Góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi): Hiệu trưởng trường phổ thông không có nhiệm vụ tăng nguồn thu

Theo dõi VGT trên

Nếu như ở bậc ĐH, tự chủ về tài chính bao hàm vấn đề tạo lập nguồn thu và phân phối, kiểm soát nguồn thu thì ở giáo dục phổ thông chỉ dừng lại ở mức phân phối và kiểm soát nguồn thu. Có nghĩa là việc tạo lập nguồn thu không phải là nhiệm vụ của hiệu trưởng trường phổ thông.

Nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng cần xem xét lại vấn đề tự chủ đối với giáo dục phổ thông. Những góp ý này đã được chia sẻ tại hội thảo liên quan vấn đề các quy định về tự chủ và quản lý nhà nước trong dự thảo Luật giáo dục (sửa đổi) diễn ra mới đây tại Trường ĐH Luật TPHCM.

Hiệu trưởng trường phổ thông không có nhiệm vụ tự kiếm tiền

PGS. TS Nguyễn Văn Vân, nguyên trưởng khoa Luật thương mại, Trường ĐH Luật TPHCM đặt vấn đề rằng “nếu trong giáo dục ĐH, tự chủ có 3 mảng gồm tài chính, nhân sự tổ chức và chuyên môn nghiệp vụ. Còn trong giáo dục phổ thông chúng ta có nên đặt ra tự chủ tài chính hay không và mục tiêu tự chủ cho trường phổ thông là gì?”.

Góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi): Hiệu trưởng trường phổ thông không có nhiệm vụ tăng nguồn thu - Hình 1

PGS. TS Nguyễn Văn Vân, nguyên trưởng khoa Luật thương mại, Trường ĐH Luật TPHCM.

Theo ông Vân, trong thực tế, đọc xuyên suốt dự thảo luật giáo dục thì vấn đề tự chủ chỉ nêu ở “tự chủ cho cơ sở giáo dục” mà không chia cho bậc học nào (đại học, giáo dục nghề nghiệp, phổ thông…). Ông Vân cho rằng dù tự chủ nhưng tùy loại hình trường thuộc sở hữu ai, nếu công lập thì tự chủ có giới hạn, còn nếu ngoài công lập thì sẽ khác.

Trong công lập, nếu trường trường chuyên, lớp chọn, chất lượng cao thì mức độ tự chủ phải cao hơn so với trường giáo dục bắt buộc. “Chúng ta đang duy trì một cơ chế cào bằng trong luật, điều này dẫn đến cực kỳ khó hiểu và rất khó áp dụng trong thực tế”, chuyên gia này nhận định.

Nói về khái niệm tự chủ thì ở ĐH, ông Vân cho biết khi nghiên cứu tài liệu nước ngoài thì họ không sử dụng khái niệm tự chủ mà sử dụng là “tự trị đại học” và gắn liền với tự do học thuật. Điều đó có nghĩa xuất phát từ tự do học thuật sẽ dẫn đến tự trị ĐH. “Còn ở Việt Nam, gõ từ khóa “tự chủ tài chính” dẫn đến tự chủ.

Có nghĩa là chúng ta lấy tài chính làm cái trọng tâm để phát triển lên những quyền khác về nhân sự, tổ chức, học thuật. Tức là đi theo trục ‘tiền – quyền”, có tiền thì mới có quyền, rất thực dụng. Tôi muốn chúng ta cần hiểu đúng khái niệm “tự chủ” mà chúng ta nói trong dự thảo luật”, ông Vân nói .

Dưới quan điểm cá nhân của mình, ông Vân cho rằng không nên bổ sung trong dự thảo luật này một điều luật về tự chủ. “Chỉ cần nâng cấp, cụ thể hóa toàn bộ các điều luật trong dự thảo luật giáo dục này. Ví dụ như quyền của trường phổ thông trong xây dựng chương trình và thực hiện chương trình, được lựa chọn sách giáo khoa, quyền nghĩa vụ của nhà giáo, của thủ trưởng được phân định một cách rạch ròi giữa chức năng quản lý của cơ quan quản lý nhà nước với cơ sở giáo dục.

