Google chống quảng cáo rác nhẹ tay hơn Apple
Thay vì buộc nhà phát triển tham gia chính sách như Apple, Google sẽ cung cấp cho người dùng tùy chọn không tham gia một số tính năng theo dõi ngầm trên web hoặc ứng dụng.
Theo trang The Verge, Google đang xem xét phát triển một giải pháp thay thế trên nền tảng Android với chương trình App Tracking Transparency sắp có của Apple, tính năng cho phép người dùng cho ý kiến nếu họ muốn hay không muốn để các ứng dụng và trang web thu thập dữ liệu của mình.
Bloomberg là trang đầu tiên đưa tin hôm 4/2 về việc áp lực đang ngày càng tăng đối với các công ty công nghệ lớn trong việc chủ động bảo vệ quyền riêng tư của người dùng, xu hướng được thúc đẩy bởi Apple.
Google không chính thức cho biết họ đang nghiên cứu một biện pháp bảo mật chống theo dõi cho người dùng Android. Nhưng trong một tuyên bố của mình, người phát ngôn của Google nói với The Verge rằng: “Chúng tôi luôn tìm cách hợp tác với các nhà phát triển để nâng cao quyền riêng tư đồng thời tạo điều kiện cho một hệ sinh thái ứng dụng lành mạnh và hỗ trợ quảng cáo”.
Giữa năm 2020, Apple công bố chính sách App Tracking Transparency , nhằm tăng cường tính bảo mật và quyền riêng tư cho người dùng iOS.
Được công bố lần đầu tiên tại hội nghị các nhà phát triển của Apple năm 2020, chương trình App Tracking Transparency trình bày một lựa chọn tình nguyện cấp hệ thống giữa khả năng theo dõi của ứng dụng và tùy chọn của người dùng.
Cụ thể, nếu người dùng nói rằng họ không muốn bị theo dõi bởi bất kỳ ứng dụng hay trang web nào, các nhà phát triển sẽ không thể làm gì để giải quyết vấn đề đó, bởi vì Apple sẽ vô hiệu hóa khả năng thu thập Mã Nhận dạng cho Nhà quảng cáo (IDFA) của nhà phát triển, mã code cho phép đơn vị quảng cáo theo dõi người dùng từ ứng dụng hoặc trang web này sang ứng dụng hoặc trang web khác, nhằm giúp xác định mục tiêu đồng thời đo lường hiệu quả của quảng cáo.
Apple được cho là sẽ có các hình thức kỷ luật các nhà phát triển cố tình “lách” chính sách của mình, bao gồm khả năng tạm ngừng hoặc cấm ứng dụng khỏi App Store nếu không tuân thủ. Cả Facebook và Google đều công khai bày tỏ lo ngại về yêu cầu của Apple có thể ảnh hưởng tiêu cực đến mạng lưới quảng cáo di động của họ.
Video đang HOT
Ngoài ra, Facebook còn tiến xa hơn một bước bằng một cuộc chiến truyền thông chống lại Apple, cho rằng quy định này sẽ gây hại cho các doanh nghiệp nhỏ và cáo buộc Apple đang tư lợi cho bản thân.
Facebook đã tạo ra một cuộc chiến truyền thông chống lại Apple, cho rằng hãng này đang tư lợi bản thân.
Theo Bloomberg , kế hoạch của Google về kiểm soát theo dõi người dùng có thể sẽ không quá gay gắt như Apple. Thay vì bắt buộc các nhà phát triển phải tham gia, chương trình tương tự này trên Android có thể chỉ giống với một số biện pháp kiểm soát quyền riêng tư sắp có trong trình duyệt Chrome, trong đó công ty tìm cách xóa bỏ một số công nghệ theo dõi ngầm bằng những biện pháp “ít xâm lấn” hơn và cung cấp cho người dùng cơ chế chọn không tham gia.
