“Gói ghém” tài sản, di tản dân trước giờ bão đổ bộ
Chiều nay (16/9), mưa to kèm gió lớn đã xuất hiện ở Quảng Ninh, Hải Phòng. Các cảng tàu du lịch biển ở Quảng Ninh đã đóng cửa. Ngư dân các làng chài được đưa về khu vực an toàn tránh cơn bão số 3 dự kiến đêm nay sẽ ập vào.
Đến 20h tối nay (16/9), tại Quảng Ninh có mưa nhỏ, gió nhẹ. Tại Hải Phòng cũng đang có mưa theo khu vực, nhưng mưa nhỏ hơn buổi chiều tối, trong khi gió có biểu hiện mạnh dần lên.
Trao đổi nhanh với PV Dân trí trước giờ bão đổ bộ, ông Bùi Văn Minh, Giám đốc Cảng vụ Hải Phòng cho biết, Cảng vụ đã công văn hỏa tốc yêu cầu các doanh nghiệp quản lý khai thác cảng, doanh nghiệp đóng mới và sửa chữa tàu, chủ tàu, thuyền trưởng, chủ đầu tư các công trình cảng cùng chủ các bến thủy nội địa, bến đò, phà nâng cao tinh thần chủ động, cẩn trọng trước các diễn biến của bão số 3. Các thuyền trưởng phải để máy tàu luôn hoạt động, đảm bảm an toàn tính mạng cho thuyền viên và tài sản trên tàu.
Ông Nguyễn Bách Khoa, Phó Giám đốc phụ trách khai thác Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng cho biết, tính riêng Cảng Tân Vũ hiện nay từ ban lãnh đạo cùng 700 nhân viên của xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng đang túc trực 100% để phòng chống bão số 3 có nguy cơ đổ bộ vào Hải Phòng.
Với diện tích hơn 21ha, chiều dài ven biển là 1.000m và 5 cầu tàu, Cảng Tân Vũ đang đối mặt với nguy cơ đe dọa cao từ cầu cảng số 5 có vụ trí tại vùng hạ lưu trống gió của Sông Bạch Đằng.
Theo số liệu mới nhất từ Cảng vụ Hải Phòng, hiện nay trong vùng nước cảng biển của địa phương đang có 122 tàu tránh trú, trong đó có 17 tàu hàng của nước ngoài với công suất lớn. Theo đó các phương tiện cứu hộ cũng đã được điều động sẵn sàng khi cần.
Từ 12h trưa nay, tại các cảng biển thuộc Cảng Hải Phòng đã có lệnh ngừng cung cấp các dịch bốc xếp, cấp lệnh ra vào cảng.
PV Dân trí ghi nhận tinh thần khẩn trương chống bão tại Quảng Ninh và Hải Phòng chiều nay 16/9:
Công nhân cột chặt cây trước khi cơn bão số 3 ập đến
Thuyền của ngư dân được đưa lên bờ từ chiều ngày 15/9
Các tiểu thương gói ghém hàng hóa
Ngư dân ở các làng chài được đưa vào khu vực an toàn
Các hộ dân vào khu tránh bão kiên cố, được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống…
Video đang HOT
Các cảng tàu đã đóng cửa hoàn toàn. (Ảnh: Quang Phong)
Cảng Hải Phòng hối hả chống bão
Điều phương tiện hạ độ cao của các tàu hàng về mức an toàn
Công tác neo buộc các tàu hàng, thiết bị cẩu tại cảng Tân Vũ.
Đã bắt đầu có mưa và gió lớn, công nhân Cảng Tân Vũ vẫn ứng trực hoàn thành nốt phần việc quan trọng trước giờ bão vào
Tàu hàng mang quốc tịch Nhật Bản chở theo 300 container hàng rời cảng đi ra khu neo đậu an toàn, chờ hết bão mới quay lại giao dịch. (Ảnh: Thu Hằng).
Trưa nay (16/9), bão số 3 đã vượt qua phía bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc) đi vào vùng biển Bắc vịnh Bắc Bộ. Theo tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ, hiện hoàn lưu bão đã ảnh hưởng đến vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định gây gió giật mạnh cấp 7 – 9; ở đảo Bạch Long Vĩ đã có gió mạnh cấp 8, giật cấp 9, đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Đến 13h vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ vĩ Bắc; 109,8 độ kinh Đông, cách bờ biển Hải Phòng – Quảng Ninh khoảng 320km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, cấp 13 (tức là từ 118 đến 149km một giờ), giật cấp 15, cấp 16.