Tự chủ là linh hồn xuyên suốt tất tần tật các điều luật trong luật chứ không phải ban hành riêng một điều luật là hệ thống giáo dục Việt Nam sẽ tự chủ. Do đó, tôi phản đối quan điểm “nên bổ sung một điều trong dự thảo này” mà phải sửa một các loạt điều luật theo hướng trao quyền nhiều hơn cho cơ sở giáo dục mới hướng đến mục tiêu tự chủ”, ông Vân nói.

Bên cạnh đó, ông Vân cho rằng trong thực tế có sự nhầm lẫn giữa tự chủ giáo dục với vấn đề tự tìm nguồn thu. Ở ĐH, tự chủ về tài chính bao hàm vấn đề tạo lập nguồn thu và phân phối, kiểm soát nguồn thu.

Video đang HOT

Còn ở giáo dục phổ thông chỉ dừng lại ở mức phân phối và kiểm soát nguồn thu. Có nghĩa là việc tạo lập nguồn thu không phải là nhiệm vụ của hiệu trưởng trường phổ thông mà nhà nước phải thực thi trách nhiệm đó của mình. Giáo dục phổ thông mà đặc biệt là giáo dục bắt buộc toàn bộ kinh phí từ ngân sách nhà nước và giao cho hiệu trưởng quyền phân phối nguồn kinh phí đó làm sao hiệu quả kèm trách nhiệm liên quan.

Do đó, hiệu trưởng trường phổ thông, đặc biệt ở bậc tiểu học, THCS thì không trao quyền tự tìm nguồn thu, tự xoay xở vì như thế hoàn toàn không đúng. Một quốc gia cho dù nghèo nàn đến mức nào thì quốc gia đó cũng phải đảm bảo ngân sách cho giáo dục bắt buộc.

Cho nên không nên đánh tráo khái niệm tự chủ là tự chủ tài chính, có nghĩa là hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường cấp 1, cấp 2 phải đi tìm nguồn thu và đi đến chuyện lạm dụng xã hội hóa để sống được. Luật phải tuyên bố rõ điều này để tránh hiểu lệch lạc về xã hội hóa và khái niệm tự chủ.

Tự chủ giúp các trường thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới tốt hơn

TS Phạm Thị Ly, hành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, đánh giá dự thảo luật giáo dục sửa đổi lần này có nhiều điểm tích cực và tiến bộ, quan trọng nhất thừa nhận sự đa dạng trong hệ thống giáo dục (chẳng hạn như điều 14, điều 16).

“Tuy nhiên, vấn đề cần bàn là tư tưởng đó có thể hiện nhất quán trong quy định của luật hay không? Tôi thấy mặc dù thừa nhận sự đa dạng nhưng hình như chưa đủ để thay đổi thực tế. Có những thực tế nếu chỉ dừng lại ở các quy định trong luật như hiện nay thì sẽ không giải quyết được. Chẳng hạn như vấn đề thu nhập giáo viên đã tồn tại lâu nay, hay như vấn đề tự chủ và quyền tự chủ của nhà trường”, bà Ly nói.

Góp ý dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi): Hiệu trưởng trường phổ thông không có nhiệm vụ tăng nguồn thu - Hình 2

TS Phạm Thị Ly, hành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực

Theo bà Ly, hiện nay mức độ tự chủ của các trường vẫn còn đang giới hạn nên luật sửa đổi đặt ra vấn đề này rất đúng vì trước đây chỉ nói tự chủ đại học nhưng không nhắc gì tới phổ thông vì đặc thù của cấp học này.

Trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được ban hành với tinh thần trao quyền nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục trong việc không chỉ lựa chọn sách giáo khoa, mà còn các phương pháp tiếp cận, nội dung thực hiện. Do đó, quyền tự chủ của các trường cần phải được khẳng định rõ hơn để các trường thực hiện được chủ trương của chương trình giáo dục tổng thể này.

