GS Hồ Ngọc Đại nói gì về việc tìm triết lý cho giáo dục Việt Nam
GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, lâu nay chúng ta không có một triết lý giáo dục nào. Triết lý giáo dục ngày nay là “ hợp tác”, đó là quan hệ hợp tác giữa thầy – trò, giữa thầy với thầy; giữa trò với trò; nhà trường – xã hội; nhà trường – gia đình; các tổ chức xã hội với nhau.
GS Hồ Ngọc Đại
Trao đổi với PV báo Tiền Phong, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, phải có triết lý giáo dục để định hướng cho giáo dục. Như Đảng là có cương lĩnh thì giáo dục phải có triết lý để bền vững được.
GS Hồ Ngọc Đại nêu: “Hôm 5/1, Bộ GD&ĐT đã tổ chức cuộc hổi thảo về triết lý giáo dục. Tôi nghe các bài phát biểu về triết lý giáo dục thì thấy, các ý kiến chưa mang tư duy khoa học, tư duy thời đại mà chỉ xào xáo ra những cái đã có trong quá khứ để dễ nghe hơn, chứ không có gì mới”- GS Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh.
Cũng theo GS Đại, có ý kiến cho rằng, triết lý giáo dục phải là “ hội nhập”. Nhưng theo GS Đại, hội nhập là “hỏng” mà phải là “hợp tác”. Vì “hợp tác” là anh theo tôi, tôi cũng theo anh và cả hai bên theo nhau.
“Đề cao việc hội nhập là không nên. Trong giáo dục, thời đại mới, cái gì cũng phải hợp tác”- GS Đại quan điểm.
Cũng theo GS Đại, chúng ta cần tìm và có một triết lý giáo dục. Nếu không có triết lý, giáo dục sẽ vận động lung tung. Khi có triết lý, chúng ta có cái chỉ đường. Triết lý là cái có trước, định hình sẵn.
Cũng theo ông, hiện giáo dục Việt Nam vẫn triết lý cũ, nó chỉ đúng trong thời đại của nó chứ hiện tại thì không còn phù hợp nữa. Triết lý hợp tác mới là điều cần thiết, sẽ là nền tảng để thay đổi học trò.
“Xã hội hiện đại là xã hội hợp tác tất cả các cấp độ, từ quốc gia đến cá nhân. Và hợp tác là đến từ 2 phía, tương tác hỗ trợ nhau”- GS Đại nhấn mạnh.
Chương trình phổ thông mới không có gì….mới?
Video đang HOT
GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông mới vừa được thông qua thực chất không có nhiều cái mới. Vì theo GS, chương trình mới vừa được công bố chưa có nhiều thay đổi về tư tưởng lý thuyết và công nghệ thực thi.
“Một giải pháp mới phải có hai cái mới. Một là tư tưởng mới, hai là công nghệ mới. Hai cái này đều chưa có nhiều thay đổi trong chương trình phổ thông mới”- GS Đại nhấn mạnh.
GS Đại cho rằng, chương trình giáo dục phổ thông mới có thể gọn hơn chương trình cũ nhưng không có gì mới: “Nó chỉ thu gọn lại hơn so với chương trình cũ”- GS nhấn mạnh.
Theo GS Hồ Ngọc Đại, công nghệ thực thi của chương trình mới về cơ bản vẫn là thầy giảng, trò ghi nhớ. Trong khi đó, mới phải là thầy không giảng, học trò cũng không cần quá cố gắng.
GS Hồ Ngọc Đại cũng chỉ ra rằng, có một “điểm mới nhất” của chương trình thể hiện trong thiết kế nội dung là việc chương trình sẽ dạy tích hợp.
GS Đại cho rằng, hãy nhìn cái chén uống nước này. Cái chén là cái chén, không thể dùng nó để chặn giấy, để đựng đồ được, chức năng chính của nó là uống nước. Cũng giống như việc tích hợp lịch sử và địa lý.
