Google đã làm gì để biến Android từ ‘không thể thành có thể’ trên smartphone?
Các nhà mạng và nhà sản xuất smartphone đều quay lưng với Android – có lẽ vì nó quá mới, mô hình kinh doanh quá khác biệt. Nhưng có một điều thú vị là chính iPhone và Apple đã đẩy cả nhà mạng lẫn nhà sản xuất smartphone đến với Android.
Cuộc gặp lịch sử
Một ngày vào năm 2005, Larry Page, đồng sáng lập Google, bắt đầu biết về dự án Android của Andy Rubin. Larry Page đã yêu cầu một giám đốc của Google tiếp cận Rubin và đó có thể là cuộc gọi quan trọng nhất trong cuộc đời của Rubin.
Google nói với Rubin rằng họ đã nghe về Android và muốn “trợ giúp”. Page trước đây đã gặp Rubin trong một hội thảo tại Đại học Stanford.
Cuộc gặp mặt diễn ra vào tuần đầu tiên của tháng 1 năm 2005, có Andy Rubin, một giám đốc của Google, Larry Page và người đồng sáng lập Google của ông, Serge Brin, cũng như Georges Harik, một cố vấn của Google Ventures và là một trong 10 nhân viên đầu tiên của công ty.
Page ăn mặc rất thoải mái với quần jean và áo phông. Brin thậm chí còn không mang giày và mang một chiếc đồng hồ Disney bằng nhựa trên cổ tay. Anh ngồi gần hai lọ kẹo và nhét từng nắm kẹo vào miệng.
Page không hề lãng phí thời gian, đã ca ngợi sản phẩm trước đây của Rubin. Ông gọi T-Mobile Sidekick là một trong những điện thoại tốt nhất ông từng thấy.
Brin chen vào với một vài câu chuyện cười. Ông cũng nói chuyện với Rubin một cách chi tiết tỉ mỉ về công nghệ cung cấp cho Sidekick. Tuy nhiên, cuộc họp không phải chỉ có ca ngợi Rubin; Brin cũng muốn kiểm tra Rubin. Brin tiếp tục nhấn Rubin về những gì có thể làm để Sidekick trở nên tuyệt vời hơn, và tại sao anh ta chọn tạo ra điện thoại theo cách anh ta đã làm.
Đó không phải là một cuộc trò chuyện tích cực mà là một bài tập hợp tác trong việc giải quyết vấn đề!
Khi Rubin và Page bước ra khỏi cuộc họp đó, một điều rõ ràng: Google quan tâm đến Android. Nhưng không rõ tại sao.
Google là bạn hay thù của Android? Có phải Google đang phát triển phần mềm di động của riêng mình và học hỏi từ đối thủ cạnh tranh?
Bốn mươi lăm ngày sau, khi Google gọi lại cho Rubin về cuộc gặp thứ hai, ý định của Page trở nên rõ ràng. Lần này cả bốn nhà đồng sáng lập Android đều tham dự và họ đã mang một nguyên mẫu của phần mềm để hiển thị cho Google.
Cuối cùng, vấn đề được lật ngửa: Google muốn mua Android.
Android đã chấp nhận đề nghị của Google với giá 50 triệu USD. Khoảng 6 tháng sau cuộc họp đầu tiên của họ với Google, nhóm Android đã chuyển sang trụ sở Googleplex vào ngày 11 tháng 7 năm 2005.
Tất cả nhà mạng đều quay lưng với Android
Apple ra iPhone năm 2007 và chính iPhone đã giúp Android thành công.
Google thường xem xét từng đoạn mã trước khi đưa vào sản phẩm để cải thiện chất lượng tốt nhất. Android, tuy nhiên, đã chống lại ý tưởng đó. Phải mất một hoặc hai năm Android mới cho phép Google xem lại mã của mình.
Một cựu Googler đã mô tả Android như một “hòn đảo” bên trong Google trong những ngày đầu hoạt động. Nó như một nhóm bí mật với văn hóa riêng.