“Chương trình hiện nặng nhưng các trường không có quyền thay đổi. Các trường tư và quốc tế đồng thời phải duy trì chương trình nhà nước và chương trình bổ sung mà họ thấy rằng xã hội có nhu cầu, dẫn đến chương trình học rất nặng nề. Vì vậy, mới có xu hướng không đáng khuyến khích là học sinh chuyển từ trường phổ thông sang chương trình giáo dục thường xuyên – một lựa chọn tiêu cực để có một bằng đáp ứng để vào ĐH”, TS Ly nói.

Bà Ly đề xuất, cần trao quyền cho các trường lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy miễn đáp ứng được nội dung quy định trong giáo dục phổ thông tổng thể. Khi đó, mức độ can thiệp của các cơ quan nhà nước (như sở, phòng) cần cân nhắc lại để đảm bảo quyền tự chủ cho các trường.

Lê Phương

Theo Dân trí

Trường học lạm thu do lạm dụng xã hội hóa?

Tự chủ tài chính với trường phổ thông đồng nghĩa với bản thân mỗi trường phải tìm kiếm các nguồn thu và khả năng lạm dụng chính sách xã hội hóa để tạo nguồn thu, gia tăng học phí hoặc các khoản nộp ngoài học phí...

Trường học lạm thu do lạm dụng xã hội hóa? - Hình 1

Tiến sĩ Phạm Thị Ly, thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, phát biểu trong hội thảo sáng 16.1 - ẢNH: HÀ ÁNH

Những vấn đề về tự chủ trong nhà trường đã được các chuyên gia trình bày thẳng thắn trong hội thảo khoa học cấp quốc gia góp ý các quy định về tự chủ và quản lý nhà nước trong dự thảo luật Giáo dục (sửa đổi), diễn ra tại Trường ĐH Luật TP.HCM sáng 16.1.

Nhiệm vụ của hiệu trưởng không phải để tăng nguồn thu

Đề nghị bảng lương đặc thù cho giáo viên

PGS-TS Bùi Xuân Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, đặt vấn đề: "Dạy ĐH thậm chí còn dễ hơn bậc mầm non nhưng lương bổng giáo viên bậc học này lại quá thấp vì hiện bảng lương giáo viên đang cào bằng với các ngành nghề khác. Có nên quy định trong luật Giáo dục sửa đổi về quy chế tuyển dụng đặc thù và thang bảng lương đặc thù với nhà giáo?".

Liên quan tự chủ tài chính, PGS-TS Nguyễn Văn Vân, nguyên Trưởng khoa Luật thương mại Trường ĐH Luật TP.HCM, cho rằng chúng ta đang nhầm lẫn giữa tự chủ giáo dục với tự tìm nguồn thu.

Ông Vân nói, tự chủ ĐH thì ủng hộ tuyệt đối nhưng với giáo dục phổ thông phải xem lại. Ở bậc ĐH thì tự chủ tài chính bao gồm tạo lập, phân phối và kiểm soát nguồn thu. Nhưng ở bậc phổ thông, tự chủ chỉ dừng lại ở việc phân phối và kiểm soát nguồn thu. Còn tạo lập nguồn thu không phải nhiệm vụ của hiệu trưởng. Hiệu trưởng không phải làm nhiệm vụ xoay xở để tăng nguồn thu.

Với bậc phổ thông, đặc biệt tiểu học và THCS, theo ông Vân, không nên và không thể đặt ra vấn đề tự chủ tài chính vì bản chất, mục tiêu và nhiệm vụ chỉ phổ cập kiến thức cho một công dân. Nhà nước chuyển kinh phí cho trường thực hiện nhưng song song với quyền là trách nhiệm. Một quốc gia nghèo nàn đến mấy cũng phải đảm bảo được kinh phí cho giáo dục bắt buộc. Nhà nước không thể chuyển gánh nặng tài chính giáo dục phổ thông cho người học dù dưới bất kỳ danh nghĩa tự chủ hay xã hội hóa giáo dục.

