Góp ý dự thảo chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020: Nhấn mạnh yếu tố người thầy
Hôm qua 4/10, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận làm việc với UBND TPHCM để nghe góp ý cho dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020. Các đại biểu trong ngành giáo dục của TPHCM đều cho rằng phải nâng vài trò của đội ngũ giảng dạy.
Trong buổi làm việc, nhiều đại biểu đến từ các trường ĐH, các bậc từ THPT đến mầm non trên địa bàn TPHCM đều đồng tình dự thảo lần này đã tiến bộ khi nhấn mạnh đến “phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”. Yếu tố đội ngũ giáo viên trở thành yếu tố quan trọng xuyên suốt ở mọi cấp học tuy nhiên các đại biểu góp ý rằng cần được thể hiện sâu hơn trong chiến lược phát triển.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết sẽ lắng nghe, ghi nhận các ý kiến và có hướng xử lý.
Video đang HOT
Đại diện cho cấp phổ thông, ông Nguyễn Bác Dụng, hiệu trưởng Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa cho rằng “Những nguyên nhân yếu kém đã nêu trong dự thảo là đúng nhưng cần bổ sung thêm vấn đề chế độ chính sách vẫn chưa hợp lý, chưa kích thích được và tạo động lực cho giáo dục. Điều thứ hai là đội ngũ nhân tài phục vụ cho ngành của chúng ta còn hạn chế. Thực ra nhân tài có rất nhiều nhưng ở những ngành nghề khác còn phục vụ cho ngành giáo dục còn hạn chế”. Còn riêng phần giải pháp phát triển đội ngũ nhà giáo, theo ông Dụng thì thực tế hiện nay đầu vào sư phạm quá yếu, nên muốn phát triển phải có lộ trình cụ thể, bởi 10 năm rất ngắn.
Tương tự, bà Trần Thị Thu Hà, hiệu trưởng trường Mầm non 19/05 góp ý rằng dự thảo nói nhiều về chăm lo về đời sống, chất lượng giáo dục, nhưng những người làm giáo dục mầm non như bà rất quan tâm đến chất lượng đào tạo giáo viên. Ngành có đổi mới nhưng cần liên kết chặt chẽ với khối đào tạo là các trường sư phạm. Thêm nữa là cần đổi mới cách đánh giá chất lượng học sinh và giáo viên.
Còn ở cấp bậc ĐH, vấn đề thiếu giáo viên, chất lượng đội ngũ giảng dạy nhận được những góp ý thẳng và gay gắt từ những chính lãnh đạo các trường. PGS.TS Nguyễn Mộng Hùng, hiệu trưởng Trường ĐH Văn Hiến cho rằng “Lực lượng giảng viên hiện nay thiếu trầm trọng ở các trường ĐH và CĐ cả trong và ngoài công lập. Các trường công lập vẫn thiếu cả về số lượng lẫn chất lượng, còn các trường ngoài công lập thì một phần phải thỉnh giảng từ các trường công lập, trong khi việc tự đào tạo, tuyển dụng trong xã hội lại không có kế hoạch rõ ràng. Nếu từng trường tự lo thì cũng không tốt mà cần có chủ trương chung của Nhà nước”.
PGS.TS Võ Văn Sen, hiệu trưởng trường ĐH KHXH&NV TPHCM cho biết rất tâm đắc với chiến lược lần này vì so với dự thảo trước thì đã xác định, nhận thức đầy đủ vai trò của đội ngũ nhà giáo và vai trò của đổi mới quản lý Nhà nước. Theo ông Sen thì: “Cái yếu bậc nhất của giáo dục chúng ta hiện nay là đội ngũ sinh viên tăng trong khi đội ngũ giáo viên rất ít. Nếu hiệu trưởng các trường công đều siết không cho giáo viên đi dạy ngoài thì các trường ngoài công lập sẽ gặp khó ngay”. Tuy vậy ông Sen cũng rất tiếc trong chiến lược lần này chưa trình bày sâu chiến lược củng cố và xây dựng đội ngũ thầy cô giáo của 10 năm tới. Ông cũng đề xuất: “Hiện nay nhu cầu du học hiện rất phát triển, vậy với vai trò Nhà nước thì ngành giáo dục hãy quản lý và đây cũng là 1 giải pháp để củng cố đội ngũ người thầy”.
