Google+ tiếp tục nâng cấp để chiều chuộng người dùng
Tính năng mới cho phép người dùng Google có thể định hình dịch vụ theo ý thích của mình.
Nằm trong chiến dịch cải tiến và nâng cấp Google nhằm cạnh tranh với Facebook, vào tuần sau mạng xã hội này sẽ cho ra đời thêm một tính năng mới. Tính năng này cho phép bạn có toàn quyền quyết định đến việc cho phép hoặc không cho phép ai đó xuất hiện trong phần “thông báo” của bạn. Satyajeet Salgar, giám đốc các sản phẩm trò chơi của Google cho biết tính năng này cũng sẽ có ảnh hưởng ít nhiều đến các “thông báo” trên game.
Trong một bài viết về Google , Kathleen Ko, giám đốc phần mềm tại Google tiết lộ rằng tính năng “Who can notify you” hiện đang được triển khai trong một bộ phận nhỏ những người sử dụng Google nhằm lấy số phiếu bầu ủng hộ. Theo Ko, các thiết lập mới này kiểm soát các thông báo từ các bài viết, người dùng làm những việc sau đây:
- Chia sẻ với bạn một cách “riêng tư”.
- Chọn “Thông báo bài viết”( Notify about this post) khi chia sẻ cho vòng mà bạn đang tham gia.
- Mời nói chuyện.
Video đang HOT
- Gửi tin nhắn hay mời bạn tham gia trò chơi trên Google .
Bạn cũng sẽ được thông báo nếu ai đó để lại comment trên bài viết của bạn. Tính năng này chỉ mới được áp dụng, vì vậy bạn có thể sẽ không thấy sự thay đổi cũng như tác dụng mà tính năng đó mang lại.
Theo những báo cáo mới nhất thì có đến hơn 9000 người sử dụng Google cảm thấy khó chịu và bối rối bởi hoàn toàn không có cách nào để “xử lý” mớ “hỗn loạn” của những thông báo trên trang cá nhân của bạn. Và tính năng mới này của Google sẽ làm thay đổi tất cả và việc này sẽ mang lại sự dễ dàng, tiện lợi cũng như sự thoải mái cho người dùng Google .
Thật là may mắn, Google tạo được uy tín khá tốt đẹp khi đã đáp ứng được một số những nhu cầu của người sử dụng về các tính năng. Hầu hết những tính năng mà Google cho ra đời trong thời gian gần đây đều được dựa trên những ý kiến đóng góp của cộng đồng, điều đó khiến cho dự án Google của Google có vẻ như là một dịch vụ tương tác mà người sử dụng có thể định hình dịch vụ theo ý thích của họ.
Chúng ta đã thấy nhóm phát triển Google đáp ứng các nhu cầu của người sử dụng về việc vô hiệu hóa bình luận và khóa các bài viết trước khi chia sẻ. Bây giờ, với việc kiểm soát các thông báo của mình, người dùng có thể trải nghiệm thêm một tính năng mới nữa được Google hình thành dựa trên nhu cầu của chính bản thân họ. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệc với mạng xã hội Facebook, với việc “chiều chuộng” người sử dụng của mình như thế, liệu Google có thành công?
Theo ICTnew
Chính ban lãnh đạo Google cũng thờ ơ với Google+
DeGusta đã phải "đếm" tỉ mỉ những bài post trên Google của các vị giám đốc, quản lý cũng như thành viên ban quản trị của Google để đi đến quyết định này.
Xin được bắt đầu bằng một trong những luật lệ bất thành văn trong cộng đồng phát triển phần mềm, đó là "eat your own dog food". Mới nghe qua thì có vẻ phũ phàng, nhưng ý nghĩa của câu nói này lại rất đơn giản: Nếu bạn, một lập trình viên phát triển phần mềm, cảm thấy tự tin với những gì mình tạo ra, thì hãy đừng ngần ngại mà sử dụng nó.
Tuy nhiên, có vẻ như ai đó sẽ phải đứng ra để nhắc nhở lại "lời khuyên" này cho những nhà quản lý cấp cao tại Google. Lý do ư? Đơn giản vì có vẻ như đến chính họ cũng thờ ơ với sản phẩm mũi nhọn trong cuộc chạy đua xã hội hóa của mình, Google .