Theo ông Vân, nếu đặt ra tự chủ tài chính với trường phổ thông đồng nghĩa với bản thân mỗi trường phải tìm kiếm các nguồn thu và khả năng lạm dụng chính sách xã hội hóa để tạo nguồn thu, gia tăng học phí hoặc các khoản nộp ngoài học phí và đi ngược với chính sách giáo dục bắt buộc mà dự thảo luật đề ra.

"Chúng ta không nên đánh tráo khái niệm, lạm dụng khái niệm xã hội hóa để lạm thu. Nếu không tuyên bố rõ trong luật chúng ta sẽ hiểu lệch lạc các khái niệm này", ông Vân nhấn mạnh.

Ông Vân nói thêm: "Khái niệm tự chủ trong ĐH ở nước ngoài là tự trị ĐH và gắn liền với tự do học thuật. Còn ở VN, khi gõ tìm từ khóa thì tự chủ tài chính dẫn đến tự chủ ĐH, tức lấy tài chính làm trọng tâm nên rất thực dụng".

Từ đó, ông Vân đề xuất, không nên bổ sung trong dự thảo này một điều luật về tự chủ giáo dục, thay vào đó là cụ thể hóa bằng các quyền và nghĩa vụ. Khi đó tinh thần tự chủ xuyên suốt trong toàn văn bản luật.

Có nên phát triển trường công chất lượng cao ?

Thạc sĩ Hồ Sỹ Anh, Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM), đặt ra vấn đề trường công lập chất lượng cao và tư nhân thuê cơ sở giáo dục công lập.

Thạc sĩ Anh cho biết, những năm gần đây mô hình trường công lập được triển khai ở nhiều địa phương với các tên gọi khác nhau. Nhưng luật Giáo dục không quy định nên rất khó để phát triển lâu dài và nguy cơ mất công bằng trong giáo dục nên luật sửa đổi cần có quy định này.

Tuy nhiên, theo PGS-TS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, giáo dục phổ thông mà đặc biệt là tiểu học và THCS, không nên triển khai chương trình chất lượng cao thu học phí cao ngay trong trường công lập. Vì đây là bậc học bắt buộc, cần có sự đồng đều và nếu muốn có môi trường học tốt hơn thì học sinh có thể lựa chọn trường tư hoặc trường quốc tế.

Chương trình nặng vì thiếu tự chủ

Tiến sĩ Phạm Thị Ly, thành viên Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nguồn nhân lực, cho biết mức độ tự chủ của các trường hiện nay còn đang giới hạn nên dự thảo luật đề cập rất đúng.

Theo tiến sĩ Ly, tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã trao quyền lựa chọn nhiều hơn cho các trường không chỉ sách giáo khoa mà còn phương pháp tiếp cận. Vì thế quyền tự chủ này cần được khẳng định để thực hiện quyền mà chương trình giáo dục phổ thông tổng thể hướng đến. Nhưng trong dự thảo luật này, quyền tự chủ của trường về chuyên môn hay cách tiếp cận giáo dục không được nêu ra, hàm ý trường phải tuân theo sự chỉ đạo của các cấp nhà nước.

"Chương trình hiện nặng nhưng các trường không có quyền thay đổi. Các trường tư và quốc tế đồng thời phải duy trì chương trình nhà nước và chương trình bổ sung mà họ thấy rằng xã hội có nhu cầu, dẫn đến chương trình học rất nặng nề. Vì vậy, mới có xu hướng không đáng khuyến khích là học sinh chuyển từ trường phổ thông sang chương trình giáo dục thường xuyên - một lựa chọn tiêu cực để có một bằng đáp ứng để vào ĐH", tiến sĩ Ly nêu ví dụ.

Tiến sĩ Ly đề xuất, cần trao quyền cho các trường lựa chọn nội dung và phương pháp giảng dạy miễn đáp ứng được nội dung quy định trong giáo dục phổ thông tổng thể. Khi đó, mức độ can thiệp của các cơ quan nhà nước (như sở, phòng) cần cân nhắc lại để đảm bảo quyền tự chủ cho các trường.

