Gợi ý giật mình về nơi sự sống hoài thai trước khi có Trái Đất
Mẫu vật từ ‘Cung Điện Rồng’ tàu Nhật Bản mang về Trái Đất và một thiên thạch đặc biệt từ Úc đã tiết lộ điều không tưởng.
Một loại chất hữu cơ phức tạp có thể đã hình thành trong các đám mây lạnh giữa các vì sao, bám lên “Cung Điện Rồng” và cơ thể mẹ của thiên thạch Murchison, rất lâu trước khi Trái Đất và thậm chí cả hệ Mặt Trời ra đời.
Đó là phát hiện mới nhất của nhóm nghiên cứu từ Đại học Curtin (Úc).
Các đám mây lạnh giữa các vi sao có thể là nơi bắt nguồn của sự sống và mọi phân tử hữu cơ? – Ảnh: SPACE.COM
Theo Sci-News, các tác giả đã thực hiện thí nghiệm đốt cháy có kiểm soát một số thực vật của Úc và tạo ra hydro carbon thơm đa vòng ( PAH) rồi so sánh chúng với PAH bên trong mẫu vật từ tiểu hành tinh Ryugu và thiên thạch Murchison.
Tiểu hành tinh Ryugu được đặt theo tên “Cung Điện Rồng” trong truyền thuyết Nhật Bản, đã được tàu vũ trụ Hayabusa-2 của nước này lấy mẫu thành công và đem về Trái Đất vài năm trước.
Trong khi đó, thiên thạch Murchison là một thiên thạch hàng tỉ năm tuổi rơi xuống nước Úc từ thập niên 70 của thế kỷ trước.
Video đang HOT
Cả Ryugu và Murchison đều được xác nhận là chứa “hạt giống sự sống”, là các axit amin nền tảng của các hợp chất phức tạp hơn, bao gồm protein trong cơ thể con người và các sinh vật sống cũng như hydro carbon thơm đa vòng.
Trong trường hợp này, chính PAH trong hai mẫu đá không gian này đã tiết lộ nguồn gốc của chúng.
GS Kliti Grice từ Trung tâm Địa hóa học hữu cơ và đồng vị Tây Úc thuộc Đại học Curtin, đồng tác giả, cho biết các liên kết giữa các đồng vị carbon nhẹ và nặng trong PAH đã được phân tích, từ đó tiết lộ nhiệt độ mà chúng hình thành.
Các PAH trong Ryugu và Murchison bao gồm cả PAH cỡ nhỏ sinh ra trong môi trường ấm hơn, ví dụ gần một ngôi sao hoặc bên trong thiên thể nào đó.
Nhưng gây chú ý hơn là PAH cỡ lớn, thứ có khả năng được hình thành trong các đám mây lạnh giữa các vì sao, và do đó có trước hệ Mặt Trời.
Điều này có nghĩa là những cấu trúc nhỏ hơn – axit amin tạo nên PAH cũng như các phân tử sự sống sơ khai – cũng đã tồn tại lang thang trong môi trường các vì sao từ rất lâu trước khi có hệ Mặt Trời và Trái Đất.
Nói cách khác, nguồn gốc sâu xa của chúng ta, có thể là từ các đám mây lạnh giữa các vì sao.
Sự sống ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất?
Các nhà thiên văn học đến từ Đại học Curtin vừa phát hiện ra ngôi sao cách Trái Đất 15.000 năm sáng liên tục phát ra các xung sóng vô tuyến sau mỗi 22 phút.
Daily Mail dẫn báo cáo của nhóm nghiên cứu của Đại học Curtin đến Australia cho biết, ngôi sao bí ẩn trên nằm trong chòm sao Scutum, nó phát ra các xung sóng vô tuyến kéo dài 5 phút cứ sau mỗi 22 phút.