Kế hoạch phát triển các tiêu chuẩn và quy đinh bảo mật mới cho trang web của Google được gọi là Hộp cát Bảo mật (Privacy Sandbox). Trong đó, Google thực hiện các bước để dần loại bỏ cookie của bên thứ ba trong trình duyệt Chrome, đồng thời tìm ra các giải pháp cho phép nhà quảng cáo nhắm mục tiêu đến các nhóm người dùng thay vì cá nhân.
Trong số các quái vật làng công nghệ, chỉ còn Mark Zuckerberg là nhà sáng lập duy nhất vẫn nắm 'ngai vàng'
Chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Mark Zuckerberg sắp từ bỏ ngai vàng ở Facebook.
Sau khi thông tin nhà sáng lập Amazon là Jeff Bezos sẽ rời vị trí CEO công ty này vào quý 3 được công bố, tờ CNBC ghi nhận chỉ còn duy nhất Mark Zuckerberg của Facebook là nhà sáng lập và CEO trong số các công ty công nghệ lớn nhất thế giới.
Cuộc chuyển giao tại Apple từ Steve Jobs sang Tim Cook đã được diễn ra vào năm 2011 khi Jobs lâm bệnh và sau đó qua đời. Microsoft đã tiến hành việc chuyển giao chức CEO sang cho Staya Nadella vào năm 2014 khi Steve Ballmer nghỉ hưu còn nhà sáng lập Bill Gates cũng rời khỏi vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị. Trong khi đó 2 nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin của Alphabet - công ty mẹ Google đã giao quyền CEO cho Sundar Pichai vào năm 2019.
Như vậy, Zuckerberg đã nắm quyền ở Facebook mà chưa hề có bất kỳ sự gián đoạn nào kết từ khi đồng sáng lập công ty này vào năm 2004. Ngoài ra, các nhà đồng sáng lập khác đều đã rời Facebook và chỉ còn mình Mark Zuckerberg trụ lại.
Không giống như những nhà lãnh đạo khác - bao gồm cả Jeff Bezos - Zuckerberg nắm giữ đa số quyền biểu quyết tuyệt đối đối với cổ phiếu Facebook. Điều đó mang lại cho anh ấy khả năng lãnh đạo công ty khi thấy phù hợp mà không cần lo lắng về các cổ đông như ở các công ty khác. Ví dụ như trường hợp của Microsoft, các nhà đầu tư tại ValueAct đã thúc đẩy những thay đổi trong ban lãnh đạo của công ty này. Bất kỳ cổ đông nào không đồng ý với hướng đi của Zuckerberg chỉ có một lựa chọn: Bán cổ phiếu của họ ở Facebook!
Điều này cho phép Zuckerberg bắt tay vào các dự án dài hạn và thực hiện chúng trong khoảng thời gian anh ấy thấy phù hợp. Đặc biệt là trường hợp của Oculus, công ty thực tế ảo mà Facebook đã mua với giá 2 tỷ USD vào năm 2014. Bảy năm kể từ khi mua lại, Oculus vẫn chưa phát triển thành công hoạt động kinh doanh mà Facebook đã hình dung khi mua lại, nhưng không phải chịu bất kỳ áp lực nào từ phía các cổ đông Facebook. Zuckerberg có thể tiếp tục thực hiện dự án con cưng của mình miễn là anh ấy thấy phù hợp.
Trong khi đó, tầm nhìn và cách thực hiện của Zucherberg đã khiến anh ấy trở nên thống trị. Từ việc phát minh ra News Feed vào năm 2006, thông qua việc mua lại Instagram và WhatsApp cũng như việc sao chép tính năng Story mà Snapchat đã đổi mới vào năm 2016 của Instagram. Phải thừa nhận rằng, Zuckerberg đã đưa ra nhiều quyết định đúng hơn là sai. Các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực đều đã bị tụt lại phía sau. Cũng chính bởi vậy mà một tiểu ban của Quốc hội đã xác định rằng Facebook đang độc quyền trên thị trường mạng xã hội.