Theo thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Về quê biếu quà Tết, chủ nhà choáng vì cơ ngơi đồ sộ của người giúp việcVề quê biếu quà Tết, chủ nhà choáng vì cơ ngơi đồ sộ của người giúp việc
20:29:15 19/01/2025
MC Mai Ngọc xinh đẹp bên hoa thược dược, Hồng Đăng cùng vợ con du xuân sớmMC Mai Ngọc xinh đẹp bên hoa thược dược, Hồng Đăng cùng vợ con du xuân sớm
23:08:16 19/01/2025
5 á hậu thi Hoa hậu Quốc tế đều lấy chồng có gia thế 'khủng' là ai?5 á hậu thi Hoa hậu Quốc tế đều lấy chồng có gia thế 'khủng' là ai?
23:13:07 19/01/2025
Mẹ nuôi K-ICM tiết lộ Thiên An bị phạt 500 triệu đồng, khẳng định còn nhiều chuyện động trời liên quan đến 1 "nghệ sĩ"Mẹ nuôi K-ICM tiết lộ Thiên An bị phạt 500 triệu đồng, khẳng định còn nhiều chuyện động trời liên quan đến 1 "nghệ sĩ"
21:46:55 19/01/2025
Diễn viên Diệu Hương trang hoàng biệt thự ở Mỹ đón TếtDiễn viên Diệu Hương trang hoàng biệt thự ở Mỹ đón Tết
23:04:50 19/01/2025
Chung kết Chị đẹp: Lộ diện 6 vị trí ra mắt, Tóc Tiên hay Kiều Anh là Quán quân?Chung kết Chị đẹp: Lộ diện 6 vị trí ra mắt, Tóc Tiên hay Kiều Anh là Quán quân?
21:19:44 19/01/2025
Fan nữ đối mặt án tù vì phát cuồng với RonaldoFan nữ đối mặt án tù vì phát cuồng với Ronaldo
20:36:12 19/01/2025
Trịnh Sảng về Trung Quốc sau gần 5 năm trốn nợ tại Mỹ, vội thông báo 1 tin gây sốcTrịnh Sảng về Trung Quốc sau gần 5 năm trốn nợ tại Mỹ, vội thông báo 1 tin gây sốc
20:36:25 19/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

3 phim Hàn 18+ cổ trang hay tuyệt cú mèo nhất định phải xem: Một siêu phẩm hủy hoại nàng ngọc nữ gây phẫn nộ

3 phim Hàn 18+ cổ trang hay tuyệt cú mèo nhất định phải xem: Một siêu phẩm hủy hoại nàng ngọc nữ gây phẫn nộ

Phim châu á

06:20:23 20/01/2025
Những bộ phim 18+ lấy bối cảnh cổ trang luôn được xem là một đặc sản của điện ảnh Hàn Quốc. Các tác phẩm này thu hút sự chú ý bằng loạt cảnh nóng đốt cháy màn hình.
Sao nam hot nhất lúc này: Được Trấn Thành o bế, vướng tin đồn yêu Tiểu Vy

Sao nam hot nhất lúc này: Được Trấn Thành o bế, vướng tin đồn yêu Tiểu Vy

Hậu trường phim

06:18:45 20/01/2025
Sau buổi chiếu đặc biệt đầu tiên của phim Tết Bộ Tứ Báo Thủ, Quốc Anh là cái tên được nhắc đến nhiều nhất. Bởi ở dự án này, Quốc Anh được Trấn Thành ưu ái giao cho vai nam chính.
Mỹ nhân phim Việt giờ vàng đẹp không tì vết ở Táo Quân 2025, visual thăng hạng khiến dân tình ngỡ ngàng

Mỹ nhân phim Việt giờ vàng đẹp không tì vết ở Táo Quân 2025, visual thăng hạng khiến dân tình ngỡ ngàng

