Gọi tên đại học “nhà người ta”: Tân sinh viên được “chăm tận răng” suốt tuần đầu tiên
Dù bạn là sinh viên mới hay sinh viên cũ thì tuần lễ Orientation Week tại ĐH Otago (New Zealand) là một trải nghiệm đáng thử.
Loạt hoạt động tại tuần lễ Orientation Week chỉ để “chăm tận răng” cho các tân sinh viên dưới đây khiến bạn không thể không GATO.
Orientation week hay O-week thường được dùng để nói về tuần đầu tiên trước khi các trường Đại học ở các nước như Úc, New Zealand, Nam Phi, Canada… bước vào học kì chính thức. Đây là thời gian học không bắt buộc, không tính điểm, nhưng có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với các sinh viên mới.
Tùy trường đại học và tùy quốc gia, O-week có thế kéo dài đến 1 tháng; tuy nhiên thời gian phổ biến thường là 1 tuần. Ở các nước như Mỹ hoặc Anh, O-week thường được gọi là SOAR (Student Orientation And Registration) hoặc Freshers. Canada có khi gọi O-week là Frosh (hoặc frosh week ).
HẾT TẾT RỒI, O-WEEK THÔI!
Ở các nước vùng Nam Bán Cầu như Úc hoặc New Zealand, mùa O-week thường bắt đầu vào giữa tháng 2, trước khi năm học chính thức bắt đầu vào cuối tháng 2 hoặc đầu tháng 3. Đây cũng là thời điểm các bạn học sinh, sinh viên Việt Nam vừa ăn Tết xong.
Cánh cổng mở ra “miền đất hứa” của tân sinh viên tại ĐH Otago (New Zealand) – Ảnh: Tâm Lê
O-week , tạm dịch là “Tuần lễ chào mừng và hướng dẫn sinh viên mới”, là khoảng thời gian để các bạn sinh viên lần đầu vào đại học được làm quen và được chuẩn bị cho một hành trình mới trên con đường học vấn. Trong suốt O-week , sinh viên được hướng dẫn cách làm quen và khởi động cho cuộc sống chính thức của một sinh viên, từ chuyện cơ bản nhất như làm thẻ sinh viên cho đến những chuyện lớn hơn như tìm nhà ở, phương pháp học đại học, tìm việc làm thêm… Đây cũng là thời gian để các sinh viên “vừa học vừa chơi thả ga” trước khi bước vào học kì chính thức.
KHÔNG THAM GIA O-WEEK LÀ PHÍ THANH XUÂN
Toàn bộ các hoạt động trong O-week là không bắt buộc và không tính điểm. Tuy nhiên, sẽ rất tiếc nếu sinh viên bỏ qua thời gian ý nghĩa này! Các trường Đại học thường chuẩn bị cho O-week rất “hoành tráng” và chi tiết, thậm chí ở những “thành phố sinh viên” lớn, ví dụ như Dunedin hay Palmerston North, nơi lượng sinh viên chiếm khoảng 20% dân số, thì người dân địa phương cũng hòa chung vào không khí O-week và cũng có nhiều hoạt động chào đón sinh viên.
Video đang HOT
Một điểm cộng nho nhỏ là hầu hết các hoạt động ở O-week đều có freebies , như là đồ ăn (bữa trưa hoặc bữa tối), quà lưu niệm, các món samples hữu ích cho đời sống sinh viên (như kem chống nắng, dép, áo thun…). Còn tại Đại học Otago (New Zealand), không chỉ tân sinh viên mà cả “ma cũ” đều mê tít những hoạt động vừa ý nghĩa vừa bổ ích khiến ai tham gia rồi cũng muốn tham gia lần nữa, nữa…
Official Welcome
Dành cho tất cả các sinh viên mới, bất kể là sinh viên đến từ quốc gia nào. Tương tự như lễ khai giảng, buỗi lễ chào đón chính thức ở các O-week cũng sẽ có phát biểu của đại diện nhà trường và của khách mời. Đại học Otago (New Zealand) có hẳn lễ chào đón chính thức dành cho phụ huynh và gia đình của tân sinh viên, cũng như các lễ chào đón dành riêng cho sinh viên người Maori và các sinh viên đến từ các đảo nhỏ ở khu vực Thái Bình Dương.
