Google khiến các nhà đầu tư tự tin thái quá và đưa ra nhiều quyết định sai lầm?
Google dường như đang xóa mờ ranh giới giữa kiến thức có trong đầu một nhà đầu tư và kiến thức có trên internet, khiến họ tự tin thái quá và đưa ra những quyết định kém hiệu quả.
Mỗi ngày, chúng ta đều cần phải đọc và hỏi hỏi để nâng cao kiến thức về tài chính. Nhưng tháng 10 này là một tháng đặc biệt mà người Mỹ tập trung nhiều hơn vào vấn đề này. Tháng 10 là Tháng An ninh Hưu trí Quốc gia với mục tiêu trong tháng là giúp “tăng hiểu biết về tài chính cá nhân cho tất cả người dân Mỹ”.
Trong nhiều năm, mức độ hiểu biết về tài chính không cao, vì thế nhu cầu trên không hề mới. Tuy nhiên, kiến thức về tài chính của nhiều người dường như đang phải đối mặt với một mối đe dọa mới của xã hội hiện đại. Đó chính là internet.
Theo nghiên cứu của Mạng Nghiên cứu Khoa học Xã hội (SSRN) được đăng tải mùa hè qua, internet đã khiến các nhà đầu tư nghĩ rằng họ biết nhiều hơn những gì họ thực sự có trong đầu. Kết quả của sự tự tin thái quá là danh mục đầu tư của họ hoạt động kém hiệu quả hơn.
Nghiên cứu của SSRN có tựa đề ” Tự tin mà không có năng lực: Nghiên cứu Tài chính Trực tuyến và Ra quyết định Tài chính của Người tiêu dùng“. Nghiên cứu được hoàn thiện bởi giáo sư về marketing Adrian Ward tại đại học Texas ở Austin; giáo sư chuyên về marketing, kinh doanh và luật Tito Grillo tại Đại học Alberta và giáo sư Philip Fernbach tại Đại học Colorado.
Nghiên cứu đã đi đến một số kết luận khá thú vị. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng việc sử dụng internet để trả lời cho các câu hỏi thắc mắc trong đầu khiến mọi người ngộ nhận rằng bản thân họ đã tiếp nhận được hết những kiến thức trên internet. Bởi vì sau khi dùng internet để tra cứu thông tin, phần lớn mọi người sẽ quên đi hành động đó.
Hiện tượng này đôi lúc được gọi là “hiệu ứng Google”. Đây là sự xóa nhòa về ranh giới giữa kiến thức có trong đầu và khiến thức trên internet, khiến mọi người nghĩ rằng họ biết nhiều hơn về những gì họ đang làm.
Các nhà nghiên cứu tiếp tục chỉ ra rằng hiệu ứng Google khiến các nhà đầu tư tự tin quá mức. Họ đã chứng minh cho kết luận này bằng việc chia nhà đầu tư thành hai nhóm giống nhau. Một nhóm sẽ truy cập internet để làm bài kiểm tra về kiến thức đầu tư. Sau đó, các nhà nghiên cứu đưa ra cho họ một thử thách về lĩnh vực đầu tư giống hệt nhau. Sau khi các nhà đầu tư xây dựng danh mục đầu tư của mình, họ được hỏi sẽ đặt cược bao nhiêu tiền vào kết quả hoạt động từ danh mục đầu tư của họ.
Không có gì ngạc nhiên khi nhóm được quyền truy cập internet đạt điểm cao hơn so với nhóm không được sử dụng internet. Nhóm có điểm số cao hơn cũng đặt cược nhiều tiền hơn vào tính hiệu quả từ các lựa chọn đầu tư của họ. Điều này cho thấy sự tự tin cao hơn vào khả năng đầu tư của bản thân.
Tuy nhiên, sự tự tin thái quá của nhóm nhà đầu tư có điểm số cao này đã đặt nhầm chỗ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy, trung bình các nhà đầu tư trong nhóm này lại thu được lợi nhuận thấp hơn nhiều so với nhóm còn lại.
Video đang HOT
Hiện tượng này được gọi là “tự tin mà không có năng lực” mà các nhà nghiên cứu đã đề cập trên tiêu đề của nghiên cứu. Lợi nhuận thấp của nhóm nhà đầu tư có điểm cao hơn dường như là do họ sẵn sàng chịu nhiều rủi ro hơn.