“Ở trong khoa học luôn có một triết học. Mỗi một cái trong cuộc đời tồn tại một đối tượng, hoàn toàn thuần túy. Phải thuần túy là một, vì thế, tích hợp là không đúng. Tư duy kiểu cũ là sắm một cái để làm được nhiều cái, còn tư duy kiểu hiện đại là cái nào ra cái ấy. Tích hợp là điều đừng nên “chạm” vào. Việc tích hợp môn Sử- môn địa vào với nhau làm sao tích hợp được. Sử phải là sử, địa là địa. Tất nhiên Sử xảy ra ở một địa phương nào đấy. Nhưng tích hợp nhiều môn vào, về khoa học không hợp lý”- GS Hồ Ngọc đại chỉ ra.
Cũng theo GS Đại, hiện vẫn là thế hệ già dạy trẻ nhưng lẽ ra phải căn cứ vào thế hệ trẻ để dạy nó. Hai phạm trù này khác nhau. Phải kết hợp nhuần nhuyễn, lấy cái ổn định lâu dài làm nền tảng để xây dựng triết lý mới trong xã hội hiện đại.
GS Đại cho rằng, thời Khổng Tử đến nay là khoảng 2.000 năm và nền giáo dục mấy nghìn năm ấy ít có sự thay đổi. Nhưng trẻ con và giáo dục ở thế kỷ 21 đã khác và có những cái thế hệ trước không bao giờ có.
“Muốn thay đổi cơ bản và toàn diện về giáo dục thì phải thay đổi cơ bản lý thuyết về giáo dục và công nghệ giáo dục (hay gọi là quá trình thực tiễn)”- GS Hồ Ngọc đại nhấn mạnh.
ĐỖ HỢP
Theo Tiền phong
Chương trình phổ thông mới: 'Không mới về công nghệ, tư duy'
Đó là chia sẻ của GS Hồ Ngọc Đại liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vừa được Bộ GD&ĐT ban hành. Theo ông, cách thiết kế chương trình tuy gọn gàng hơn nhưng vẫn còn nhiều điểm cần lưu ý, như về việc dạy học tích hợp hay công nghệ thực thi chương trình chưa có gì mới, còn theo kiểu "nông dân".
Vẫn mang tính "học trò trong phòng thi"
Trao đổi với PV Báo PNVN ngày 7/1, GS Hồ Ngọc Đại cho biết, một chương trình mới phải đảm bảo được hai yếu tố quyết là tư tưởng và công nghệ thực thi. Tuy nhiên, ông chưa thấy rõ hai yếu tố này trong chương trình mới.
"Tôi thấy tư duy của chương trình này vẫn mang tính "học trò trong phòng thi", trong khi công nghệ thực thi thì chẳng có gì mới" - ông nhìn nhận.
Theo GS Hồ Ngọc Đại, công nghệ thực thi của chương trình mới về cơ bản vẫn là thầy giảng, trò ghi nhớ. Trong khi đó, mới phải là thầy không giảng, học trò cũng không cần quá cố gắng. "Việc học là việc bình thường, hàng ngày. Sự cố gắng là khi chống lại tự nhiên thì mới cố gắng chứ tôi không thấy phù hợp khi phải ra sức khẩu hiệu phấn đấu, quyết tâm "Đi học phải là hạnh phúc, mỗi ngày đến trường hãy để cho trẻ là một ngày vui" - ông nói.
Nói về tư duy của chương trình thể hiện trong cách thiết kế nội dung, GS Hồ Ngọc Đại thẳng thắn, các tích hợp liên môn của chương trình mới không tư duy bằng khái niệm mà tư duy kiểu "nông dân", giống như kiểu sắm một cái dao để làm một lúc nhiều việc khác nhau. Tư duy hiện đại, theo ông phải là "cái nào ra cái ấy".
"Hãy nhìn cái chén uống nước này. Cái chén là cái chén, không thể dùng nó để chặn giấy, để đựng đồ được, chức năng chính của nó là uống nước. Cũng giống như việc tích hợp lịch sử và địa lý, hai môn này làm sao mà tích hợp được? Sử là sử, địa là địa. Sử vẫn là môn học vô cùng quan trọng, đứng độc lập thì mới thể hiện được trọn vẹn giá trị của môn học" - GS Hồ Ngọc Đại nêu quan điểm.