Đó cũng là điều mà PGS.TS Võ Tấn Sơn, hiệu trưởng Trường ĐH Y dược TPHCM rất đồng tình. Ông Sơn băn khoăn trước tình trạng đầu vào sư phạm có xu hướng giảm và đề nghị “Nên quản lý lực lượng này, Bộ GD-ĐT nên có ý kiến với Bộ Ngoại giao làm sao du học sinh mới quay về phục vụ đất nước được”.
Cũng nhấn mạnh tăng vai trò đội ngũ giáo viên nhưng PGS.TS Mai Hồng Quỳ, hiệu trưởng ĐH Luật lại nhìn ở một góc độ khác. “Các trường đứng trước thách thức to lớn về thiếu đội ngũ giảng viên. Việc sử dụng đội ngũ ở các cơ sở khác đang rơi vào trạng thái gặm nhấm lẫn nhau giữa các trường, đội ngũ người thầy ngày càng xuống cấp. Bộ nên xem xét nên có cơ chế về mặt hợp đồng dân sự đối với quản lý giảng viên. Nếu cứ như tình trạng sử dụng hiện nay thì sẽ không có trường nào có đủ lực để duy trì đội ngũ cán bộ giảng viên đúng như yêu cầu”, bà Quỳ ý kiến.
Bên cạnh nội dung trên, các đại biểu cũng góp ý những vấn đề liên quan đến mục tiêu và các giải pháp để phát triển giáo dục đến năm 2020 như việc phân tầng ĐH, bỏ thi “3 chung”, tăng quyền tự chủ cho các trường… Trong buổi này, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết “Bộ GD-ĐT lắng nghe và sẽ xử lý những thông tin, ý kiến đóng góp cho dự thảo”. Đồng thời, Bộ trưởng cũng nhấn mạnh ý đưa TPHCM trở thành một trong những địa phương đi đầu về giáo dục.
Theo DT
Thảo luận dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục
Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra trong hai ngày 25-26/9, Chính phủ đã thảo luận về dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020, một trong 3 khâu đột phá có ý nghĩa quyết định trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận phiên họp. (Ảnh: TTXVN)
Theo Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận, mục tiêu tổng quát phát triển giáo dục đến năm 2020 được nêu trong dự thảo Chiến lược là nền giáo dục Việt Nam được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao; giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành được chú trọng; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.
Từ mục tiêu tổng quát, các mục tiêu cụ thể của Chiến lược được xác định là, đối với giáo dục mầm non, hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi vào năm 2015, đến năm 2020 có ít nhất 30% trẻ trong độ tuổi nhà trẻ và 85% trong độ tuổi mẫu giáo được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng trong các cơ sở giáo dục mầm non giảm xuống dưới 10%.
Về giáo dục phổ thông, đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học.
Về giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học, đến năm 2020 có 25% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và 30% tốt nghiệp trung học phổ thông học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; tỷ lệ sinh viên tất cả các hệ đào tạo khoảng 350-400 trên một vạn dân; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề nghiệp và đại học khoảng 70%.
Về giáo dục thường xuyên, đến năm 2020, tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 trở lên là 98% và tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 đến 35 là 99% đối với cả nam và nữ.
Để đạt được các mục tiêu, 7 giải pháp đã được đề ra gồm đổi mới quản lý giáo dục; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tiếp tục đổi mới nội dung chương trình, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục; tăng cường các nguồn đầu tư cho giáo dục, gắn đào tạo với sử dụng, với nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đáp ứng nhu cầu xã hội; tăng cường hỗ trợ giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội; phát triển khoa học giáo dục và cuối cùng là mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục.