Bão số 3 đang tiến sâu vào đông bằng Bắc bộ. (Ảnh: NCHMF) Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 – 30km. Ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8 – 9, riêng khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ (bao gồm cả các huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô, Vân Đồn, Cát Hải) cấp 10 – 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12 – 13, giật cấp 15 – 16, sóng biển cao 5 – 6m. Biển động dữ dội. Cơ quan khí tượng dự báo, khoảng từ 19h tối nay vùng tâm bão sẽ đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc Bộ, sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10, cấp 11, sau đó bão đi sâu vào đất liền và suy yếu thêm. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (tức là từ 75 đến 88km một giờ), giật cấp 10, cấp 11. Ở các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Nam Định và các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương có gió mạnh cấp 8 – 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10 – 11, giật cấp 12 – 13. Các nơi khác ở phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6 – 7, giật cấp 8. Từ chiều tối nay ở Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, riêng khu Đông Bắc và vùng núi phía Bắc có mưa to đến rất to. Trong khoảng 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 25 – 30km, tiếp tục đi sâu vào đất và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới và sau đó là một vùng áp thấp. Tại Thái Bình, nhằm ứng phó với cơn bão số 3, tỉnh Thái Bình đã thực hiện lệnh cấm tàu thuyền ra khơi này 15/9. Đồng thời UBND tỉnh Thái Bình cũng đã chỉ đạo Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão các cấp ngành trong tỉnh khẩn trương rà soát toàn bộ số tàu thuyền trên địa bàn, tiến hành kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển, trên sông di chuyển ngay vào nơi tránh trú ẩn an toàn. Tiến hành tổ chức chằng chống nhà cửa, công trình, kho tàng, bến bãi.
Tỉnh Thái Bình cấm tàu thuyền ra khơi ngày 15/9. Tại một số địa phương như Tiền Hải, Thái Thụy, các nghành địa phương tiến hành tổ chức di chuyển toàn bộ số lao động nuôi ngao, nuôi trồng thuỷ hải sản ngoài đê chính, ngư dân trên các tàu, thuyền đã vào khu neo đậu, người ở các khu vực nguy hiểm và ở trong các nhà yếu đến nơi an toàn. Tất cả công tác phòng chống cơn bão số 3 phải hoàn thành trước 9h sáng ngày 16/9. Tại Nam Định: Tối ngày 15/9 UBND tỉnh Nam Định đã tổ chức cuộc họp để bàn biện pháp phòng chống bão số 3. Tại cuộc họp ông Đoàn Hồng Phong – Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh không được chủ quan trong công tác phòng chống bão. Đồng thời giao lực lượng biên phòng tỉnh phối hợp với các huyện ven biển gồm: huyện Giao Thủy, huyện Hải Hậu và huyện Nghĩa Hưng chậm nhất đến 16h 30′ ngày 16/9 phải kêu gọi 694 tàu thuyền đang còn hoạt động trên biển vào bờ tránh bão an toàn.
Cơn bão Haiyan tháng 11/2013 làm hư hỏng nặng đê Quất Lâm, huyện Giao Thủy, Nam Định. Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định cũng yêu cầu các ngành nông nghiệp trong tỉnh, ngay trong đêm 15 và ngày 16 tập trung tiêu rút nước đệm nhằm bảo vệ hơn 78ha lúa mùa, trong đó có hơn 41.000 ha đã trỗ bông. UBND tỉnh Nam Định cũng đã hoãn tất cả các cuộc họp không cần thiết của UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố trong trong ngày 16-9 để tập trung chỉ đạo công tác phòng chống cơn bão số 3. Tại Nghệ An, tính đến 16h chiều 16/9, các đơn vị biên phòng Nghệ An đã tổ chức kêu gọi được gần 4000 phương tiện tàu thuyền với trên 18 nghìn lao động đang hoạt động trên biển vào bờ tránh trú bão số 3 (tên quốc tế là Kalmaegi) an toàn. Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 3, ngay từ sáng 16/9, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An đã chủ động triển khai các đoàn công tác, chủ động kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó của các địa phương trên địa bàn tỉnh; phối hợp chặt chẽ với Bộ đội biên phòng tỉnh và các cơ quan chức năng kêu gọi tàu thuyền ngư dân vào tránh trú bão an toàn.
BĐBP tỉnh Nghệ An kêu gọi ngư dân đưa thuyền vào các cửa lạch tránh bão số 3 Đồng thời triển khai các cơ quan, đơn vị tổ chức chế độ trực ban, trực chiến, nắm chắc diễn biến cơn bão và tình hình địa bàn, tổ chức lực lượng, phương tiện chằng chống nhà cửa, kho tàng sẵn sàng ứng cứu, giúp nhân dân phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai trên các hướng; đảm bảo lực lượng, phương tiện sẵn sàng cơ động thực hiện nhiệm vụ khi có lệnh, nhằm giảm nhẹ thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra do bão lũ.