GS Hồ Ngọc Đại mượn chiếc chén uống nước để phân tích về dạy học tích hợp. Ảnh: D.H
Với chương trình mới, GS Hồ Ngọc Đại nhìn nhận rằng có thể gọn gàng hơn chương trình cũ nhưng về bản chất không có gì mới mang tính đột phá, cơ bản vẫn như "vỏ mới ruột cũ". Nếu thực hiện không khéo sẽ dễ "đâu lại vào đấy".
Ông cũng chia sẻ rằng, không ít giáo viên tâm tư với ông về các phương pháp dạy học theo chương trình mới. Bởi có một thực tế là với phương pháp cũ, trẻ có thể thực thi nhưng với thời điểm hiện tại, trẻ có thể sẵn sàng "chống lại", nêu lên chính kiến của mình. "Giáo viên họ thấm điều này, chỉ có điều họ không dám "kêu" mà thôi! Kỹ năng của thế hệ giáo viên mới phải là biết nghe và hướng dẫn trẻ chứ không phải áp đặt chúng" - GS Hồ Ngọc Đại khẳng định.
Triết lý phù hợp nhất là "giáo dục hợp tác"
Nói rộng ra về triết lý giáo dục thời điểm hiện tại của giáo dục nước nhà, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng nhất thiết phải đặt ra vấn đề này để bàn thảo. Thực ra phạm trù rộng lớn này đã được bàn thảo nhưng vẫn "chưa đâu vào đâu, phần lớn mang tính trích dẫn". Khi đặt ra chương trình mới, triết lý giáo dục lại càng là vấn đề bức thiết, bởi nếu không có triết lý chỉ dẫn, mọi thứ dễ trở nên "lộn xộn, lung tung" - theo cách nói của ông.
GS Hồ Ngọc Đại cho biết, có hai triết lý mà ông thấy rõ ràng trong quá khứ là triết lý phục tùng của Khổng Tử. "Cả nước phục tùng vua, trong nhà phục tùng cha, học trò phục tùng thầy, vợ phục vụ chồng. Xã hội đẳng cấp thì giáo dục phục tùng là đúng" - ông nói.
Triết lý thứ 2 thuộc về Karl Marx đó là triết lý đấu tranh, điều này cũng phù hợp với lịch sử trong một xã hội giai cấp.
Ảnh minh họa
Với thời điểm hiện tại của xã hội hiện đại, GS Hồ Ngọc Đại cho rằng triết lý phù hợp nhất là "giáo dục hợp tác". Đó là hợp tác giữa trẻ, giữa nhà trường và trẻ em, nhà trường và gia đình... "Giới này là của cá nhân, xã hội hiện đại thuộc phạm trù cá nhân. Phải tổ chức hợp tác giữa thầy trò, các trò, cha mẹ con cái, nhà trường và gia đình, phải là sự hợp tác" - ông cho hay.
Cũng theo ông, hiện giáo dục Việt Nam vẫn triết lý cũ, nó chỉ đúng trong thời đại của nó chứ hiện tại thì không còn phù hợp nữa. Triết lý hợp tác mới là điều cần thiết, sẽ là nền tảng để thay đổi học trò. Xã hội hiện đại là xã hội hợp tác tất cả các cấp độ, từ quốc gia đến cá nhân. Và hợp tác là đến từ 2 phía, tương tác hỗ trợ nhau.
"Hiện vẫn là thế hệ già dạy trẻ nhưng lẽ ra phải căn cứ vào thế hệ trẻ để dạy nó. Hai phạm trù này khác nhau. Phải kết hợp nhuần nhuyễn, lấy cái ổn định lâu dài làm nền tảng để xây dựng triết lý mới trong xã hội hiện đại. Thế hệ 2001 trở đi là thế hệ hoàn toàn mới, chưa hề có trong lịch sử, làm sao có thể dùng lại nền giáo dục cổ truyền được" - ông đặt vấn đề.
Nhật Lam
Theo phunuvietnam
Hệ sinh thái giáo dục tại IEC Quảng Ngãi đạt chuẩn quốc tế Vừa qua, hội thảo "Khám phá hệ sinh thái giáo dục tại IEC Quảng Ngãi - đặc khu giáo dục được Tập đoàn Nguyễn Hoàng triển khai với đầy đủ các cấp học, gồm hệ chất lượng cao hội nhập quốc tế, hệ song ngữ và hệ quốc tế hoàn toàn - đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Tiến sỹ...