Chiến lược cũng thể hiện rõ những điểm mới trong những quan điểm phát triển giáo dục, mục tiêu phát triển giáo dục, giải pháp phát triển giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết.
Thảo luận về Chiến lược, các thành viên Chính phủ cơ bản đồng tình với các nội dung của chiến lược, cho rằng Chiến lược được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, đề ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể; phù hợp với tinh thần Nghị quyết Đại hội XI và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong 10 năm 2011-2020...
Khẳng định sự cần thiết ban hành Chiến lược, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho rằng nội dung của Chiến lược cần được cụ thể hóa hơn, làm cho nội dung chiến lược không mang tính nghị quyết; đồng thời lưu ý tới việc cân đối nguồn lực trong quá trình thực hiện Chiến lược.
Khẳng định việc tăng cường các nguồn lực cho giáo dục là hết sức cần thiết, và trên thực tế nguồn ngân sách dành cho giáo dục-đào tạo ngày càng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ và một số thành viên Chính phủ đề nghị Chiến lược cần thể hiện rõ việc quản lý, phân bổ và sử dụng như thế nào để nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục-đào tạo đạt hiệu quả tốt nhất; đồng thời cũng làm rõ hơn những tồn tại, hạn chế của nền giáo dục trong những năm qua.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đề nghị Chiến lược cần quan tâm tới việc đổi mới mô hình quản lý giáo dục, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, không nên coi các trường học chỉ là trung tâm đào tạo mà phải là cả trung tâm nghiên cứu khoa học. Trong bối cảnh Việt Nam đã hội nhập quốc tế sâu rộng, trong giải pháp thứ 7 về phát triển giáo dục không nên viết nội dung là "Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về giáo dục" mà nên thay cụm từ "hợp tác quốc tế về giáo dục" bằng cụm từ "hội nhập quốc tế về giáo dục," Bộ trưởng Cao Đức Phát nói.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cùng ý kiến cho rằng cần đầu tư nhiều hơn cho giáo dục-đào tạo ở những vùng sâu, vùng xa, qua đó góp phần tạo nền tảng cơ bản để xóa đói, giảm nghèo ở những vùng khó khăn này...
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân đề xuất Chiến lược nên có mục tiêu cụ thể đến năm 2020 Việt Nam sẽ có bao nhiêu trường đại học đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế, cùng với đó Chiến lược cũng nên đề cập đến các nội dung liên quan đến học phí; vấn đề về trường công lập và tư thục; về văn bằng đào tạo...
Theo Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, mô hình tăng trưởng giáo dục của Việt Nam hiện nay theo chiều rộng, quy mô giáo dục được mở rộng quá cỡ, nhiều trường công lập mở ra, chạy theo lợi nhuận là chính; xu hướng thị trường hóa giáo dục đang chi phối; có những hạn chế trong định hướng giáo dục-đào tạo, trong quy hoạch nguồn nhân lực; quản lý giáo dục thiếu chuyên nghiệp; sự gắn kết không chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội; trình độ giáo viên ở vùng sâu, vùng xa thấp... đây là những hạn chế lớn của nền giáo dục, làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.
Từ nhận định về những hạn chế, yếu kém nêu trên, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan đề xuất cần có đổi mới trong quy hoạch nguồn nhân lực, có quy hoạch ngành giáo dục, đổi mới hệ thống cơ chế, chính sách về giáo dục; thay đổi tư duy nhìn nhận về bằng cấp, khoa cử, tránh áp lực xã hội về bằng cấp...
Đi liền với đó là rà soát lại đội ngũ giáo viên, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên; rà soát lại việc tuyển sinh của các trường đại học, nhất là các trường công lập, nếu trường nào 3 năm vẫn chưa tuyển được sinh viên, phải có các biện pháp xử lý kiên quyết.