Hơn 4.000 tàu thuyền Nghệ An vào bờ tránh bão số 3 an toàn trong chiều ngày 16/9 Trong khi đó, tại huyện Quỳnh Lưu lực lượng chức năng đã liên lạc được với 100% số tàu thuyền về cơn bão số 3. Ông Trần Văn Hùng – Chủ tịch UBND xã Sơn Hải, huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Hiện nay tất cả 212 tàu thuyền của xã đã về neo đậu an toàn. Trong đó có 15 chiếc vào neo đậu ở Hà Tĩnh, 40 chiếc đậu ở Lạch Quèn, còn lại là về bến Lạch Thơi. Chúng tôi tích cực vận động tất cả bà con thực hiện các phương án chằng chống nhà cửa…”. Đến trưa ngày 16/9, toàn huyện Quỳnh Lưu đã kêu gọi được 1.231 phương tiện tàu thuyền về nơi tránh trú bão an toàn. Bộ Công an yêu cầu dừng các cuộc họp chưa cần thiết để ứng phó bão Ngày 16/9/, Đại tướng, Bộ trưởng Bộ CA Trần Đại Quang, có công điện gửi lãnh đạo công an các địa phương chịu ảnh hưởng của cơn bão Kalmaegi phải ứng trực 100 quân số, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản cho người dân và cơ quan tổ chức. Bộ trưởng Bộ CA Trần Đại Quang chỉ đạo, Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương nằm trong vùng ảnh hưởng của bão đình hoãn các cuộc họp, hội nghị chưa thật sự cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với bão; kiểm tra, rà soát phương án phòng, chống bão, theo phương châm “4 tại chỗ”; theo dõi sát diễn biến của cơn bão trên các phương tiện truyền thông đại chúng để chủ động đối phó, tập trung lực lượng, phương tiện nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do bão gây ra. Bộ trưởng Trần Đại Quang chỉ đạo các Tổng cục I, II, III, IV,V, VI, VII, VIII, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động; Công an các tỉnh, thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Hà Nội, Hà Nam, Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Cạn, Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu, Điện Biên; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy các tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hải Phòng yêu cầu chủ động ứng phó với bão số 3. Chủ động triển khai các phương án bảo vệ an ninh, trật tự, bảo đảm an toàn các công trình trọng điểm, nhất là trụ sở làm việc, kho tàng, nơi giam giữ do Bộ Công an quản lý, hồ sơ, tài liệu, phương tiện chiến đấu, vật tư – kỹ thuật. Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động và các địa phương kiểm tra các phương tiện,trang thiết bị dự phòng, tính toán bổ sung sẵn sàng huy động khi có yêu cầu. Chú trọng dự trữ lương thực, thực phẩm, nước uống, thuốc men, nhu yếu phẩm thiết yếu, đặc biệt tại những nơi khả năng bị bão, lũ chia cắt cô lập. Chuẩn bị sẵn sàng phương tiện cứu nạn, cứu hộ. Chỉ đạo lực lượng Công an cơ sở, Công an xã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng bảo đảm tốt an ninh, trật tự, bảo vệ an toàn tài sản của cơ quan, tổ chức và nhân dân. Tiếp tục kiểm tra các điểm xung yếu, ven biển, hạ lưu, hồ chứa nước, hầm lò nguy cơ sạt lở… tổ chức chằng chống nhà cửa, cột ăng ten, cắt tỉa cành cây; tích cực tham gia giúp dân thu hoạch lúa, di dời, sơ tán ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền hoạt động ở ven biển, cửa sông; hướng dẫn, sắp xếp neo đậu tàu thuyền đảm bảo an toàn, không để người ở lại trên tàu, thuyền, lồng bè; thực hiện nghiêm túc lệnh cấm biển của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố vùng bão. Chủ động có phương án hướng dẫn, phân luồng giao thông và thông báo trên các phương tiện truyền thông đại chúng để nhân dân biết thực hiện. Nghiêm cấm các phương tiện lưu thông qua khu vực bão đổ bộ (trừ các phương tiện làm nhiệm vụ phòng, chống bão); bố trí lực lượng thường trực điều tiết giao thông tại các khu vực bị ngập, bến đò, ngầm qua đường để hướng dẫn người, phương tiện qua lại, đảm bảo an toàn; kiên quyết cấm mọi phương tiện đi qua vùng ngập lụt. Tổ chức trực ban, trực chiến 24/24 giờ, bảo đảm 100% quân số trực và ứng trực, thường trực ở cơ quan và phân công lãnh đạo trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để chỉ đạo phòng, chống bão, mưa lũ. Duy trì thông tin liên lạc đảm bảo thông suốt giữa Bộ Công an với Công an các đơn vị, địa phương. Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật chủ trì thành lập đoàn công tác gồm Lãnh đạo các đơn vị chức năng trực thuộc Bộ đi trực tiếp kiểm tra, hướng dẫn Công an thành phố Hải Phòng, Công an tỉnh Quảng Ninh phối hợp với chính quyền địa phương triển khai công tác ứng phó với bão số 3. Phạm Thanh – Đức Văn – Nguyễn Duy – Tuấn Hợp
Quang Phong – Thu Hằng
Theo Dantri
Diễn tập thực binh sẵn sàng ứng phó với mưa bão
Ngày 28/7, UBND huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) đã tổ chức cuộc diễn tập phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn (PCLB&TKCN) dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Quân khu IV, để sẵn sàng ứng phó với mùa mưa bão sắp tới.
