“Góc xanh”… đọc sách
Thư viện trường học là bộ phận không thể thiếu trong việc hình thành môi trường văn hóa học đường, phát triển văn hóa đọc. Bên cạnh thư viện truyền thống, xu hướng thư viện xanh đang được nhiều trường học hướng đến.
Điển hình cho thư viện xanh được đầu tư chất lượng theo tiêu chí xanh, dễ tìm và đọc sách là Trường Tiểu học Nguyễn Du (phường Mỹ Bình, TP. Long Xuyên, An Giang). Dù mới đi vào hoạt động nhưng đã được học sinh toàn trường đón nhận, thích thú.
Với tiêu chí thân thiện, gần gũi với thiên nhiên, thư viện xanh của Trường Tiểu học Nguyễn Du nhằm giúp các em có tinh thần học tập thoải mái, dễ dàng trao đổi tri thức, góp phần hình thành thói quen đọc sách, nâng cao chất lượng dạy và học.
Theo đó, thư viện xanh của trường được xây dựng tháng 3-2020, đến tháng 6-2020 đi vào hoạt động, phục vụ nhu cầu đọc của học sinh. Nếu thư viện truyền thống của trường có diện tích 48m2 thì thư viện xanh được xây dựng có diện tích mở rộng đến 250m2, với không gian vừa kín, vừa mở được bao bọc với màu xanh của thiên nhiên làm chủ đạo, tạo nên cảm giác thân thiện, tươi mới và thoáng mát.
Thư viện lưu giữ 4 kho sách: sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo và sách thiếu nhi. Riêng sách thiếu nhi có hơn 600 quyển gồm: truyện tranh, truyện cổ tích… Ngoài những dãy ghế đá dưới tán cây mát mẻ, là không gian lý tưởng để đọc sách thì thư viện xanh còn được trang trí những bộ bàn ghế nhỏ xinh. Cả không gian được trang trí những họa tiết, hoa văn, đồ vật ngộ nghĩnh, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Đó chính là một trong những lý do tạo nên sức thu hút ở thư viện xanh của ngôi trường tiểu học nằm giữa lòng thành phố ấy.
Thư viện xanh – nơi khơi nguồn văn hóa đọc
Cô Nguyễn Thị Mai Loan (công tác thư viện, Trường Tiểu học Nguyễn Du) cho biết: “Thư viện xanh có thể chứa cùng lúc trên 100 em học sinh. Nhưng để tiện cho việc đọc, tìm sách và giữ được không gian thoáng mát, hàng tuần, nhà trường sẽ chia đều các khối lớp đến thư viện đọc sách. Thư viện xanh được xây dựng với kinh phí 300 triệu đồng do nhà hảo tâm, phụ huynh, giáo viên của trường đóng góp.
Điểm nhấn của thư viện là các tủ đựng sách được bố trí ngay ngắn ở các vị trí dễ nhận biết, thuận tiện cho việc đọc. Khu vực ghế ngồi được thiết kế có mái che để các em học sinh ngồi đọc mà không sợ mưa nắng. So với thư viện truyền thống, thư viện xanh thu hút rất đông học sinh đến tìm đọc bởi không gian rộng mở, xanh mát. Đây cũng là môi trường khơi gợi, nhân rộng phong trào đọc sách cho các em, góp phần đưa văn hóa đọc phát triển sâu rộng”.
Cũng theo cô Loan, nhà trường cũng thường xuyên thay đổi các hình thức tuyên truyền giới thiệu sách như: tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng trong các buổi chào cờ đầu tuần, kể chuyện theo sách… để khuyến khích các em say mê hơn với việc đọc sách. Đây là hoạt động góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở nhà trường hiện nay. Đặc biệt, thông qua các hội thi “Nhìn bìa đoán tên sách”, “Thiếu nhi kể chuyện sách”… đã phần nào khơi dậy, tạo hứng thú, niềm say mê tìm tòi, đọc sách ở học sinh.
Đến với thư viện xanh, chúng tôi không chỉ ấn tượng với cách bày trí, thiết kế không gian xanh, sạch, đẹp nơi đây mà còn bị thu hút bởi những khẩu hiệu như: “Hôm nay đọc sách ngày mai thành tài”, “Sách mở ra trước mắt ta những chân trời mới”, “Không có gì có thể thay thế văn hóa đọc”, “Thư viện là kho tàng chứa tất cả của cải tinh thần của loài người”… Có lẽ đó là lý do sau tiếng trống báo giờ ra chơi, thư viện xanh của trường có rất đông học sinh đến tìm sách đọc một cách say mê, thích thú.