Cùng tham gia thảo luận, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Phong Tranh cho rằng nên có kế hoạch đào tạo theo địa chỉ để góp phần đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực ở những vùng, địa phương có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn; quan tâm tới vấn đề xã hội hóa giáo dục; chính sách đãi ngộ đối với giáo viên; người quản lý giáo dục...
Phát biểu kết luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng Chiến lược đã được chuẩn bị công phu, ý kiến phát biểu thảo luận của các thành viên Chính phủ là cơ bản đồng tình với nội dung của Chiến lược; đối với các thành viên Chính phủ chưa góp ý, Thủ tướng đề nghị góp ý bằng văn bản...
Thủ tướng đề nghị Bộ GD-ĐT tổng hợp bổ sung ý kiến và hoàn thiện Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020. Đây là vấn đề lớn, vấn đề đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước; muốn xóa đói giảm nghèo, muốn phát triển theo chiều sâu, muốn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc... tất cả là do yếu tố con người, là giáo dục - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo Chiến lược có những đánh giá đúng với thực trạng của nền giáo dục, những kết quả đã làm được cùng những tồn tại yếu kém để có hướng khắc phục, giải quyết.
Chiến lược này phải thể hiện được tư tưởng chủ đạo là giải quyết được những tồn tại, yếu kém hiện nay của nền giáo dục, nhất là những tồn tại, yếu kém ở các cấp học về cơ chế tài chính, quản lý, sách giáo khoa, giáo trình; chất lượng giáo dục đại học, tình trạng thiếu giảng viên, thiếu phòng thí nghiệm..., cùng với đó là cần định hướng rõ về vấn đề đào tạo nghề.
Theo TTXVN/Vietnam
Tiếp tục nghĩ và bàn về giáo dục Trước nhiều vấn đề còn tồn tại của ngành giáo dục, việc cần quan tâm đầu tiên là chấn chỉnh đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, chọn lọc và bổ nhiệm những người thật sự có năng lực chuyên môn và quản lý, có tư cách đạo đức tốt... Đỗ Huyền Trinh: Tôi rất bận, nhưng ngày nào tôi cũng quan...
![Tranh cãi clip 2 nhân viên môi trường vào tận nhà "xin" tiền lì xì đầu năm: Thái độ gia chủ gây xôn xao](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/tranh-cai-clip-2-nhan-vien-moi-truong-vao-tan-nha-xin-tien-li-xi-dau-nam-thai-do-gia-chu-gay-xon-xao-600x432-7e7-7371012-250x180.webp)
![Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/be-trai-khoc-thet-khi-roi-thang-tu-mai-nha-xuong-dat-doan-camera-khien-gia-chu-run-ray-600x432-0f3-7373137-250x180.webp)
![Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-me-run-ray-gao-thet-khi-thay-con-sot-cao-co-giat-vi-cum-a-loi-canh-bao-suc-khoe-truoc-tinh-hinh-dich-cum-600x432-834-7373643-250x180.webp)
![Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/clip-em-be-that-than-khi-nop-tien-li-xi-cho-me-khien-dan-mang-cuoi-lan-600x432-b13-7371080-250x180.webp)
![Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/bat-luc-nhin-bong-me-roi-xa-tieng-khoc-xe-long-trong-dem-cung-cau-noi-cua-be-gai-khien-ai-cung-nhoi-long-600x432-9a0-7372058-250x180.webp)
![Cậu bé vùng vằng, chê ít thế và đập bao lì xì xuống ghế khi được mừng tuổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/cau-be-vung-vang-che-it-the-va-dap-bao-li-xi-xuong-ghe-khi-duoc-mung-tuoi-600x432-ad7-7370308-250x180.webp)
![Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-video-von-ven-20-giay-tu-camera-cua-mot-gia-dinh-luc-4-gio-sang-khien-ai-cung-phai-bat-khoc-nhan-vat-chinh-lai-la-nguoi-kho-600x432-8f2-7372178-250x180.webp)