Tham gia cuộc diễn tập có hơn 1.000 cán bộ, nhân viên các lực lượng vũ trang của Quân khu IV, tỉnh Quảng Trị và huyện Hải Lăng, các đơn vị y tế, cùng lực lượng của các địa phương.
Tình huống giả định được đưa ra là cơn bão số 9, với cường độ rất mạnh đang tiến vào các tỉnh miền Trung, đặc biệt là các tỉnh từ Quảng Bình đến Thừa Thiên Huế, gây mưa, gió lớn trên diện rộng.
Theo đó, tình huống thực binh trên cạn là các lực lượng vũ trang và các đơn vị liên quan sẽ giúp người dân các địa phương cất dấu tàu thuyền tránh bão, chằng chống lại nhà cửa để tránh hư hỏng, làm hầm trú bão hình chữ A, tổ chức di dời dân đến nơi an toàn, sơ cứu người dân khi có tai nạn xảy ra...
Tại ngã ba sông Ô Giang và Ô Lâu chảy qua các xã Hải Sơn, Hải Tân, tỉnh Quảng Trị, các lực lượng thực hiện diễn tập với tình huống là tình hình bão số 9 diễn biến khá phức tạp. Mực nước tại các sông đang lên nhanh, vượt trên mức báo động 3, gây ngập lụt trên diện rộng, nước lũ nhấn chìm nhiều nhà cửa, tài sản của người dân. Tại đây, các lực lượng chức năng sẽ tiến hành cứu người trong mưa bão, ngập nặng, đưa dân đến những nơi an toàn, sơ cứu người khi có tai nạn đuối nước...
Địa điểm tổ chức cuộc diễn tập là các xã Hải An, Hải Sơn, Hải Tân (huyện Hải Lăng), nơi có địa hình thấp trũng, gần biển và thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng của mưa, bão.
Đánh giá về cuộc diễn tập, thượng tá Nguyễn Văn Thanh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy Quân sự huyện Hải Lăng, Phó Ban chỉ đạo cuộc diễn tập cho biết: "Mục đích của cuộc diễn tập nhằm tập huấn cho cán bộ, lực lượng vũ trang phương án giúp dân ứng phó với mưa bão, tìm kiếm cứu nạn; đồng thời trang bị cho người dân kỹ năng tự phòng, chống khi có mưa bão xảy ra, công tác chỉ đạo PCBL&TKCN theo phương châm 4 tại chỗ. Thông qua cuộc diễn tập PCLB&TKCN lần này sẽ giúp nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân trong công tác phòng, tránh bão.
Một số hình ảnh về cuộc diễn tập do PV Dân trí ghi lại:
Đưa tàu thuyền vào nơi an toàn để tránh bão
...sẵn sàng cơ động khi có tình huống xấu
Các lực lượng giúp dân chằng chéo nhà cửa..
...và đào hầm chữ A tránh bão
Di dân đến nơi an toàn để tránh bão
Phát dọn cây cối bị gãy, đổ do bão
Cứu người khi nhà bị sập, đổ
Đưa dân đi cấp cứu
Dựng điểm sơ cứu tại chỗ
Cứu người bị tai nạn
Cứu người trong tình huống bị ngập sâu.
Đăng Đức
Theo Dantri
Trình chính sách hỗ trợ nhà tránh bão cho dân nghèo ven biển Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng vừa ký tờ trình gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị ban hành chính sách Hỗ trợ nhà ở phòng, tránh bão cho hộ nghèo khu vực duyên hải miền Bắc và miền Trung. Đề án "Hỗ trợ nhà ở phòng, tránh bão cho hộ nghèo khu vực duyên hải miền Bắc và miền Trung"...