Tv show

06:17:45 20/01/2025
Chưa biết vai trò của nữ diễn viên ra sao nhưng hiện đã có rất nhiều lời khen ngợi cho diện mạo đẹp không tì vết của Thanh Hương.
Trong giai đoạn đỉnh điểm của bệnh cúm, 3 món ăn này bạn nên ăn nhiều: Nấu dễ lại tăng cường miễn dịch, dưỡng phổi và tiêu đờm, giúp phục hồi nhanh

Trong giai đoạn đỉnh điểm của bệnh cúm, 3 món ăn này bạn nên ăn nhiều: Nấu dễ lại tăng cường miễn dịch, dưỡng phổi và tiêu đờm, giúp phục hồi nhanh

Ẩm thực

06:16:49 20/01/2025
3 món ăn này được lựa chọn cẩn thận và giàu chất dinh dưỡng, có thể cung cấp năng lượng cũng như chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể
Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á

Dự báo tác động nhiệm kỳ hai Tổng thống Mỹ đối với các thị trường châu Á

Thế giới

06:01:30 20/01/2025
Trong khi các biện pháp thương mại cứng rắn nhất có thể sẽ nhắm vào Trung Quốc, nhiều công ty tại châu Á cũng sẽ bị ảnh hưởng do chính sách "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump thúc đẩy tái cơ cấu chuỗi cung ứng.
Diễn viên Thanh Trúc tiết lộ món quà bất ngờ từ ông xã

Diễn viên Thanh Trúc tiết lộ món quà bất ngờ từ ông xã

Sao việt

22:56:48 19/01/2025
Thanh Trúc chia sẻ, đối với cô, để có được con gái đầu lòng là một hành trình gian nan nhưng cô chưa bao giờ cảm thấy tủi thân vì luôn có ông xã đồng hành.
Chuyện tình đạo diễn 65 tuổi chia tay vợ, theo đuổi nàng thơ kém 22 tuổi

Chuyện tình đạo diễn 65 tuổi chia tay vợ, theo đuổi nàng thơ kém 22 tuổi

Sao châu á

22:40:07 19/01/2025
Theo truyền thông Hàn Quốc, Kim Min Hee đang mang thai đứa con đầu lòng với đạo diễn Hong Sang Soo. Cặp đôi đã gắn bó 9 năm bất chấp sự phản đối của người thân và người hâm mộ.
5 "bí mật" của tủ lạnh khiến tôi tiếc nuối vì biết chậm

5 "bí mật" của tủ lạnh khiến tôi tiếc nuối vì biết chậm

Sáng tạo

22:37:08 19/01/2025
Giá như biết những điều này sớm hơn, chắc chắn tôi đã không phải loay hoay với việc tìm mua một chiếc tủ lạnh ưng ý.
"Hoàng tử" SOOBIN làm một điều khiến khán giả há hốc

"Hoàng tử" SOOBIN làm một điều khiến khán giả há hốc

Nhạc việt

22:17:49 19/01/2025
Tối 18/1, SpaceSpeakers Label chính thức trình làng MV Người Việt, có sự tham gia của SOOBIN, Hà Lê, Lil Wuyn, 16 Typh và KIMLONG.
Khởi tố kẻ giết 4 người tại Hà Nội

Khởi tố kẻ giết 4 người tại Hà Nội

Pháp luật

22:17:36 19/01/2025
Vũ Văn Vương bị khởi tố sau khi có hành vi giết mẹ, vợ và 2 con tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Đối tượng sau khi gây án đã bỏ trốn vào Vũng Tàu.
Liam Delap là số 9 kinh điển trong tương lai của ĐT Anh

Liam Delap là số 9 kinh điển trong tương lai của ĐT Anh

Sao thể thao

22:15:26 19/01/2025
Sự bùng nổ khó tin xung quanh tiền đạo Liam Delap của Ipswich đang tăng lên khi anh đối mặt với CLB đã nuôi dưỡng và loại bỏ anh là Man City ở vòng đấu này.