![1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/1-nhan-vat-noi-tieng-dang-livestream-thi-nguoi-yeu-nho-lay-khan-tam-so-lo-bi-mat-nen-ra-tin-hieu-ngay-12s-nguong-ngung-thay-ro-600x432-22f-7372306-250x180.webp)
![Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/1/thay-con-dau-di-lam-xa-vua-ve-den-cong-me-chong-co-phan-ung-khien-ai-cung-dung-hinh-600x432-676-7371048-250x180.webp)
![Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/2/doan-clip-25-giay-ghi-lai-canh-ba-dang-say-toc-cho-chau-gai-thi-su-co-dang-so-xay-ra-600x432-857-7372803-250x180.webp)
Tin đang nóng
Tin mới nhất
![Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/con-nhieu-ban-khoan-ve-chung-nhan-gioi-cap-tinh-voi-hoc-sinh-diem-ielts-cao-600x432-bb0-6803561-250x180.jpg)
Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao
![Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/viec-thuc-hien-chuong-trinh-sgk-moi-con-nhieu-kho-khan-600x432-686-6803556-250x180.jpg)
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn
![Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/cap-phep-to-chuc-thi-chung-chi-hsk-tro-lai-600x432-e36-6803554-250x180.jpg)
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại
![Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/banner-tim-hieu-ngay-2212-cua-truong-dh-ton-duc-thang-in-hinh-linh-my-600x432-bbd-6804303-250x180.jpg)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
![Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tinh-cho-hoc-sinh-nghi-tet-hon-10-ngay-ha-noi-ly-giai-nghi-8-ngay-600x432-b6c-6804285-250x180.jpg)
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày
![Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dh-kien-giang-du-kien-tuyen-hon-1600-chi-tieu-nam-2023-600x432-e37-6803549-250x180.jpg)
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023
![Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-hong-duc-nang-cao-chat-luong-dao-tao-sinh-vien-nganh-giao-duc-mam-non-600x432-985-6803543-250x180.jpg)
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non
![Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/hoc-sinh-ha-giang-nghi-tet-quy-mao-12-ngay-tu-27-thang-chap-600x432-629-6803539-250x180.jpg)
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp
![Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/nhieu-tiet-day-sang-tao-tai-hoi-thi-giao-vien-day-gioi-ha-noi-600x432-2e7-6803536-250x180.jpg)
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội
![Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/truong-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-dai-hoc-nam-2023-600x432-5f5-6803531-250x180.jpg)
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023
![Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/tuyen-sinh-2023-dai-hoc-kinh-te-quoc-dan-cong-bo-de-an-tuyen-sinh-600x432-39a-6803524-250x180.jpg)
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh
![Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi](https://t.vietgiaitri.com/2022/12/7/can-can-trong-lua-chon-nhan-su-ra-de-thi-600x432-f6f-6803520-250x180.jpg)
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm
![Lý do người phụ nữ sát hại nhân tình bằng xyanua rồi lao xuống đèo Bảo Lộc, chất độc cho vào đâu?](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/ly-do-nguoi-phu-nu-sat-hai-nhan-tinh-bang-xyanua-roi-lao-xuong-deo-bao-loc-chat-doc-cho-vao-dau-600x432-6c9-7374182-250x180.webp)
Lý do người phụ nữ sát hại nhân tình bằng xyanua rồi lao xuống đèo Bảo Lộc, chất độc cho vào đâu?
