Góp phần cải thiện ngay tình trạng huyết áp cao với 5 loại đồ uống này
Bổ sung một số loại đồ uống từ thiên nhiên có thể giúp ổn định huyết áp cho người bị huyết áp cao hiệu quả.
Trà mướp đắng (khổ qua)
Trà mướp đắng sấy khô là loại đồ uống giúp hạ huyết áp hiệu quả. Đồ họa: Hồng Nhật
Trà mướp đắng có khả năng làm giảm lượng đường huyết và nồng độ natri trong máu, đây là 2 nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp và tiểu đường.
Ngoài ra, uống trà mướp đắng hằng ngày còn giúp thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, sáng mắt, ngăn ngừa bệnh máu nhiễm mỡ, tai biến mạch máu não và giúp chỉ số huyết áp hạ nhanh khi người bệnh tăng huyết áp.
Các nhà nghiên cứu ở London (Anh) trước đây đã phát hiện ra rằng uống một cốc nước ép củ dền mỗi ngày giúp duy trì và đưa huyết áp về mức bình thường. Cơ chế nằm ở chỗ nước ép củ dền thúc đẩy cơ thể sản sinh ra NO – hợp chất giúp giãn mạch máu và tăng cường tuần hoàn, từ đó hạ áp huyết.
Các chuyên gia khuyến nghị, mỗi ngày bệnh nhân cao huyết áp nên uống 2 cốc nước ép củ dền để huyết áp được ổn định. Củ dền khi được ép thành nước cũng sẽ giữ được những hợp chất cần thiết so với việc chế biến thành các món ăn khác.
Nước ép củ cải đường
Nước của cải đường – đồ uống tốt cho người huyết áp cao. Đồ họa: Hồng Nhật
Các nghiên cứu cho biết uống từ 1 đến 2 cốc nước ép củ cải đường mỗi ngày có thể làm giảm huyết áp ngay lập tức (trong 1 giờ sau khi uống).
Bởi, trong củ cải đường có chứa hai loại khoáng chất quan trọng trong việc điều hòa huyết áp đó là kali và folate. Khi uống thức uống này, vi khuẩn có trong miệng sẽ chuyển hóa nitrate thành nitrite giúp cho các mạch máu giãn rộng ra, máu lưu thông tốt hơn, cung cấp oxy vào máu tốt hơn, đặc biệt là giúp làm giảm huyết áp.
Video đang HOT
Ngoài ra, củ cải đường còn củng cố chức năng hoạt động của các mạch máu và chống lại nguy cơ mắc chứng homocysteine (axit amin lấy từ protein trong thức ăn, hấp thụ vào máu và làm tăng nguy cơ bệnh tim).
Các nghiên cứu cho thấy, nước ép lựu có thể làm giảm 36% lượng ACE – một loại enzym làm tăng huyết áp bằng cách tạo ra protein có tên gọi angiotensin II. Nước ép lựu hoạt động như chất ức chế ACE tự nhiên tương tự như các loại thuốc được kê đơn để chữa trị huyết áp cao hay suy tim.
Mỗi ngày, uống hai cốc nước ép lựu có pha thêm nước lọc sẽ có hiệu quả tốt nhất với căn bệnh huyết áp cao.
Quả việt quất có chứa các chất chống oxy hóa và chống viêm nhiễm cao, giúp ngăn ngừa và giảm sự phá hủy bên trong các thành mạch máu, giúp ngăn ngừa việc tăng huyết áp không mong muốn.
Bên cạnh đó, nước ép việt quất giúp giảm huyết áp bằng cách làm giãn nở thành mạch máu và tăng lưu thông dòng máu trong cơ thể.
Một cốc nước ép việt quất chứa 60 calo, do vậy mỗi ngày sử dụng 2 cốc là vừa đủ. Đây là loại đồ uống giảm huyết áp khá ngon miệng nên ai cũng có thể dễ dàng sử dụng.
3 loại đồ uống giúp tự điều trị sỏi thận tại nhà
Để ngăn ngừa sỏi thận, bạn nên uống nhiều nước, cắt giảm lượng natri và cẩn thận với thực phẩm giàu oxalate, theo Insider.
Nếu bạn bị sỏi thận hoặc có nguy cơ bị sỏi thận, điều đầu tiên bác sĩ khuyên là uống nhiều nước. - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các bệnh như tiểu đường, huyết áp cao hoặc béo phì có thể làm tăng nguy cơ bị sỏi thận.
Cần ngăn ngừa sỏi thận, vì sỏi có thể gây tổn thương thận do gây tắc nghẽn và nhiễm trùng.