Đại học Otago có diện tích khoảng 25% toàn bộ diện tích của thành phố Dunedin nên chuyến tham quan khuôn viên trường cũng rất được quan tâm. Campus tour rất hữu ích cho các sinh viên mới, để các bạn biết một số cơ sở vật chất cơ bản và cần thiết như thư viện, khoa mà mình sẽ theo học, các giảng đường chính, trung tâm hỗ trợ sinh viên, ngân hàng, phòng y tế…
“Săn” vé VIP một chuyến tham quan khuôn viên trường bằng cách scan mã – Ảnh: Tâm Lê
University transition and success seminars
Các buổi hội thảo hướng dẫn sinh viên về phương pháp học tập ở trường đại học. Môi trường phổ thông và môi trường đại học ở quốc gia nào cũng có những khác biệt. Thường thì ngoài phần trình bày từ nhà trường còn có phần giao lưu và hỏi đáp với các sinh viên năm 2 hoặc năm 3. Vì vậy, cho dù bạn là sinh viên bản địa hay sinh viên quốc tế thì các buổi hội thảo này đều rất đáng để bạn tham gia.
“Student IT” seminars
Công nghệ số được áp dụng triệt để ở các trường đại học nước ngoài cho nên O-week sẽ không thiếu các buổi hội thảo hướng dẫn sinh viên mới cách kích hoạt “ngôi nhà điện tử” của sinh viên tại trường – thường được gọi là Student Portal hoặc Student Account, nơi chứa toàn bộ thông tin về sinh viên như tên tuổi, địa chỉ liên lạc, khóa học, môn học, thời khóa biểu, học phí, bảng điểm, email…
Mỗi sinh viên được cấp một tài khoản cá nhân đi kèm một địa chỉ email, nhà trường và giảng viên chỉ liên lạc với sinh viên thông qua Student portal/ Student account , kể cả thông tin về bài giảng, tài liệu học tập…
Thường thì các trường đại học sẽ phủ wifi miễn phí cho sinh viên trên toàn bộ khuôn viên nhà trường, cũng như cung cấp một số tiện ích công nghệ như máy tính trong thư viện, trong phòng lab, phần mềm Microsoft Office, Cloud drive, dịch vụ in, scan miễn phí cho sinh viên. Chuỗi seminar IT là cơ hội tuyệt vời để bạn bắt kịp nhịp sống số và không bỏ qua những thông tin quan trọng trong thời gian theo học đại học.
Course advice seminars and Preliminary lectures
Ngoài các hoạt động chung ở trường thì từng khoa cũng sẽ có các buổi tư vấn cho sinh viên của khoa. Thường thì ngoài những môn học bắt buộc, sinh viên ở các đại học nước ngoài (ví dụ như Úc, New Zealand) được học một số môn tự chọn. Do đó các buổi tư vấn này nhằm giúp bạn có thể chọn môn học phù hợp với ngành mà bạn đã chọn cũng như phù hợp với sở thích và định hướng cá nhân. Một số lớp học mẫu cũng được tổ chức để bạn hình dung ra cách giảng dạy tại môi trường đại học khác như thế nào so với môi trường cấp 3 mà bạn đã theo học trước đây.
Campus tour rất hữu ích cho các sinh viên mới! – Ảnh: Tâm Lê
Các seminar về văn hóa, đời sống, sức khỏe, quyền lợi và nghĩa vụ của sinh viên
Các buổi hội thảo này nhằm cung cấp những thông tin về văn hóa của quốc gia mà bạn đang theo học, cách hòa nhập với người bản địa cũng như các sinh viên đến từ các quốc gia khác. Đồng thời bạn cũng được cung cấp thông tin về quyền lợi về bảo hiểm mà bạn được hưởng trong gói bảo hiểm sức khỏe sinh viên, cách giữ gìn sức khỏe và sự an toàn cho sinh viên trong thời gian theo học tại trường.