Cô Tiêu Thị Mười (giáo viên lớp 3L, Trường Tiểu học Nguyễn Du) chia sẻ: “Giáo viên của trường luôn hướng dẫn các em hàng ngày đến thư viện xanh tìm hiểu các loại sách, đọc sách, truyện. Đồng thời giáo dục, rèn luyện các em ý thức trách nhiệm đối với thư viện trong việc bảo quản, giữ gìn môi trường đọc sách sạch đẹp. Nhiều học sinh thay vì đùa nghịch trong giờ ra chơi nay có sở thích đọc sách, truyện tùy theo sở thích bản thân. Đây là không gian yên tĩnh giúp các em học sinh có thể thư giãn sau những giờ học căng thẳng”.
Video đang HOT
“Em rất thích đọc sách ở thư viện xanh. Một tuần, em dành thời gian đến thư viện xanh đọc sách đến 3-4 lần. Đọc sách giúp em rèn luyện kỹ năng đọc hiểu và học được nhiều bài học đạo đức bổ ích từ những câu chuyện ý nghĩa” – Lê Hoàng Thanh Trúc (học sinh lớp 5L, Trường Tiểu học Nguyễn Du) bày tỏ.
Có thể thấy, mô hình Thư viện xanh vừa giúp học sinh có tinh thần học tập thoải mái, vừa rèn luyện tính tự giác, ý thức giữ gìn của công, góp phần thực hiện tốt phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
Cách dạy học hiện nay không khuyến khích trẻ đọc sách
Ông Dương Thành Truyền - Chủ tịch Hội đồng Thành viên NXB Trẻ - cho rằng giáo dục phổ thông hiện nay không dạy trẻ hình thành nhu cầu, thói quen đọc sách.
"Chúng ta còn nhiều khó khăn nhưng nếu không có bước đầu tiên, không làm được gì cả. Cứ làm đi, với mục tiêu tốt đẹp của chúng ta", ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Giám đốc Công ty TNHH Đường sách TP.HCM, phát biểu tại tọa đàm "Các giải pháp phối hợp đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc cho học sinh trong nhà trường và tại Đường sách TP.HCM".
Hình thành, phát triển văn hóa đọc ở trẻ nhỏ, học sinh là một trong những trăn trở của đại diện Hội Xuất bản Việt Nam, các nhà xuất bản, công ty phát hành sách tại chương trình diễn ra ngày 12/6, tại TP.HCM, do Hội Xuất bản Việt Nam - Văn phòng đại diện phía Nam, Công ty TNHH Đường sách TP.HCM và Zing phối hợp tổ chức.
Ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đề xuất nhiều biện pháp nâng cao văn hóa đọc cho học sinh. Ảnh: Chí Hùng.
Ông đánh giá văn hóa đọc thấp do đa số người dân không có thói quen đọc sách. Theo số liệu của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông, 3 năm gần đây, nước ta xuất bản trên 400 triệu bản sách/năm, bình quân 4 đầu sách/người/năm. Trong đó, số lượng sách giáo khoa, giáo trình khoảng 300 triệu bản, chiếm 80%.
Như vậy, số lượng đầu sách (không tính sách giáo khoa) bình quân hàng năm chỉ ở mức một đầu sách/người.
Việt Nam cũng không có tên trong danh sách 61 nước có số lượng người đọc sách cao trên thế giới. Trong khi đó, Đông Nam Á có 3 nước nằm trong danh sách, gồm Singapore (36), Malaysia (53), Indonesia (60).
Sức đọc kém dẫn đến bức tranh thị trường tiêu thụ sách cũng không sáng sủa. Ông Lê Hoàng thông tin một đầu sách ở nước ta in lần đầu trung bình 1.000-3.000 bản nhưng bán 1-2 năm chưa chắc hết. Vấn đề này một phần nằm ở việc tạo thói quen đọc sách cho trẻ.
Phó chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam so sánh giữa Việt Nam với Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc về số tựa sách, doanh thu từ sách hàng năm. Trong đó, nước ta có số tựa sách cao hơn hẳn nhưng doanh thu từ sách/người thấp hơn nhiều lần so với các nước còn lại.
"Rõ ràng những nước quan tâm, phát triển tốt văn hóa đọc trong học sinh, có nền văn hóa đọc tốt, hiệu quả xuất bản cao hơn nhiều lần so với Việt Nam", ông Lê Hoàng khẳng định.
Phát triển văn hóa đọc trong học sinh
Coi trọng việc phát triển văn hóa đọc của học sinh, một năm qua, Hội Xuất bản Việt Nam - Văn phòng đại diện phía Nam - nỗ lực tác động để tạo ra chuyển biến, hình thành văn hóa đọc cho trẻ, đưa sách vào trường học.