Video đang HOT
Chiến lược của nhóm Android khi nói đến điện thoại di động cũng xa lạ với các nhân viên Google khác. Nếu một người giải thích ý tưởng đằng sau Android cho các nhân viên khác của Google vào khoảng năm 2005 hoặc 2006, thì phản ứng có lẽ sẽ là “chúc may mắn”. Thế thôi!
Trước Android, Google tập trung nỗ lực di động của mình vào việc đưa ứng dụng lên các điện thoại khác – như các ứng dụng được tạo bởi các thiết bị Nokia hoặc Blackberry. Tuy nhiên, ý tưởng với Android là tạo ra hệ thống riêng của Google để phân phối các dịch vụ của mình bên cạnh việc tạo các ứng dụng Google cho các nền tảng khác.
Nhưng để phân phối Android, nhóm tại Google sẽ cần phát triển một chiếc điện thoại chạy trên phần mềm. Sau đó, họ sẽ phải tìm một nhà mạng bán điện thoại.
Nếu nói chỉ cần ra ngoài và xây dựng một chiếc điện thoại. Đó là những gì Apple đã làm! Google và Android phải làm sao khi đã có iOS của Apple?
Điều đó có nghĩa là, Google phải hợp tác với các nhà sản xuất chip, nhà sản xuất điện thoại thông minh và nhà mạng không dây. Tất cả để xây dựng một chiếc điện thoại được coi là “hoàn toàn nắm chắc thất bại” vào thời điểm đó.
Google và nhóm Android về cơ bản đã xây dựng chiếc điện thoại đầu tiên của họ, G1, như một bằng chứng về khái niệm. Họ muốn cho các đối tác tiềm năng thấy Android có thể làm gì để từ đó, họ muốn sử dụng Android trên điện thoại của chính họ.
Nhưng không nhà mạng nào muốn hợp tác với Google để ra mắt điện thoại Android đầu tiên vào năm 2007. Verizon đã từ chối, Sprint không quan tâm và AT&T không đưa ra câu trả lời thẳng thắn. Ngay cả T-Mobile, cuối cùng đã đồng ý phát hành G1, ban đầu cũng từ chối.
“Đó không phải là thời điểm tốt trong lịch sử Android”, nguồn tin cho biết.
Các nhà mạng muốn bán nội dung trên điện thoại và giữ tất cả lợi nhuận cho chính họ, vì vậy họ miễn cưỡng làm việc với bất kỳ công ty nào. Về cơ bản, họ là những người gác cổng giữa các công ty sản xuất điện thoại và khách hàng mua chúng và họ không sẵn sàng thỏa hiệp.
Nhóm Android biết T-Mobile là đặt cược tốt nhất của họ tại thời điểm đó.
Sau khi cố gắng đàm phán với T-Mobile trong khoảng 6 tháng, nhà mạng đã quay lại và nói rằng họ không muốn thực hiện một thỏa thuận với Google. Rubin là một trong số ít người ở Google biết rằng thỏa thuận T-Mobile đã bị từ chối.
Thay đổi cuộc chơi
Nhưng cuối cùng T-Mobile cũng tìm được thỏa thuận. Nghĩa là, Google đã vượt qua một trong những khó khăn lớn nhất. Nhưng đúng lúc Google đang chuẩn bị đưa nốt những thứ cuối cùng lên G1, một điều đã xảy ra: Apple tiết lộ điện thoại thông minh iPhone.
Rubin và nhóm của ông phải sửa đổi kế hoạch ban đầu và cuối cùng đã chuyển một chiếc điện thoại khác. Apple là công ty đầu tiên đặt cược 100% vào màn hình cảm ứng. Chính vì thế, Google buộc phải quyết định đưa Android lên một sản phẩm như thế nào, có “theo cuộc chơi” màn hình cảm ứng hay không?
Phải nói rằng, chính Apple đã khiến Android phát triển mạnh mẽ và thành công như ngày hôm nay.
‘Cuộc thập tự chinh chống lại iPhone’
Mặc dù nhóm Android phải lùi lại và đánh giá lại kế hoạch, song chính iPhone đã góp phần vào thành công của Android theo một cách kỳ lạ.
iPhone được phát hành dưới dự độc quyền của AT&T, và vô cùng thành công. Đến năm 2009, sự thành công ngày càng tăng của iPhone đã trở thành một vấn đề lớn với Verizon. Verizon không có một chiếc điện thoại thông minh nào thực sự có thể cạnh tranh với iPhone.