Pháp luật
12:01:33 08/02/2025![Kane sẽ gia nhập Arsenal](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/kane-se-gia-nhap-arsenal-600x432-d22-7374171-250x180.webp)
Kane sẽ gia nhập Arsenal
Sao thể thao
11:52:56 08/02/2025![Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/phan-biet-cam-lanh-va-cum-gay-nhieu-bien-chung-nguy-hiem-600x432-751-7374174-250x180.webp)
Phân biệt cảm lạnh và cúm gây nhiều biến chứng nguy hiểm
Sức khỏe
11:49:06 08/02/2025![Drama đảo chiều: Tình cũ tố Uông Tiểu Phi hủy hoại Từ Hy Viên bị chỉ trích tâm cơ, đạo đức giả, đột nhiên thay avatar đen trắng gây hoang mang](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/drama-dao-chieu-tinh-cu-to-uong-tieu-phi-huy-hoai-tu-hy-vien-bi-chi-trich-tam-co-dao-duc-gia-dot-nhien-thay-avatar-den-trang-gay-600x432-13f-7374166-250x180.webp)
Drama đảo chiều: Tình cũ tố Uông Tiểu Phi hủy hoại Từ Hy Viên bị chỉ trích tâm cơ, đạo đức giả, đột nhiên thay avatar đen trắng gây hoang mang
Sao châu á
11:43:23 08/02/2025![Danh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú Yên](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/danh-tinh-cac-nan-nhan-tu-vong-trong-xe-khach-bi-lat-o-phu-yen-600x432-ac0-7374165-250x180.webp)
Danh tính các nạn nhân tử vong trong xe khách bị lật ở Phú Yên
Tin nổi bật
11:42:04 08/02/2025![Bậc thầy phong thủy tiết lộ: Nhà ở có 6 điềm lành này gia đình càng giàu, con cháu 3 đời phú quý](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/tai-sao-mam-cung-via-than-tai-cua-nguoi-mien-nam-luon-co-ca-loc-nuong-600x432-648-7374161-250x180.webp)
Bậc thầy phong thủy tiết lộ: Nhà ở có 6 điềm lành này gia đình càng giàu, con cháu 3 đời phú quý
Trắc nghiệm
11:11:19 08/02/2025![Bức ảnh 400 nghìn lượt thích "vạch trần" bí mật của Sơn Tùng - Hải Tú](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/buc-anh-400-nghin-luot-thich-vach-tran-bi-mat-cua-son-tung-hai-tu-600x432-188-7374162-250x180.webp)
Bức ảnh 400 nghìn lượt thích "vạch trần" bí mật của Sơn Tùng - Hải Tú
Sao việt
11:08:08 08/02/2025![Cháu trai gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam 'đưa cả mùa xuân vào nhà', một chi tiết khiến cộng đồng 'choáng váng'](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/chau-trai-gia-toc-giau-co-bac-nhat-viet-nam-dua-ca-mua-xuan-vao-nha-mot-chi-tiet-khien-cong-dong-choang-vang-600x432-6b7-7374143-250x180.webp)
Cháu trai gia tộc giàu có bậc nhất Việt Nam 'đưa cả mùa xuân vào nhà', một chi tiết khiến cộng đồng 'choáng váng'
Sáng tạo
10:51:22 08/02/2025![Người đàn ông bất ngờ nhận được mảnh giấy ghi "Bố là người bố tệ nhất thế giới" từ con trai 5 tuổi: 10 phút sau, mọi thứ thay đổi](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nguoi-dan-ong-bat-ngo-nhan-duoc-manh-giay-ghi-bo-la-nguoi-bo-te-nhat-the-gioi-tu-con-trai-5-tuoi-10-phut-sau-moi-thu-thay-doi-600x432-207-7373799-250x180.webp)
Người đàn ông bất ngờ nhận được mảnh giấy ghi "Bố là người bố tệ nhất thế giới" từ con trai 5 tuổi: 10 phút sau, mọi thứ thay đổi
Lạ vui
10:33:41 08/02/2025![Lộ diện loài họ hàng chưa từng biết của con người](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/lo-dien-loai-ho-hang-chua-tung-biet-cua-con-nguoi-600x432-95d-7373784-250x180.webp)
Lộ diện loài họ hàng chưa từng biết của con người
Mọt game
10:32:11 08/02/2025![Nhan sắc gây sốc của Jisoo (BLACKPINK)](https://t.vietgiaitri.com/2025/2/3/nhan-sac-gay-soc-cua-jisoo-blackpink-600x432-696-7374127-250x180.webp)