Thay đổi luôn luôn tốt
Có một sự thật là cả Apple, Microsoft và Alphabet dù thay đổi CEO nhưng hoạt động kinh doanh của họ đều tốt lên trông thấy.
Apple
Dưới thời Tim Cook, cổ phiếu Apple đã tăng hơn 10 lần, từ mức 13,44 USD năm 2011 lên 134,99 USD trong phiên giao dịch ngày thứ 3. Trong khi đó doanh thu tăng hơn 153% từ mức 108,2 tỷ USD vào năm 2011 lên 274,5 tỷ USD trong năm 2020.
Dù được đánh giá là có ít cải tiến đổi mới hơn so với thời Steve Jobs dẫn dắt nhưng kỷ nguyên Apple dưới thời Tim Cook có sự hoạt động ổn định và chắc chắn.
Microsoft
Cổ phiếu Microsoft dưới thời Nadella đã tăng hơn 7 lần, từ mức 36,25 USD vào tháng 2/2014 lên mức 239,51 USD trong phiên giao dịch ngày thứ 3. Doanh thu tăng gần 62% từ mức 77,8 tỷ USD năm 2014 lên 125,8 tỷ USD năm 2020.
Microsoft không cho ra đời quá nhiều sản phẩm mới dưới thời CEO Nadella nhưng lại có một sự dịch chuyển quan trọng về mô hình kinh doanh, từ bán phần mềm và giấy phép hệ điều hành sang bán phần mềm như dịch vụ đăng ký thuê bao. Đặc biệt, công ty cũng phát triển mạnh mảng điện toán đám mây - mảng kinh doanh được dự đoán sẽ vượt Office trở thành sản phẩm có doanh thu lớn nhất của công ty trong năm tới.
Alphabet
Pichai - CEO Alphabet là cái tên mới hơn khi chỉ vừa lên nắm quyền. Tuy nhiên giá cổ phiếu Alphabet đã tăng 48% từ mức 1.294,74 USD vào tháng 12/2019 lên mức 1.919,12 USD trong phiên giao dịch ngày thứ 3. Doanh thu tăng gần 13% từ mức 161,9 tỷ USD năm 2019 lên mức 182,5 tỷ USD trong năm 2020.
Kể từ khi nằm quyền CEO Pichai chưa có nhiều thời gian tập trung vào đổi mới mà thay vào đó phải giải quyết nhiều vấn đề bao gồm xoa dịu lực lượng lao động của công ty, đối phó với hậu quả từ đại dịch Covid-19 và các cuộc chiến pháp lý của công ty. Mặc dù còn quá sớm để đánh giá hiệu quả lãnh đạo của Pichai, nhưng các nhân viên đều nhận định rằng Pichai có sự ổn định và nắm chắc về kỹ thuật.
Về phần Amazon, nhiều chuyên gia nhận định rằng cuộc chuyển giao quyền lực từ Jeff Bezos sang cho Andy Jassy cũng sẽ mang lại kết quả tốt. Lý do là bởi Jassy đã có nhiều năm gắn bó và hiểu Amazon, ngoài ra ông đang dẫn dắt mảng kinh doanh "hái ra tiền" của công ty là mảng điện toán đám mây.
Dù các ví dụ kể trên đều cho thấy "thay đổi là tốt" tuy nhiên có lẽ chúng ta sẽ không sớm được chứng kiến cuộc chuyển giao quyền lực ở Facebook. Ở tuổi 36, Mark Zuckerberg chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy anh sẽ sớm từ bỏ ngai vàng.
Apple giới thiệu tiện ích mở rộng cho Google Chrome trên Windows Apple mới đây phát hành một tiện ích mở rộng (extension) chính thức cho trình duyệt Chrome trên hệ điều hành Windows, hỗ trợ người dùng sử dụng mật khẩu được lưu trữ trong iCloud Keychain. iCloud Passwords giúp quá trình lưu mật khẩu tiện lợi hơn giữa Windows và các thiết bị Apple Theo The Verge , Apple hiện có hai sản...