Chính iPhone đã đẩy các nhà sản xuất điện thoại và nhà mạng đứng về phía Android!
Các nhà mạng đã xem iPhone là mối đe dọa lớn nhất đối với các mô hình kinh doanh của họ. Với iPhone, Apple sở hữu mối quan hệ với khách hàng – không phải AT&T. Và khách hàng đã chuyển từ các nhà mạng khác sang AT&T để có được iPhone.
So với iPhone, Android là một cơ hội hấp dẫn hơn nhiều đối với các nhà mạng. Rubin và nhóm của ông đã coi Android là một nền tảng cho các nhà phát triển, chứ không phải người tiêu dùng, điều này khiến các nhà mạng và nhà sản xuất điện thoại cảm thấy thoải mái hơn. Các nhà mạng có thể sửa đổi điện thoại và thêm nhãn hiệu của họ, điều này cho phép họ kiểm soát sản phẩm.
Chiến thắng lớn đầu tiên của Android
Mặc dù BlackBerry đã rơi xuống đáy thị trường điện thoại thông minh, nhưng nó là người chơi thống trị vào đầu những năm 2000. iPhone đã trở nên mạnh mẽ sau khi ra mắt vào năm 2007, trong khi đó, Android không có chút gì.
Verizon nhìn thấy mối đe dọa rõ ràng, nhưng Verizon không tìm ra hướng đi. Tuy nhiên, Motorola đã nhảy vào!
Motorola đã phát triển một điện thoại dựa trên Android. Nó không đẹp như iPhone. Nó hơi cồng kềnh và có bàn phím trượt. Nhưng nó là chiếc điện thoại “phi iPhone” tốt nhất trên thị trường khi phát hành vào năm 2009.
Verizon đã chi 100 triệu USD để tiếp thị điện thoại của Motorola, được gọi là Droid. Doanh số của nó không lớn như iPhone, nhưng đã đủ thành công để khiến cả thế giới bắt đầu chú ý đến Android.
Cuối cùng, nền tảng Android của Andy Rubin đã đột phá, trở thành hệ điều hành chính trên smartphone ngày nay!
Theo ITC News
Gia hạn lệnh cấm với Huawei: Chính sách cây gậy và củ cà rốt của tổng thống Donald Trump
Việc Mỹ 'gia hạn' lần 2 cho Huawei thêm 90 ngày là điều đã được dự đoán trước bởi ngay từ lúc bắt đầu lệnh cấm, Mỹ đã áp dụng chính sách cây gậy và củ cà rốt với Huawei.
Cẳng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã được đẩy lên đỉnh điểm sau lệnh cấm của chính phủ Mỹ với Huawei vào đầu năm 2019. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại không ai rõ Huawei bị Mỹ "trừng phạt" vì lý do nào là chính nào các cáo buộc lên tới 23 "tội danh" và đều rất đáng chú ý như: gián điệp công nghệ cho chính phủ Trung Quốc, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran, đánh cắp sở hữu trí tuệ...Nhưng dù với lý do nào thì chắc chắn Mỹ sẽ không tuyệt giao hoàn toàn với Huawei. Việc cấm rồi gia hạn, tiếp tục cấm và lại gia hạn cho thấy Mỹ đang áp dụngchính sách cây gậy và củ cà rốt của tổng thống Donald Trump với Huawei.
