em.
Tuy nhiên, từ cuộc tranh luận về SGK nói trên, khi soi xét kỹ SGK người ta thấy các ngữ liệu được đưa vào sách và triết lý xuyên suốt cuốn sách chưa phản ánh rõ tư duy "lấy trẻ em - học sinh làm trung tâm". Cuộc sống của trẻ em Việt Nam thế kỷ 21 ở đâu trong các ngữ liệu được sử dụng trong sách?
Những ngữ liệu trong sách hoặc là tóm tắt, phóng tác từ bản dịch của tác giả nước ngoài, hoặc là do tác giả tự viết nhưng nội dung của nó không dựa trên trải nghiệm, cuộc sống của học sinh. Ta sẽ thấy điều này rõ hơn khi so sánh với các SGK dạy tiếng mẹ đẻ của nước ngoài. Chẳng hạn, ở SGK của Nhật dành cho lớp 1 cho dù dạy học sinh về chữ, cách ghép vần họ vẫn đưa vào đó các giáo tài (ngữ liệu) phản ánh sinh hoạt của cuộc sống đương đại của trẻ thơ như đi dã ngoại, sử dụng thư viện...
Nhìn lại SGK tiếng Việt của Việt Nam mà cụ thể là bộ Cánh Diều (rất có thể rộng hơn là cả các bộ khác nữa), người ta không thấy bóng dáng của cuộc sống trẻ em thời hiện đại. Các em đang suy nghĩ gì, mơ ước gì, khổ đau vì điều gì, các em đang chơi ở đâu, đang học cái gì? Đấy là điều đáng lưu tâm và suy ngẫm.
TS Giáp Văn Dương: Lỗi trong Tiếng Việt 1 có thể lặp lại ở SGK khác Dù có cái nhìn lạc quan về các bộ sách giáo khoa lớp 1 năm nay, TS Giáp Văn Dương cho rằng quá trình biên soạn, thẩm định, chọn sách giáo khoa hiện nay còn có nhiều lỗi. Sách Tiếng Việt 1, bộ Cánh diều, bộc lộ nhiều vấn đề về ngữ liệu, sau một thời gian đưa vào sử dụng. Nhiều người...