Ông Hoàng cho rằng ở tầm vĩ mô, những nỗ lực đó tác động, hình thành, nâng cao ý thức đọc sách của trẻ, từ đó nâng sức đọc trong xã hội. Trẻ em là đối tượng độc giả lớn. Điều này thể hiện rõ trong thời kỳ dịch Covid-19 vừa qua: Khi doanh thu của Đường sách giảm 17%, hai đơn vị quan tâm bán sách cho thiếu nhi lại có doanh thu tăng 10%.
Với cách dạy học hiện nay, trẻ không cần đọc sách. Thậm chí đau đớn là sinh viên Ngữ văn không đọc tác phẩm văn chương, chỉ đọc giáo trình.
Ông Dương Thành Truyền
"Không có lợi ích nào mà không cần đầu tư. Vì thế, hội tham gia vào quá trình đầu tư. Đã đến lúc, chúng ta bắt tay cùng vào trường học", ông Hoàng chia sẻ.
Hội Xuất bản Việt Nam - Văn phòng đại diện phía Nam - và Công ty Đường sách đã tổ chức các buổi tọa đàm, xây dựng bộ tài liệu và tổ chức tập huấn hỗ trợ học sinh phát triển thói quen đọc sách trong nhà trường tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Hội cũng ký kết các kế hoạch liên tịch phối hợp hoạt động với sở GD&ĐT, Thành ủy, UBND các quận, tổ chức các hoạt động.
Sắp tới, văn phòng hội và Công ty Đường sách sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát triển văn hóa đọc trong trường học như Hội sách mini, sinh hoạt chuyên đề, giao lưu tác giả - tác phẩm, ký tặng sách, cung cấp danh mục sách cho nhà trường.
Đường sách TP.HCM cũng có hoạt động bé làm quen với luật giao thông, trải nghiệm du hành vui cùng sách, dạy và học trải nghiệm ngoài nhà trường, mừng sinh nhật cùng sách.
PGS.TS Hoàng Thị Tuyết dẫn chứng ở các trường quốc tế, mỗi ngày học sinh đều phải đọc sách. Ảnh: Chí Hùng.
Thư viện trường cần có danh mục sách theo lứa tuổi
PGS.TS Hoàng Thị Tuyết, Giám đốc Trung tâm Phát triển Văn hóa đọc và Kỹ năng sống Hướng Dương Việt - đánh giá cao lợi ích của việc mở lớp tập huấn.
Song bà cho rằng như vậy chưa đủ, đặc biệt khi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể không có dấu hiệu các môn học phải có sách tham khảo.
Bà Tuyết so sánh với việc học tại các trường quốc tế - nơi mỗi ngày, học sinh đều đọc sách. Bà hy vọng học sinh sẽ tự giác, thường xuyên tìm đến sách.
Ông Dương Thành Truyền - Chủ tịch Hội đồng Thành viên NXB Trẻ - cho rằng "hết sức đáng tiếc" là giáo dục phổ thông không dạy trẻ hình thành nhu cầu, thói quen đọc sách.
"Với cách dạy học hiện nay, trẻ không cần đọc sách. Thậm chí đau đớn là sinh viên Ngữ văn không đọc tác phẩm văn chương, chỉ đọc giáo trình", ông nói.
Ông Truyền đề xuất hàng năm, nên tuyên dương người toàn tâm ý vì sách, sự nghiệp khuyến đọc. Hội cùng các đơn vị xuất bản hỗ trợ, động viên, khuyến khích những câu lạc bộ đọc sách ngay tại trường để học sinh đóng vai trò chính, tự tìm hiểu.
Ông cũng hy vọng lập danh mục hướng dẫn đọc một cách khoa học, theo lứa tuổi.
Theo ông Truyền, thậm chí sinh viên Ngữ văn không đọc tác phẩm văn chương, chỉ đọc giáo trình. Ảnh: Chí Hùng.
Cô Hoàng Thị Thu Hiền (cựu giáo viên Ngữ văn trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM) góp ý để khuyến khích trẻ đọc, các NXB cần biên tập sách ngắn, kèm theo tranh vẽ, phù hợp lứa tuổi.
Ông Phạm Cảnh Toàn, Giám đốc Công ty Cổ phần Sách và Thiết bị Giáo dục Miền Nam, lại nhấn mạnh yếu tố con người. Ông đề xuất bồi dưỡng cán bộ thư viện trường học, để họ yêu nghề, yên tâm với nghề. Việc phụ huynh quan tâm, hỗ trợ con phát triển thói quen đọc sách cũng cần được quan tâm.
Vũ Thị Hải Anh truyền cảm hứng đọc sách tới những người khiếm thị Vũ Thị Hải Anh (lớp 9 trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, Hà Nội) đã vinh dự đoạt giải chính thức và giải phụ cuộc thi "đóng góp cho phát triển văn hóa đọc" Cuộc thi "Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương" do Vụ Thư viện (Bộ VH,TT&DL) phối hợp với Hội Người mù Việt Nam tổ chức. Hải Anh là...