Đà tăng trưởng của Huawei đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lệnh cấm
Mỹ đã chuẩn bị rất lâu cho lệnh cấm Huawei
Không phải Mỹ cấm vận Huawei vì sự "tùy hứng" của ông Trump, thực tế Mỹ đã có khoảng 10 năm để chuẩn bị cho lệnh cấm đối với Huawei. Năm 2012, Hạ viện Mỹ đã công bố một báo cáo điều tra kéo dài trong vòng 1 năm về Huawei với những kết luận Huawei là mối đe dọa an ninh với Mỹ do Huawei và ZTE đang thực thi các nhiệm vụ của chính phủ Trung Quốc. Tất nhiên Huawei phủ nhận hoàn toàn các cáo buộc này nhưng ngay ở thời điểm đó, chính phủ Mỹ đã dè chừng với Huawei và đã "cấm cửa" Huawei tham gia các hợp đồng cung cấp về mạng không dây và băng thông rộng. Khi những lệnh cấm đơn lẻ của Mỹ không thể cản được bước tiến thần tốc của Huawei, ông Donald Trump đã ra tay với một kế hoạch bài bản.
Không chỉ có chính phủ Mỹ, Huawei còn bị cấm vận từ nhiều nơi
Các hãng công nghệ của Mỹ đã e ngại Huawei từ rất lâu. Tuy nhiên, điều này cũng không ngăn được Huawei trở thành nhà cung cấp viễn thông số 1 và nhà sản xuất điện thoại lớn thứ 2 thế giới bất chấp việc Huawei gần như đã không có thị trường ở Mỹ và một số các quốc gia khác trong giai đoạn gần đây.
Huawei gặp khó cả với các nhà bán lẻ tại Mỹ
Đầu năm 2018, một loạt các đối tác của Huawei tại Mỹ bắt đầu chấm dứt hợp tác với hãng này trước sức ép từ chính phủ Mỹ, bắt đầu là AT&T (1/2018), sau đó là Best Buy (3/2018). Google và Facebook cũng liên tục chịu áp lực trong quan hệ với Huawei. Tuy nhiên, sức ép với Huawei không chỉ tới từ Mỹ mà còn từ nhiều quốc gia khác. Tháng 7/2018, chính phủ Úc tuyên bố cấm Huawei triển khai công nghệ 5G ở nước này. Tháng 12/2018, chính phủ Anh cũng tuyên bố loại bỏ các thiết bị Huawei liên quan tới công nghệ 4G và cân nhắc không sử dụng ở công nghệ 5G. Cũng trong tháng này, Nhật Bản cũng tuyên bố ngừng mua các thiết bị của Huawei. Chưa kể những tuyên bố chưa rõ ràng ở Đức, Ý, Ấn Độ...
Ngoài vấn đề với các các chính phủ, các nhà bán lẻ, các công ty phần mềm, Huawei cũng liên tục bị vướng vào các rắc rối khác. Tháng 9/2018, Huawei bị tố gian lận trong bài kiểm tra về điện thoại. Ngay sau đó 1 tháng, Huawei tiếp tục phải đối mặt với các cáo buộc về gián điệp công nghệ của CNEX Labs...và nhiều rắc rối khác về bản quyền.
Huawei vẫn tăng trưởng dù đã chậm lại và đang tìm cách không bị lệ thuộc vào Google
Bất chấp các khó khăn, tăng trưởng của Huawei vẫn rất ấn tượng, dù đã có dấu hiệu chậm lại. Tháng 8/2018, Huawei đã chiếm được vị trí nhà sản xuất smartphone lớn thứ 2 thế giới từ chính tay của Apple và đến tháng 1/2019, Huawei phát đi thông báo sẽ chiếm lấy vị trí ngôi vương của Samsung vào năm 2020. Tuy nhiên, khả năng vượt qua được Samsung hiện đang là một dấu hỏi lớn, không chỉ vì những khó khăn đang bủa vây Huawei mà còn vì Samsung đang thắng lớn ở các dòng Smartphone tầm trung, vốn là mảnh đất màu mỡ của Huawei.
Lệnh cấm của Mỹ khiến tham vọng vượt Samsung của Huawei khó thành vào 2020
Ngày 9/8/2019, Huawei công bố hệ điều hành "cây nhà lá vườn" để có thể dự phòng trong trường hợp bị Google chấm dứt hợp tác. Tuy nhiên, ai cũng hiểu Harmony không phải là giải pháp căn cơ của Huawei. Harmony ra đời rất nhanh sau lệnh cấm như để chứng minh Huawei có thể không cần lệ thuộc vào Google. Tuy nhiên, để thay thế hoàn toàn được Android thì đó lại là một câu chuyện khác.
