Gợi ý viết thư UPU lần 47: Hãy tưởng tượng bạn là lá thư du hành xuyên thời gian
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 47: “ Lá thư du hành xuyên thời gian” báo Infonet xin giới thiệu đến các em học sinh một bài viết mang tính chất tham khảo cho cuộc thi này.
Chất lượng giáo dục ở Châu Phi đang ở mức báo động (ảnh minh họa)
Vừa qua, Liên minh Bưu chính thế giới (UPU) đã công bố chủ đề của cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 trên trang web của tổ chức này. Theo đó, chủ đề của năm 2018 là: “Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc?”
Hằng năm, Liên minh Bưu chính Thế giới (gọi tắt là UPU) tổ chức Cuộc thi Viết thư Quốc tế dành cho trẻ em nhằm góp phần phát triển khả năng viết văn và sự phong phú trong tư duy sáng tạo của các em; Tạo điều kiện thắt chặt tình hữu nghị giữa các dân tộc trong thế hệ trẻ; và Giúp các em hiểu thêm về vai trò của ngành Bưu chính trong cuộc sống và phát triển xã hội.
Dưới đây là một bài văn tham khảo để các em có thể tưởng tượng bài viết UPU lần 48 của một công dân đang sống ở những năm 4000:
Vũ trụ năm 4000,
Xin chào mọi người, mình chính là một công dân của vũ trụ đang sống ở năm 4000. Hôm nay mình đã nhờ cỗ máy thời gian chuyển đến các bạn lá thư này để nhắc nhở các bạn đang sống ở thế kỷ 21 nên làm gì để thế giới mai sau tốt đẹp hơn.
Video đang HOT
Có thể nói, giáo dục là nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Mặc dù trong những năm gần đây, tình hình phát triển chung của thế giới đã có nhiều khởi sắc, tuy nhiên ở một số nước kém phát triển, mà nhất là các nước châu Phi, vấn đề giáo dục có chất lượng vẫn là vấn đề nóng và cần nhận được sự quan tâm hàng đầu.
Theo thống kê, châu Phi là châu lục có tỷ lệ nhập học các cấp thấp nhất trên thế giới. Hiện nay châu Phi có vài chục triệu trẻ em đang độ tuổi đến trường nhưng không được đi học, trong đó 62% là trẻ em gái.
Các báo cáo và số liệu về giáo dục của châu Phi đều chứng tỏ giáo dục tiểu học ở châu Phi hiện mới chỉ là ở giai đoạn ban đầu với tỷ lệ nhập học tương đối thấp và không có khả năng theo kịp Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGS).
Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, hiện nay ở các nước châu Phi, bất bình đẳng về giới trong giáo dục rất cao, tỷ lệ mù chữ đang lan rộng và chất lượng giáo dục thấp.
Nếu như ở Nam Mỹ số năm đến trường của trẻ em trung bình là 12 năm, thì ở châu Phi con số này trung bình chỉ là 4 năm. Trong khi các trường tiểu học trên thế giới có khoảng 50 trẻ em/lớp thì ở châu Phi số học sinh trong một lớp học là 100.
Có thể thấy một nhân tố khác ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục ở châu Phi, đó là dịch bệnh hoành hành trên quy mô rộng, đặc biệt là đại dịch HIV/AIDS, nó khiến sức khỏe và dinh dưỡng của người dân bị giảm sút, không đủ khả năng học tập.
Sức khỏe học sinh yếu kém đã ảnh hưởng lớn đến chất lượng giáo dục của thanh niên châu Phi. Tại nhiều nước, học sinh quá yếu để có thể đến trường học tập, thậm chí phải rời bỏ trường học giữa chừng vì bệnh tật. Gánh nặng từ bệnh sốt rét, bệnh sởi, HIV/AIDS trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu ở châu Phi.
Chất lượng giáo dục của các nước châu Phi và các nước khác trên thế giới đang ở trong tình trạng khá tồi tệ. Điều này được phản ánh không chỉ thông qua số sinh viên được giáo dục không đúng ngành đúng nghề, số cử nhân sau khi ra trường vẫn thất nghiệp đang ở con số báo động hơn bao giờ hết.
Điều này cho thấy sự lãng phí lớn về nhân lực, khi chúng ta đào tạo những sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng.
Thậm chí, khi muốn tuyển dụng, doanh nghiệp còn phải mất một thời gian rất lớn để đào tạo lại những kỹ năng cơ bản cho cử nhân. Đó là biểu hiện của những nền giáo dục lạc hậu, chưa thực sự hiệu quả.
Tôi hi vọng rằng, mỗi chúng ta hãy có những hành động cụ thể và quyết liệt để xóa bỏ đại dịch bệnh sốt rét, bệnh sởi, HIV/AIDS trên thế giới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các nước kém phát triển, nhất là châu Phi, để đến năm 2030 tất cả các trẻ em hoàn thành giáo dục bậc tiểu học và trung học cơ sở miễn phí, công bằng và chất lượng.
Theo Infonet
Bắc Giang hướng dẫn tham gia các cuộc thi cho học sinh phổ thông
Sở GD&ĐT Bắc Giang vừa có văn bản hướng dẫn tham gia các cuộc thi cấp quốc gia cho học sinh phổ thông từ năm học 2017-2018.
ảnh minh họa
Theo đó, tiếp tục tham gia các cuộc thi cấp quốc gia theo các văn bản hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, cụ thể:
Kỳ thi THPT quốc gia; thi chọn học sinh giỏi; thi chọn đội tuyển Olympic quốc tế; Cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông;
Hội khỏe Phù đổng toàn quốc (gồm các môn thể thao được dạy trong trường học, được tổ chức- 4 năm/lần); Cuộc thi "Tuổi trẻ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Sở GD&ĐT cũng đề nghị các đơn vị căn cứ tình hình thực tiễn của đơn vị, tham gia tổ chức tốt các cuộc thi: "Giao thộng học đường" do ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chủ trì;
"An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai" do Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia chủ trì; "Viết thư quốc tế UPƯ' do Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì.
Đối với các cuộc thi: Giải Toán và Vật lý trên mạng, tiếng Anh trên mạng, giải toán trên máy tính cầm tay, các đơn vị rà soát điều kiện thực tế, nguyện vọng và nhu cầu của học sinh tổ chức cuộc thi.
Yêu cầu đảm bảo tính thiết thực và hiệu quả, không tạo áp lực cho học sinh, không thu kinh phí, không yêu cầu các trường thành lập đội tuyển, không xét giải cấp trường, cấp huyện, không lấy thành tích cuộc thi để đánh giá thi đua đối với các đơn vị tham gia.
Các đơn vị tham gia tổ chức các cuộc thi báo cáo Phòng GD&ĐT đối với các trường tiểu học và trường THCS; báo cáo Sở GD&ĐT đối với các đơn vị trực thuộc.
Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT căn cứ danh sách các trường đăng ký tổ chức cuộc thi bố trí cán bộ giám sát theo đúng quy định.
Theo Giaoducthoidai.vn
Xây dựng trường chuẩn quốc gia ở Hà Trung Xây dựng trường học đạt CQG là chủ trương lớn của ngành GD&ĐT nhằm chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp đồng bộ... đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng toàn diện GD&ĐT. Giờ học của cô và trò Trường THCS Hà Lĩnh. Để xây dựng các trường học đạt CQG theo lộ...