Gravton Quanta – xe máy điện Ấn Độ giá 1.300 USD
Mẫu xe điện sử dụng pin lithium 3 kW và có thể di chuyển 150 km sau mỗi lần sạc đầy.
Công ty khởi nghiệp tại Ấn Độ, Gravton vừa giới thiệu ra thị trường mẫu xe điện Quanta. Đây là thành quả sau 5 năm nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm… để công ty cho ra đời chiếc xe điện phù hợp với thói quen sử dụng của người bản địa. Các chi tiết, linh kiện được sản xuất hoàn toàn tại Ấn Độ.
Xe điện Quanta của công ty Ấn Độ.
Quanta có thiết kế khung sườn linh hoạt, dễ sử dụng, mang lại sự thoải mái, cũng như tiện lợi khi khoang chứa đồ đặt ở ngay vị trí để chân. Cụm pin lithium-ion có thể tháo rời để sạc.
Công ty cũng công bố khả năng di chuyển 150 km sau mỗi lần sạc đầy cụm pin trên xe Quanta. Với một cục pin dự phòng sạc đầy được đặt ở dưới vị trí để chân, chiếc Quanta có thể di chuyển tổng quãng đường 300 km.
“Trái tim” của Quanta là một motor không chổi than, công suất 3 kW tương đương với 4 mã lực, cho phép chiếc xe có thể tăng tốc lên đến 70 km/h.
Xe có giá khoảng 1.300 USD.
Video đang HOT
Gravton cũng giới thiệu Hệ sinh thái hoán đổi (SES), một giải pháp di chuyển thông minh trong đô thị. Thiết kế xe mang lại tiện ích tối đa bởi Quanta có thể xác định vị trí trạm sạc, thay pin. Các trạm sạc này có tính năng sạc nhanh, chỉ mất 90 phút để nạp đầy pin.
Quanta được bán ra với mức giá phải chăng, tương đương 1.300 USD tại Ấn Độ. Công ty bảo hành pin lên đến 5 năm, cũng như đảm bảo pin được thay thế dễ dàng.
Xóa bỏ định kiến xe điện hai bánh "rẻ và rởm"
Việc VinFast mở màn năm 2021 bằng Theon - mẫu xe điện hai bánh với giá công bố lên tới trên 80 triệu đồng khi bán ra vào tháng 3-2021 khiến nhiều người bất ngờ, bởi lâu nay, những chiếc xe nhóm này luôn bị coi là lựa chọn giá rẻ, xuất xứ lộn xộn, kèm theo chất lượng hết sức hạn chế.
Định kiến xe điện là sản phẩm rẻ tiền, tạm bợ đang níu chân các nhà sản xuất có ý định nghiêm túc trong cuộc chơi sản phẩm mới.
Đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm. Năm 2019, Piaggio từng hoàn tất thử nghiệm để bán ra thị trường Việt Nam chiếc xe điện đầu tay Vespa Elettrica - vốn được phát triển dựa trên Vespa Primavera nhưng trang bị mô tơ điện 3,5kW cho mô men xoắn cực đại 200Nm. Ở thời điểm đó, giá lăn bánh của mẫu xe nhập khẩu nguyên chiếc này được tạm tính tới 150 triệu đồng.
Tương tự, Honda từ năm 2017 đã lên kế hoạch đưa ra thị trường Việt Nam mẫu xe PCX EV thuần điện với giá dự kiến khoảng 85 triệu đồng, nhưng tới nay vẫn ngập ngừng chưa bán ra vì lý do riêng.
Dù tham vọng của hai đại gia hàng đầu trong lĩnh vực xe máy tại Việt Nam chưa thành hiện thực, nhưng thị trường trong nước lúc này không thiếu các mẫu xe điện hai bánh cao cấp với mức giá ngang hoặc thậm chí vượt xe tay ga sử dụng động cơ đốt trong.
Có thể kể tới Yadea G5 (39,9 triệu đồng), Mbigo MBI (giá từ 39,8 triệu tới 59,5 triệu đồng), VinFast Klara (39,9 triệu đồng), Pega-S (38,9 triệu đồng)..., nhưng định kiến về chất lượng khiến người dùng e dè, khiến nhóm xe này luôn có doanh số èo uột. Các nhà sản xuất cũng theo đó ngần ngại tiếp thị sản phẩm mới.
Trong bối cảnh đó, kết quả kinh doanh của các thương hiệu chủ yếu phải dựa vào các dòng sản phẩm giá rẻ dưới 20 triệu đồng, nhưng thường xuyên bị nhầm lẫn với các sản phẩm kém chất lượng.
Thực trạng này bắt nguồn từ việc xe điện hai bánh giá rẻ với chất lượng thấp đã hiện diện trên thị trường nhiều năm nay. Giá của những xe này thậm chí chỉ chưa tới 10 triệu đồng, nhưng được quảng cáo là "đẹp như xe tay ga, rẻ như xe đạp".
Xe điện Vespa Elettrica "xịn" (bên trái) và xe nhái có giá chưa tới 1/10.
