Google yêu cầu nhân viên tiêm vaccine Covid-19
Google là công ty công nghệ lớn đầu tiên đưa raquy định về tiêm chủng nhằm sớm đưa nhân viên trở lại văn phòng.
Theo bản ghi nhớ do CEO Sundar Pichai công bố, Google đã trì hoãn kế hoạch đưa nhân viên trở lại văn phòng trên khắp toàn cầu nhằm đối phó với số ca nhiễm Covid-19 đang có dấu hiệu tăng mạnh gần đây. Trong đó, nhân viên sẽ được tiếp tục làm việc tại nhà đến hết 18/10 thay vì đầu tháng 9, đồng thời yêu cầu những người sắp trở lại văn phòng cần tiêm chủng đầy đủ.
CEO Google Sundar Pichai.
Trong bản ghi nhớ, Pichai yêu cầu nhân viên Google tại Mỹ phải tiêm chủng Covid-19 “trong những tuần tới”. Đối với những khu vực khác, việc triển khai tiêm phải được thực hiện “trong những tháng tới”.
Google gần đây đã mở cửa một số văn phòng trên toàn cầu và cho phép nhân viên đến làm việc tự nguyện. Tuy nhiên, công ty phải lùi lịch vì biến thể Delta đang lây lan nhanh.
Video đang HOT
“Chúng tôi rất vui vì đã mở cửa trở lại một số cơ sở và khuyến khích nhân viên đến làm việc nếu họ cảm thấy an toàn”, Pichai viết trên blog. “Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy số ca nhiễm toàn cầu đang gia tăng đột biến do biến thể Delta gây ra và lo ngại chúng sẽ tác động đến việc quay trở lại văn phòng của nhân viên. Việc gia hạn thời gian quay trở lại văn phòng sẽ mang lại cho nhân viên sự linh hoạt”.
Google hiện có hơn 140.000 nhân viên làm việc toàn thời gian trên toàn cầu. Google cũng là công ty công nghệ khổng lồ duy nhất cho đến nay quy định rõ ràng việc tiêm chủng Covid-19 cho nhân viên của mình.
Trước đó, Apple cũng dời thời gian quay lại làm việc tại các văn phòng sang tháng 10 để đối phó với các ca nhiễm virus corona ngày càng tăng. Tuy nhiên, CEO Tim Cook đang lưỡng lự việc yêu cầu nhân viên phải tiêm vaccine.
Covid-19 thay đổi cách làm việc ở Google
"Covid-19 là sự chuyển dịch khổng lồ. Công việc trong tương lai sẽ thay đổi đáng kể, linh hoạt hơn và không giới hạn ở một địa điểm", CEO Sundar Pichai nói.
Google từng đặt mục tiêu xây dựng môi trường làm việc hạnh phúc và hiệu quả nhất thế giới từ cách đây 20 năm. Tập đoàn tiên phong trong hình thức văn phòng vui vẻ, với màu sắc rực rỡ và hàng loạt tiện ích cho nhân viên. Giờ đây hãng lại tìm cách thay đổi môi trường làm việc trong các văn phòng của công ty.
Sundar Pichai trong một hội thảo của Google năm 2018.
"Tôi cảm thấy lạc quan về khả năng thay đổi công việc trong môi trường hiện đại, cũng như cách đây 20 năm. Chúng tôi rất muốn mọi người đến và gặp mặt trực tiếp, tạo ra cảm giác về cộng đồng và hợp tác thông qua điều đó, nhưng tất cả mọi người đều đang gặp khó khăn với việc đi lại", CEO Google, Sundar Pichai, cho hay.
Theo Pichai, mô hình làm việc mới sẽ cho phép các bậc cha mẹ lập tức tham gia họp phụ huynh ngay sau khi hoàn tất phiên làm việc, thay vì phải vội vàng di chuyển giữa các địa điểm. "Điều đó mang tới sự linh hoạt và giúp mọi người thích nghi với thực tế của cuộc sống hiện đại", CEO Goole nhận xét.