Nghiên cứu mới này nhắc nhở các nhà đầu tư về sự nguy hiểm của việc tự tin thái quá và đức tính khiêm tốn cần thiết. Nhưng điều giá trị mà nghiên cứu mang đến, cũng là điều đáng lo ngại nhất, đó là cách mà các nhà đầu tư sử dụng internet để tăng cường sự tự tin của bản thân mà không hề ý thức được điều đó.
Hệ quả của internet không phải là tình cờ. Sergey Brin, người đồng sáng lập của Google, đã nói tại một sự kiện vào năm 2010: ” Chúng tôi muốn Google trở thành nửa thứ ba trong bộ não của bạn“. Các tác giả của nghiên cứu gần đây giải thích tuyên bố đó có nghĩa là Google xóa mờ ” ranh giới giữa kiến thức có trong đầu một người và kiến thức có trên internet“. Vì vậy, các nhà nghiên cứu nhắn nhủ các nhà đầu tư cần luôn thận trọng.
Từ chức CEO: Cách duy nhất Mark Zuckerberg có thể làm để cứu đế chế Meta
Nếu Bill Gates có thể rời Microsoft, Larry Page và Sergey Brin nhận ra rằng đã đến lúc giao Google cho người khác thì Mark Zuckerberg cũng có thể làm điều đó.
*Bài viết là quan điểm của Linette Lopez - một cây viết của Business Insider.
Mark Zuckerberg nên từ chức CEO của Meta và để người khác quản lý Facebook, WhatsApp và Instagram. Sau đó, anh nên sử dụng khối tài sản khổng lồ và các mối quan hệ trong giới đầu tư mạo hiểm của mình để xây dựng một startup có thể hiện thực hóa tầm nhìn của mình về metaverse.
Theo tôi, đây là cách duy nhất mà Zuckerberg có thể cứu đế chế của mình khỏi... chính mình. Chưa kể, nó cũng sẽ vì lợi ích tốt nhất của xã hội.
Về mặt lý thuyết, Meta đã tổ chức hội nghị mang tên Meta Connect để giới thiệu những điều thú vị mà các nhà phát triển của họ có thể tạo ra trong metaverse. Những bản demo này được cho là để thuyết phục mọi người rằng metaverse là nơi họ muốn đến đồng thời thuyết phục các nhà đầu tư rằng khoản đầu tư lớn của Zuckerberg vào công nghệ mới này là xứng đáng.
Vậy Meta đã công bố điều gì để thuyết phục chúng ta rằng thiết bị thực tế ảo Meta Quest Pro trị giá 1.500 USD với khả năng kết nối người dùng với metaverse của Zuckerberg là xứng đáng? CHÂN! Hình đại diện có chân! Giờ đây, người dùng đã có chân thay vì nửa thân trên như trước!
Ảnh: Internet.
Zuckerberg tỏ ra rất phấn khích với điều này nhưng dường như phần còn lại của thế giới thì không như vậy. Năm ngoái, Meta đã chi 10 tỷ USD để phát triển metaverse. Tuy nhiên, đến nay, kết quả thu được chưa thực sự đáng kể. Tháng 2, công ty cho biết hiện có 300.000 người dùng đăng nhập vào nền tảng Horizon Worlds hàng tháng - con số rất nhỏ so với "dân số" 2,9 tỷ người của Facebook.
Rõ ràng là thông tin trên đã ảnh hưởng ít nhiều đến Meta. Cổ phiếu của công ty đã giảm khoảng 60% tính đến thời điểm hiện tại.
Zuckerberg đã có hai nền tảng rất sinh lời là Facebook và Instagram. Dù vậy, mức độ phổ biến của chúng đang giảm dần. Vào cuối năm ngoái, lần đầu tiên lượng người dùng của Facebook bị thu hẹp. Cả hai nền tảng đều đang đánh mất người dùng trẻ vào tay TikTok và mất cả người dùng có tuổi do nhận thức sức khỏe tâm thần gia tăng.
Việc khắc phục vấn đề này đòi hỏi sự chú ý, đổi mới và chăm chỉ. Trong khi đó, Zuckerberg dường như đang không mấy quan tâm đến. Vì vậy, anh ấy nên giao việc đó cho một người có năng lực đồng thời đưa dự án metaverse của mình đến với thế giới khởi nghiệp.
Meta đang phải đối mặt với những khó khăn kinh doanh lớn bậc nhất ở thời điểm hiện tại. Nền kinh tế có khả năng sẽ đi vào cuộc suy thoái toàn cầu đầu tiên kể từ khi Facebook IPO năm 2012. Lãi suất cao hơn và đồng USD mạnh đang đè bẹp lợi nhuận của các công ty công nghệ.