Đặc biệt, các buổi hội thảo cũng cũng cấp thông tin về cách hành xử khi bạn bị phân biệt chủng tộc, hoặc khi bạn không hài lòng với nhà trường, với giảng viên, cách sử dụng đường dây nóng khi bạn gặp những trục trặc bất kể với vấn đề gì trong thời gian du học. Ngoài ra các bạn sinh viên cũng được hướng dẫn cách mở tài khoản ngân hàng, cách tìm chỗ ở, tìm việc làm thêm.
Hoạt động của Hội Sinh viên – CLB tại trường học vô cùng đa dạng và hấp dẫn – Ảnh: Tâm Lê
“Đỉnh của chóp” – hoạt động bên lề của Hội Sinh Viên (University Student Association) và các Câu Lạc Bộ/ Hội/ Nhóm (Clubs and Societies)
Đây là cơ hội vàng để sinh viên tìm hiểu và tham gia các cộng đồng sinh viên có cùng sở thích và đam mê, như Âm nhạc, Hội họa, Thể thao, Du lịch, hoặc Hội đồng hương… Trong suốt O-week, Hội Sinh Viên và các Câu Lạc Bộ cũng tổ chức rất nhiều hoạt động vui chơi giải trí trong khuôn viên trường đại học, như BBQ, biểu diễn âm nhạc, liên hoan ẩm thực…
Ngày hội tặng sách và giáo trình cho tân sinh viên
Ngày hội "Sách cũ - Tri thức mới 2020" do Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Việc làm (trường ĐH Bách khoa, ĐHQG TP. HCM) tổ chức đã thu hút hơn 1.000 sinh viên tham dự, với nhiều đầu sách cũ, giáo trình cũ được tặng đến tay tân sinh viên.
Ngày hội "Sách cũ - Tri thức mới" được tổ chức hằng năm vào tuần đầu tiên của năm học mới, với mục đích giúp tân sinh viên có nguồn tài liệu học tập không tốn phí từ các bạn, anh chị khóa trước để lại như một món quà trao tặng các khóa sau, đồng thời phát huy tinh thần tương trợ, hỗ trợ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ của sinh viên Bách khoa.
Trên 2.500 sách đại cương và tài liệu học tập cho tân sinh viên thông qua Ngày hội.
Ngày hội "Sách cũ - Tri thức mới 2020"đã trao tặng trên 2.500 sách đại cương và tài liệu học tập cho tân sinh viên. Đến với Ngày hội, tân sinh viên không chỉ được tặng sách mà còn được tham gia nhiều hoạt động khác như: Tìm hiểu tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm học thuật - sở thích, chương trình đổi sách lấy cây, chương trình đổi cây lấy sách, vệ sinh - cài đăt - sửa chữa máy tính miễn phí, tư vấn các hoạt động hỗ trợ tân sinh viên, giới thiệu các tiện ích thư viện Bách khoa và hướng dẫn sử dụng tài liệu của hệ thống Thư viện ĐHQG TP. HCM.
Tân sinh viên còn có cơ hội gặp gỡ trao đổi với các anh chị khóa trên cùng chuyên ngành.
Đây đồng thời cũng là hoạt động trọng điểm thứ hai cho tân sinh viên, sau hoạt động hỗ trợ nhập học và đăng ký lưu trú Ký túc xá ĐHQG TP. HCM. Trong thời gian tới, Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên và Việc làm sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động hỗ trợ và sân chơi ngoại khóa cho tân sinh viên: Chương trình trò chuyện cùng tân sinh viên, Tham quan doanh nghiệp - Hướng nghiệp, Chương trình chúng ta cùng tiến, Sân chơi các câu lạc bộ, đội, nhóm Thể thao - Học thuật, Giải thể thao tân sinh viên...
Nam sinh trường Luật chọn nghệ thuật làm đam mê Thực hiện được ước mơ từ nhỏ, Nguyễn Phi Hùng đến từ Phú Thọ hiện đang là sinh viên năm nhất Đại học Luật Hà Nội. Bên cạnh việc theo đuổi sự công bằng, nam sinh đa tài này còn có niềm đam mê mãnh liệt với nghệ thuật, đặc biệt là múa và diễn kịch. Sớm nhận thức được đam mê của...