Trong bản ghi nhớ được gửi đến nhân viên Google gần đây, Pichai mô tả về nơi làm việc hỗn hợp, kết hợp nhiều môi trường khác nhau. Ông nhấn mạng vào nhóm Real Estate và Workplace Services - 2 đơn vị đang thử nghiệm "không gian làm việc riêng tư và văn phòng đa năng, cũng như phát triển công nghệ video tiên tiến để bảo đảm cân bằng giữa những người làm việc trực tiếp ở văn phòng và làm việc từ xa".
Bản ghi nhớ này cho thấy Pichai đặt tham vọng cho phép phần lớn nhân viên chỉ phải đến văn phòng 3 ngày mỗi tuần, chủ yếu là khi cần phối hợp công việc, cùng với hai ngày "ở bất kỳ nơi nào họ làm việc hiệu quả nhất". Quy mô toàn cầu của Google cho phép nhân viên chuyển tới văn phòng khác hoặc đăng ký làm việc từ xa. Pichai cho biết 60% nhân lực sẽ trở lại công ty vài ngày mỗi tuần, 20% sẽ làm việc tại những địa điểm mới và 20% tiếp tục làm việc từ xa.
"Tuần làm việc từ bất cứ đâu"
Một trong những cách tiếp cận mới của Google là "tuần làm việc từ bất cứ đâu", trong đó cho phép nhân viên làm việc tại địa điểm tùy chọn trong tối đa 4 tuần mỗi năm.
"Có thể đi du lịch dài ngày trong mùa hè, điều mà nhiều người chưa từng làm suốt nhiều năm, được trải nghiệm và ở bên gia đình liên tục suốt 4 tuần. Đó là điều chúng tôi có thể hiện thực hóa. Tôi nghĩ chúng tôi vẫn duy trì được công việc vui vẻ, đồng thời bảo đảm được tinh thần cộng đồng quanh nó", CEO Google nói.
Google cũng sở hữu nhiều công cụ để thực hiện tham vọng này, không chỉ cho riêng họ mà còn cho nhiều công ty khác. Hãng đã ra mắt nhiều sản phẩm mới, như trải nghiệm Smart Canvas trong Google Workspace, giúp kết nối Google Docs, Sheets và Slides với nhiều tính năng hợp tác sâu rộng hơn.
"Google Docs đi đầu trong hợp tác công việc, cho phép nhiều người cùng xử lý một tài liệu. Giờ đây, bạn có thể làm việc trên một văn bản và bấm gọi video nếu muốn nói chuyện trực tiếp với tất cả mọi người, hoặc phân bổ nhiệm vụ cho từng người. Tôi nghĩ nó sẽ hỗ trợ đắc lực cho công việc trong tương lai", Pichai cho hay.
Google cũng ra mắt Dự án Starline, công nghệ sử dụng phần cứng và phần mềm để tạo ra các hội nghị trực tuyến 3 chiều, trong đó người tham gia sẽ xuất hiện với kích thước thật và mô phỏng cảm giác họp mặt trực tiếp. Công nghệ này vẫn còn rất đắt đỏ, nhưng Google đang tìm cách giảm giá để mở rộng khả năng tiếp cận cho nhiều doanh nghiệp.
Sự linh hoạt trong làm việc từ xa cũng giúp thúc đẩy nỗ lực đa dạng hóa lực lượng lao động của Google, như cho phép phụ nữ có con tiếp tục công việc của mình hoặc tìm kiếm nhân lực ở khắp nơi trên thế giới.
Sổ sức khoẻ điện tử còn nhiều bất cập Ứng dụng Sổ sức khoẻ điện tử cho phép đăng ký tiêm vaccine Covid-19, khai báo y tế... đang được tải nhiều hơn Facebook, TikTok tại Việt Nam, nhưng số "sao" thấp. Trên hai cửa hàng CH Play của Google và App Store của Apple, Sổ sức khoẻ điện tử đang đứng đầu bảng xếp hạng ứng dụng được tải nhiều nhất những...