Các chính sách bảo mật của Apple đã hạn chế khả năng thu thập thông tin về người dùng của Facebook và Instagram - thay đổi mà Meta ước tính sẽ gây ra thiệt hại 10 tỷ USD doanh thu quảng cáo trong năm nay. Những điều này đã khiến hoạt động kinh doanh của Meta rơi vào tình trạng hoảng loạn. Công ty được cho là đang chuẩn bị cho việc âm thầm sa thải và hủy bỏ một số đề nghị thực tập.
Ảnh: Internet.
Ngoài các điều kiện kinh tế hiện tại, Meta còn phải đối mặt với những mối đe dọa hiện hữu đối với các nền tảng cốt lõi của công ty. Kết nối với thế giới hoặc chỉ đơn giản là kết bạn với những người bạn cũ, dường như không còn là một ý tưởng thú vị nữa. Thậm chí, các nền tảng của Meta đã giúp tạo điều kiện cho nhiều nội dung độc hại trên Internet.
Tất cả những vấn đề hiện hữu đòi hỏi sự tập trung cao độ vào việc cải thiện các sản phẩm chủ lực của công ty, cải thiện hình ảnh trước công chúng, cho các nhà đầu tư thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty có thể tồn tại trong thời kỳ hỗn loạn kinh tế sắp tới. Nhưng sự tập trung của Zuckerberg không nằm ở đó. Thay vào đó, CEO 38 tuổi bị cuốn vào những gì mà anh coi là tương lai của Meta.
Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa là điều tuyệt vời trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ, nhưng Meta cần một nhà lãnh đạo có thể có cái nhìn rõ ràng về công ty trong giai đoạn khó khăn. Nếu Bill Gates có thể rời Microsoft, Larry Page và Sergey Brin nhận ra rằng đã đến lúc giao Google cho người khác thì Zuckerberg cũng có thể làm điều đó.
Zuckerberg luôn tập trung vào việc "thống trị" hoàn toàn bất cứ lĩnh vực nào mình tham gia. Đây là lý do tại sao anh hoàn toàn bị ám ảnh với việc điều khiển metaverse và mọi chi tiết của nó.
Một bài báo của New York Times đưa tin sau khi ai đó chế giễu hình đại diện metaverse giống như búp bê cũ, Zuckerberg bị ám ảnh với việc tạo ra hình đại diện mới đến mức một nghệ sĩ đồ họa buộc phải vẽ 40 phiên bản khuôn mặt của Zuckerberg trong hơn một tháng cho đến khi phiên bản cuối cùng được chấp thuận. Trong nội bộ, nhân viên Meta gọi các dự án metaverse là MMH hay "Make Mark Happy" (tạm dịch: khiến Mark vui vẻ).
Ảnh: Internet.
Kiểu quản lý này có thể phục vụ người sáng lập điều hành một startup nhỏ từ phòng ký túc xá nhưng có lẽ sẽ không hiệu quả đối với một CEO điều hành gã khổng lồ công nghệ trị giá hơn 340 tỷ USD.
Nếu muốn duy trì kiểu quản lý đó, Zuckerberg nên lập startup mới về metaverse. Rất nhiều nhà sáng lập công nghệ nổi tiếng khác như Page và Brin của Google, Jack Dorsey của Twitter và Travis Kalanick của Uber đã bắt đầu các dự án khởi nghiệp của mình bên ngoài những công ty mà họ sáng lập. Ngoài ra, một startup cũng sẽ cho Zuckerberg nhiều tự do hơn để xây dựng tầm nhìn của mình thông qua việc mua lại những công ty khác.
Tiềm ẩn trong tất cả các cuộc nói chuyện của Zuckerberg về metaverse là khả năng anh tin là Facebook và Instagram không thể cứu vãn được. Có lẽ Zuckerberg không muốn cứu Facebook và Instagram nữa đó không phải việc anh thích làm. Nếu đúng là như vậy, Zuckerberg nên từ chức CEO của Meta.
Tại sao Google Pixel không phổ biến như iPhone hay dòng Galaxy của Samsung Google thống trị cuộc sống trực tuyến của chúng ta, nhưng tại sao điện thoại của nó lại mờ nhạt trên thị trường tới như vậy? Google Pixel 7 và 7 Pro vừa ra mắt với tư cách là điện thoại tốt nhất của Google, với ống kính máy ảnh, phần mềm và tính năng tốt hơn các phiên bản trước. Công ty...