Google giảm lương nếu nhân viên chuyển trụ sở
Google cho biết, sẽ xác định lương dựa theo khu vực, vì vậy, nhân viên chuyển khỏi các thành phố đắt đỏ như San Francisco (Mỹ) có thể bị giảm thu nhập.
Google hôm 22/6 bắt đầu triển khai công cụ để nhân viên yêu cầu chuyển đổi văn phòng hoặc đăng ký làm việc từ xa hoàn toàn. Hồi tháng 5, CEO Google Sundar Pichai thông báo kế hoạch đưa 20% nhân sự làm việc từ xa vĩnh viễn, 20% có thể làm việc tại một văn phòng Google khác nếu muốn. 60% còn lại vẫn làm tại địa điểm cũ vài ngày một tuần.
Video đang HOT
Giao diện công cụ Google phát triển cho nhân viên.
Nếu nhân viên Google yêu cầu chuyển sang văn phòng mới, thu nhập của họ sẽ được điều chỉnh với mức sống trong khu vực. Chẳng hạn, nếu họ chuyển từ San Francisco hay New York sang thành phố nhỏ hơn, họ có thể bị giảm lương. Phần mềm của Google sẽ giúp họ biết được lương của mình thay đổi ra sao tùy theo địa điểm.
Người phát ngôn Google không tiết lộ chính sách ảnh hưởng đến khoản thưởng như thế nào, hay các chính sách xoay quanh giảm lương.
Công cụ của Google nhấn mạnh một vài yếu tố mà các doanh nghiệp cần cân nhắc khi chuyển sang mô hình làm việc phức hợp. Sự linh hoạt trở thành vấn đề chính khi công ty muốn đưa nhân viên quay lại văn phòng sau hơn một năm làm việc từ xa do dịch bệnh. Vài hãng như Reddit thông báo, họ sẽ không thay đổi lương nhân viên ngay cả khi họ chuyển từ nơi đắt đỏ hơn sang nơi có mức sống rẻ hơn.
Google là một trong những doanh nghiệp lớn đầu tiên cho hầu hết nhân viên làm ở nhà khi dịch bệnh bùng phát. Công ty không yêu cầu nhân viên quay lại văn phòng cho tới tháng 9 năm nay.
Một số hãng công nghệ khác cũng đang tư duy lại về môi trường văn phòng hậu Covid-19. CEO Facebook Mark Zuckerberg nói sẽ cho phép một số nhân viên làm việc ở nhà vĩnh viễn. Ông dự đoán một nửa lực lượng lao động của Facebook sẽ làm việc từ xa trong 5 tới 10 năm nữa. Twitter cũng có chính sách tương tự. CEO Jack Dorsey còn áp dụng chính sách này cho công ty thanh toán di động Square của mình.
Nhân viên Google có thể làm việc tại nhà đến tháng 9.2021
Vào tháng 3, Google yêu cầu tất cả nhân viên Bắc Mỹ của mình làm việc tại nhà trong một tháng. Khung thời gian này sau đó được kéo dài nhiều lần với ngày mới nhất là mùa hè năm sau.
Nhân viên Google tại Mỹ sẽ được làm việc tại nhà đến tháng 9 năm sau
Theo Neowin , CEO Google Sundar Pichai vừa thông báo kế hoạch cho phép những nhân viên nói trên thực hiện làm việc tại nhà đến tháng 9.2021. Một báo cáo từ The New York Times chỉ ra rằng Sundar Pichai đã gửi một email cho nhân viên và nói rằng công ty đang thử nghiệm khái niệm "một tuần làm việc linh hoạt", trong đó nhân viên sẽ làm việc tại các văn phòng thực của Google ít nhất ba ngày trong tuần. Những ngày này sẽ tập trung vào công việc hợp tác. Vào những ngày khác, các hoạt động công việc tại nhà như hiện tại tiếp tục được tuân theo.
Trong khi email không đề cập cụ thể liệu nhân viên có được yêu cầu tiêm phòng Covid-19 trước khi họ trở lại văn phòng hay không, người phát ngôn của Google cho biết công ty khuyến nghị điều đó. Google hy vọng nhân viên của mình sẽ nhận được vắc xin trong suốt năm 2021, nhưng chỉ sau khi các cá nhân và những thành viên có nguy cơ cao khác đã nhận được chúng.
Cũng không rõ liệu các quy tắc mới có áp dụng cho tất cả nhân viên trên toàn cầu hay không, nhưng có khả năng là không. Là một phần trong kế hoạch làm việc linh hoạt của mình, Google đã thiết kế không gian làm việc an toàn hơn để cộng tác và cũng cho phép nhân viên đặt trước bàn làm việc nếu họ cần một nơi yên tĩnh. Công ty tuyên bố họ có kế hoạch cải thiện hơn nữa tình hình công việc hỗn hợp và cũng đang tạo ra các khu trình chiếu tại văn phòng để nhân viên có thể ghi lại nội dung chất lượng cao và gửi cho đồng nghiệp trực tuyến và người xem khác.
Nỗi lo rạn nứt sau thành công của Google Nhiều lãnh đạo Google cho rằng tập đoàn đang chịu nhiều tác hại bởi cách điều hành của CEO Sundar Pichai, bất chấp lợi nhuận kỷ lục. Khó có thể nói rằng Google không thành công. Doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn liên tục lập kỷ lục sau từng quý. Công ty mẹ Alphabet đang có giá trị 1.600 tỷ USD,...