Điều này khiến các nhà khoa học đặt ra nghi vấn về sự tồn tại của một nền văn minh ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái Đất. Trước đó, nhiều nhà thiên văn học đặt ra câu hỏi về cách người ngoài hành tinh giao tiếp với con người nếu họ tồn tại. Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng tồn tại một nền văn minh ngoài Trái Đất.
Theo nhóm nghiên cứu Đại học Curtin, ngôi sao phát ra xung song vô tuyến là một dạng sao nam châm có từ trường mạnh nhất từng được con người phát hiện có tên mã là GPM J1839−10.
Sao nam châm có thể tạo ra những đợt xung năng lượng cực mạnh trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. (Ảnh: ICRAR)
Điều đó cho phép chúng tạo ra những đợt xung năng lượng cực mạnh trong khoảng thời gian từ vài giây đến vài phút. Điều bất thường ở đây là chu kỳ này lặp lại chính xác sau 22 phút.
Hiện tượng phát đi xung sóng vô tuyến của ngôi sao trên kéo dài ít nhất 30 năm, dẫn đến suy đoán nó có thể có mối liên hệ nào đó với các sự sống ngoài hành tinh.
Tiến sĩ Natasha Hurley-Walker, tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Bất kể cơ chế nào đằng sau điều này là phi thường".
Ngôi sao nam châm là loại sao neutron có từ trường cực mạnh và thường bùng phát một cách dữ dội trong nháy mắt mà không có dấu hiệu báo trước.
Sao neutron được hình thành từ những gì còn sót lại do sự sụp đổ của ngôi sao lớn sau các vụ nổ siêu tân tinh - còn gọi là sao siêu mới. Vụ nổ siêu tân tinh diễn ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa một ngôi sao.
Theo tiến sĩ Hurley-Walker, sao nam châm được đề cập tên là GPM J1839−10, cách Trái đất 15.000 năm ánh sáng trong chòm sao Scutum.
"Vật thể đáng chú ý này thách thức sự hiểu biết của chúng ta về sao neutron và sao nam châm, là một số vật thể kỳ lạ nhất trong vũ trụ", tiến sĩ Hurley-Walker nói thêm.
Nhiều trạm thiên văn trên toàn thế giới đều ghi nhận sóng vô tuyến từ GPM J1839−10 và quá trình này đã kéo dài hơn 30 năm. (Ảnh: ICRAR)
Năm 2022, nhóm nghiên cứu Đại học Curtin phát hiện ra GPM J1839−10 thông qua kính thiên văn vô tuyến Murchison Widefield Array (MWA) ở phía Tây Australia. Sau đó nhiều kính thiên văn khác cũng phát hiện ra ngôi sao nam cham này.
Tuy nhiên khi rà soát kho dữ liệu từ các kính thiên văn vô tuyến khác trên toàn thế giới, nhóm của tiến sĩ Hurley-Walker phát hiện ra rằng GPM J1839−10 được tìm thấy từ tận năm 1988.
Các nhà nghiên cứu Đại học Curtin cho rằng, phát hiện của họ đối với GPM J1839−10 đặt ra những câu hỏi mới về sự hình thành của các sao nam châm và thậm chí có thể làm sáng tỏ nguồn gốc của các hiện tượng bí ẩn như sự xuất hiện của xung sóng vô tuyến bí ẩn.
Từ đó giúp họ xác định những xung sóng vô tuyến bí ẩn có phải là từ trường chu kỳ cực dài, hay nó là cái gì đó phi thường hơn như sự liên kết đến người ngoài hành tinh.
NASA chụp được 'hạt giống sự sống' ra đời 12 tỉ năm trước Dưới mắt thần của siêu kính viễn vọng James Webb, hình ảnh xuyên không của một thiên hà thuộc về bình minh vũ trụ đã tiết lộ những hạt giống sự sống cổ xưa nhất từng được ghi nhận. Phát hiện đột phá này được ghi nhận ở SPT0418-47, một thiên hà bị che khuất bởi bụi, tồn tại từ khi vũ trụ...