Tất cả chúng đều có điểm chung là ngoại hình và tên gọi thường nhái theo các xe tay ga - đặc biệt là xe của Nhật Bản và châu Âu. Có mức giá thấp "không tưởng", xe nhóm này thường thiếu hụt về trang bị an toàn, sử dụng khung gầm không chắc chắn, đi kèm hệ thống phanh và truyền động rẻ tiền, đặt người sử dụng trước nhiều rủi ro.
Cùng với đó, tỷ lệ trục trặc cao, ắc quy dễ hỏng hóc, phụ tùng không bền và khó tìm đồ thay thế, chi tiết thiếu trau chuốt, hệ thống điều khiển bất tiện... đã vô tình tạo ra những định kiến không đáng có về xe điện hai bánh.
Trên thực tế, tương tự như trong ngành công nghiệp ô tô, điện hóa xe hai bánh là giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại trong tương lai, được các nhà sản xuất có uy tín đầu tư phát triển nghiêm túc. Những sản phẩm có chất lượng đã giới thiệu, đều được người tiêu dùng toàn cầu đón nhận.
Ngoài Yadea được biết đến là hãng xe điện hai bánh có doanh số cao nhất thế giới với trung bình hơn 5 triệu xe/năm tại 77 quốc gia và vùng lãnh thổ, lĩnh vực này còn có hàng loạt đại gia như Honda, Yamaha, Piaggio, BMW Motorrad, Harley Davidson... cùng những gương mặt mới đầy triển vọng như Segway, Zero, Gogoro, Xiaomi...
Chi tiết của xe điện tốt thường có sự trau chuốt và sử dụng vật liệu chất lượng, dù là dòng cao cấp hay phổ thông.
Sự khác biệt của xe điện hai bánh có chất lượng thể hiện rõ nét ở tính tin cậy, sự trau chuốt, độ bền bỉ và trang bị an toàn, cũng là bốn tiêu chí có thể vận dụng để nhận biết giá trị sản phẩm định mua. Bên cạnh một số phụ tùng tự sản xuất, xe tốt hiện nay thường sử dụng cụm pin lithium với viên pin chuẩn kích thước 18650 do Panasonic (với Yadea) hoặc Samsung SDI (với VinFast Theon), LG Chem... cung cấp. Ngay cả các xe với ắc quy a xít - chì cũng được trang bị loại có xuất xứ rõ ràng, kết cấu bền và thường có thêm công nghệ hỗ trợ (như điện cực graphene) nhằm cải thiện khả năng lưu trữ và truyền dẫn năng lượng...
Trên xe tốt, người dùng cũng sẽ bắt gặp phổ phụ tùng có chất lượng, như hệ thống phanh đến từ Nissin, Continental, Bosch; mô tơ điện từ Bosch; giảm xóc từ Showa... Dù với lựa chọn nào, điểm chung là các nhà sản xuất chú trọng phát triển sản phẩm và thương hiệu sẵn sàng công bố xuất xứ linh kiện, không giấu giếm hoặc cố tình đánh tráo tên gọi. Ngoại hình của những chiếc xe thường mang bản sắc riêng, không chắp vá, không nhái.
Bên cạnh "phần cứng", khác biệt lớn của xe điện hai bánh loại tốt còn nằm ở khả năng chống bụi, nước (với tiêu chuẩn cụ thể như IP67, IPX6/IPX7...), và hệ sinh thái phần mềm - dịch vụ đi kèm. Ngay tại Việt Nam, VinFast, Yadea... đều đã có ứng dụng trên điện thoại di động, không chỉ hỗ trợ quản lý phương tiện, nhận diện lỗi, chống trộm, mà còn cho phép kết nối nhanh với dịch vụ cứu hộ khi cần.
Là lĩnh vực sản phẩm mới, xe điện hai bánh cũng thường đón nhận nhiều tên tuổi mới tham gia sản xuất. Thay vì nghi ngại, người dùng có thể dành thời gian tìm hiểu thêm về thương hiệu trước khi ra quyết định mua sắm.
Xe điện không ngại lội nước như xe động cơ đốt trong, nhưng thường chỉ những loại tốt mới bảo đảm được đặc tính này.
Dù còn nhiều ý kiến trái chiều về tương quan tính thực dụng, xe điện hai bánh chưa bao giờ là một giải pháp "chiếu dưới" so với xe tay ga truyền thống. Người dùng có thể tìm thấy hàng loạt lựa chọn sản phẩm ở nhiều phân khúc khác nhau, nhưng những chiếc xe tốt luôn đi kèm mức giá tương xứng và mức giá cao không đồng nghĩa với sự vô lý. Tiêu chí "tiền nào của nấy" vẫn luôn luôn đúng.
Người đầu tiên đi xuyên Việt bằng xe máy điện là ai? Một thanh niên Hà Nội đã hoàn thành ngoạn mục hành trình xuyên Việt chỉ trong 9 ngày với một phương tiện tưởng chừng không thể, bằng một chiếc xe máy điện. Chiếc xe máy điện vừa hoàn thành hành trình xuyên việt dài 3.260 km trong 9 ngày - Ảnh NVCC. Đi xuyên Việt bằng ô tô hay các dòng xe máy,...