Trong khi cả thế giới vẫn còn đang "phát cuồng" (theo nhiều cách cũng như nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau) với hội nghị "Let's Talk iPhone" vừa mới kết thúc, thì blogger Micheal DeGusta dường như chẳng hề quan tâm. Bằng chứng là anh đã có một bài viết khá thú vị về tình hình sử dụng Google của... chính các lãnh đạo Google. Để làm được việc này, DeGusta đã phải "đếm" tỉ mỉ những bài post trên Google của các vị giám đốc, quản lý cũng như thành viên ban quản trị của Google.
Kết quả, trớ trêu thay, lại vô cùng đáng buồn. Hai nhà đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergry Brin cũng chỉ đăng tổng cộng 22 thông điệp lên tài khoản Google của họ. Chủ tịch Hội đồng quản trị, Eric Schmidt thậm chí còn chẳng thèm tạo cho mình một tài khoản Google . Nói một cách ngắn gọn, đây dường như là một gáo nước lạnh dội thẳng vào Google, khi mục tiêu làm việc của họ hiện đang là hướng tới thành công tại thị trường mạng xã hội đầy tiềm năng.
Phần còn lại của đội ngũ lãnh đạo Google dường như cũng chẳng khá khẩm hơn cấp trên. Giám đốc thương mại Nikesh Arora thì chẳng bao giờ đăng tải gì lên profile của mình, trong khi đó, giám đốc pháp lý David C. Drummond cũng giống y hệt như ngài chủ tịch Eric Schmidt. Patrick Pichette, giám đốc tài chính, thì đã có vài lần post lên trang cá nhân Google của mình.
Chuyển sang các phó giám đốc phụ trách bộ phận quan trọng, phó giám đốc phụ trách YouTube Salar Kamangar và phó giám đốc phụ trách mảng tìm kiếm, Alan Eustace cũng "bỏ hoang" Google của mình mà chẳng thèm ngó ngàng gì đến chúng.
Có lẽ với con số &'post' lần lượt là 58 và hơn 150, thì hai vị phó giám đốc phụ trách về Chrome và mạng xã hội Sundar Pichai và Vic Gundotra là những người lãnh đạo "chăm chỉ" dùng Google nhất.
Lý do của sự thờ ơ
Thứ nhất, chúng ta có thể đưa ra giả thiết rằng những người có tên nêu trên đã đăng tải rất nhiều lên Google , nhưng họ lại "quên" bật tính năng cho phép mọi người có thể đọc được những gì họ viết. Và từ đó, mọi người lại đi đến kết luận: Chính những vị lãnh đạo Google cũng... chẳng thèm dùng Google . Đó là một đòn đánh khá đau vào những nỗ lực xã hội hóa của Google.
Nếu như những lãnh đạo Google tin rằng Google sẽ là tương lai cho công ty của họ, thì họ sẽ phải bằng cách nào đó chứng minh việc này cho hơn 1 tỉ người sử dụng dịch vụ của Google. Cách đơn giản nhất để chứng minh, đó là tự mình trải nghiệm Google . Tuy nhiên, cách mà những quan chức cấp cao của Google đang làm thì thật hết sức nguy hiểm. Nếu họ không sử dụng Google , thì có lý do gì để khiến cho những nhân viên trong công ty phải sử dụng sản phẩm này?
Suy rộng ra, điều này cũng đúng với cộng đồng sử dụng dịch vụ của Google. Đến chính những người có công tạo ra Google còn chán nản và chẳng thèm đoái hoài đến đứa con cưng của mình, thì việc người sử dụng "bỏ rơi" Google cũng chỉ là vấn đề thời gian.
Có thể ban lãnh đạo của Google rất bận rộn, tuy nhiên cách họ sử dụng mạng xã hội do chính mình tạo ra lại đang làm ảnh hưởng đến chính vận mệnh công ty mình, nhất là khi mục tiêu của Google đặt ra trong tương lai là "xã hội hóa các dịch vụ". Quy luật "eat your own dog food" một lần nữa lại trở nên đúng đắn.
Theo ICTnew
Những thay đổi của Facebook đe dọa thế nào đến Google+ và Twitter? Với những thay đổi mang tính toàn diện, Facebook đã và đang tiến hành một cuộc "thay máu" dịch vụ. Với sự kiện ra mắt giao diện và các tính năng mới, Facebook gần như đã thu hút tối đa sự chú ý của người dùng internet. Do đó, một vài người đã tỏ rõ sự hồ nghi về hai đối thủ trực...