Harmony vẫn mang ý nghĩa "tinh thần" với Huawei nhiều hơn
Tổng thống Donald Trump cùng chính sách cây gậy và củ cà rốt
Sức ép của Mỹ với Huawei đã tăng dần theo thời gian. Giới phân tích chỉ ra sức ép này có những thời điểm đã được tính bằng ngày khi Huawei liên tiếp nhận thêm các lệnh cấm hoặc các tuyên bố về ngừng hợp tác. Tuy nhiên, Mỹ đã không chặn hết mọi con đường làm ăn của Huawei. Điều này cũng xuất phát từ chính lợi ích của nước Mỹ.
Google có thể rời bỏ Huawei bất kể lúc nào mới là vấn đề lớn
Ngày 29/1/2019, chính phủ của Tổng thống Donald Trump công bố bản "cáo trạng" 23 cáo buộc vi phạm của Huawei liên quan tới gian lận thương mại, gián điệp công nghệ nhưng đến ngày 30/1/2019 hãng Qualcomm đã đạt được thỏa thuận cấp phép tạm thời với Huawei. Ngày 15/5/2019, Tổng thống Donald Trump ban hành một sắc lệnh cấm các công ty của Mỹ sử dụng các thiết bị viễn thông nước ngoài có nguy cơ ảnh hưởng tới an ninh quốc gia. Đây là lệnh cấm chung nhưng ai cũng hiểu để nhắm vào Huawei là chính. Đến ngày 19/5/2019, Google ra thông báo sẽ không hỗ trợ bản cập nhật Android cho các dòng điện thoại của Huawei. Tuy nhiên chỉ sau 1 ngày, Bộ Thương mại Mỹ đã phải "cấp một giấy phép tạm thời trong 3 tháng" để điện thoại của Huawei tiếp tục nhận được hỗ trợ từ Google. Giấy phép này hết hạn vào ngày 19/8/2019. Tương tự như vậy, trong suốt 3 tháng "gia hạn" tạm thời cho Huawei, một mặt Mỹ vẫn tiếp tục gây sức ép với Huawei, mặt khác vẫn nới lỏng các quy định này khi cần. Thậm chí cuối tháng 6/2019, Tổng thống Donald Trump coi việc nới lỏng lệnh cấm với Huawei như một phần của thỏa thuận nối lại đàm phán thương mại Mỹ Trung.
Huawei đang hứng chịu thiệt hại bởi "chiến tranh thương mại" Mỹ - Trung
Với 90 ngày vừa được gia hạn từ Bộ Thương mại Mỹ, nhiều người cho rằng Huawei sẽ có thêm thời gian để "đương đầu" với các đòn trừng phạt từ Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, rõ ràng ngay từ đầu, ông Donald Trump không hề có ý định triệt hạ đường sống của Huawei vì đó sẽ là cách làm rất mất thời gian và tốn kém. Thực tế, tổng thống Donald Trump quan tâm tới cuộc chơi lớn với Trung Quốc trong "chiến tranh thương mại" giữa hai nước mà ở đó Huawei đơn giản chỉ là một "quân bài" chiến lược để 2 bên đem ra thỏa thuận. Điều này có nghĩa, sóng gió với Huawei có thể tới bất kỳ lúc nào ngay cả khi đang trong giai đoạn được "gia hạn" và cách duy nhất để Huawei thoát khỏi tình cảnh này là "tự lực cánh sinh" dù đây là lựa chọn nhiều rủi ro và tốn kém.
Theo Nghe Nhìn VN
Nhà sáng lập Huawei: 'Chúng tôi có thể vượt Google' Ông Nhậm Chính Phi cho rằng việc buộc Huawei phải phát triển hệ điều hành mới sẽ chỉ khiến Android và iOS có thêm một đối thủ cạnh tranh. Ông Nhậm Chính Phi. Ảnh:Sky News. Trả lời phỏng vấn Sky News cuối tuần trước, nhà sáng lập Huawei thừa nhận việc bị đưa vào danh sách cấm, khiến các công ty Mỹ không...