Các biện pháp điều trị sỏi thận tại nhà tốt nhất bao gồm nước uống, nước chanh và nước ép lựu, theo Insider.
Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những chất lỏng này có thể giúp phá vỡ các khoáng chất và muối kết tụ lại trong nước tiểu để tạo thành sỏi thận.
Thông thường, sỏi thận được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống hoặc dùng thuốc.
Tuy nhiên, đối với sỏi thận nhẹ, có những biện pháp tại nhà có thể giúp ngăn ngừa và thậm chí điều trị sỏi thận, hiệu quả nhất là 3 loại đồ uống sau:
1. Uống nước
Nếu bạn bị sỏi thận hoặc có nguy cơ bị sỏi thận, điều đầu tiên bác sĩ khuyên là uống nhiều nước.
Sỏi thận hình thành khi một số khoáng chất và muối trong nước tiểu kết lại với nhau.
Uống nhiều nước giúp pha loãng và thải các chất này ra khỏi thận và đường tiết niệu, do đó các khoáng chất và muối không bị tích tụ và tạo thành sỏi.
Tiến sĩ Kiersten Craig, bác sĩ tiết niệu tại Weil Cornell Medicine (Mỹ), cho biết nếu bị sỏi thận, nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày. Nếu vận động nhiều hoặc sống ở vùng khí hậu nóng, cần phải uống nước nhiều hơn.
2. Uống nước chanh, cam
Nước chanh rất tốt cho người bị sỏi thận - SHUTTERSTOCK
Nước chanh có thể giúp ngăn ngừa sỏi thận, đặc biệt là sỏi canxi - loại sỏi thận phổ biến nhất - vì nó có chứa citrate.
Canxi và oxalat thường liên kết với nhau, tạo thành canxi oxalat. Khi điều này xảy ra trong đường tiết niệu, nó sẽ dẫn đến sỏi thận. Tiến sĩ Craig cho biết về cơ bản, citrate che phủ, ngăn cản, không để canxi và oxalat liên kết với nhau.
Một nghiên cứu nhỏ năm 2017, được công bố trên Tạp chí Tiết niệu, cho thấy uống 2 lít nước với 120ml nước chanh mỗi ngày làm giảm tỷ lệ hình thành sỏi thận đến 87% mỗi năm, theo Insider.
3. Thử nước ép lựu
Lựu có lợi trong việc điều trị sỏi thận nhờ đặc tính chống ô xy hóa.
Chất chống ô xy hóa giúp ngăn ngừa và giảm căng thẳng ô xy hóa, dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
Căng thẳng ô xy hóa xảy ra khi có quá nhiều gốc tự do. Khi chất chống ô xy hóa tiếp xúc với các gốc tự do, chúng làm ổn định các gốc tự do này và làm giảm căng thẳng ô xy hóa.
Nước ép lựu có khả năng chống ô xy hóa gấp 2 - 3 lần trà xanh hoặc rượu vang đỏ, và một phân tích cho thấy những người có tiền sử bị sỏi thận cũng có mức chất chống ô xy hóa trong huyết thanh thấp hơn từ 8% đến 11%. Điều này cho thấy, chất chống ô xy hóa có thể ngăn cản sự hình thành sỏi thận, theo Insider.
Một nghiên cứu, được công bố trên tạp chí về sỏi thận Urolithiasis, cho bệnh nhân bị sỏi thận tái phát uống 1.000 mg chiết xuất quả lựu trong 90 ngày. Kết quả cho thấy, uống chiết xuất này làm giảm nồng độ canxi oxalat trong nước tiểu, đồng thời cũng giảm căng thẳng ô xy hóa.
Tuy nhiên, nước lựu có thể tương tác với một số loại thuốc, như thuốc làm loãng máu hoặc thuốc điều trị bệnh tim, vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nhiều trường hợp sỏi thận có thể tự điều trị một cách hiệu quả bằng các biện pháp khắc phục tại nhà và các thay đổi trong chế độ ăn uống.
Đi khám nếu gặp các triệu chứng sau:
Buồn nôn hoặc nôn mửa
Sốt
Có máu trong nước tiểu
Khó đi tiểu
Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy đang bị tổn thương ở thận hoặc các biến chứng về sức khỏe, và có thể cần phải can thiệp y tế để điều trị hiệu quả, theo Insider.
Những ai không nên ăn ốc? Người bị bệnh Gout, viêm khớp; người hay bị dị ứng nên hạn chế ăn ốc; người bị ho hay bệnh hen nếu ăn hải sản, đặc biệt là cua ốc thì bệnh sẽ càng nặng thêm. Ốc được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng. Ốc được chế biến thành nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng nhưng nếu ăn ốc...