Góc Tư vấn dinh dưỡng: Để cải thiện táo bón ở trẻ nhỏ
Chào bác sĩ, con tôi 4 tuổi, thường xuyên bị táo bón, mỗi lần cháu đi đại tiện rất khó khăn. Xin bác sĩ tư vấn giúp: Tôi cần cho cháu ăn uống như thế nào để giảm tình trạng này?
Trả lời: Chào bạn! Trước tiên bạn nên cho cháu đi khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định nguyên nhân gây táo bón và điều trị dứt điểm vì táo bón vừa gây khó chịu, vừa ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Về ăn uống, bạn nên chú ý chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm (chất bột, chất đạm, chất béo, rau và trái cây) trong mỗi bữa chính. Cần cung cấp đủ lượng chất xơ, pha sữa đúng cách (nếu cháu đang sử dụng sữa bột) và cho trẻ uống đủ nước.
Cha mẹ cần lưu ý rằng chất xơ có vai trò rất quan trọng trong việc điều trị táo bón cho trẻ. Nó có tác dụng giữ nước để làm phân mềm và xốp hơn, vì vậy cha mẹ cần kiên trì hỗ trợ, khuyến khích con tập ăn và ăn đủ chất xơ, cụ thể là mỗi ngày ít nhất 150 – 200 g rau củ và trái cây. Chất xơ có trong tất cả các loại rau củ quả, các loại đậu nguyên hạt hay ngũ cốc nguyên cám. Tuy nhiên, bạn nên tăng cường cho cháu ăn các loại rau củ có tính chất nhuận tràng như rau lang, mồng tơi, rau dền, rau đay, khoai lang và các loại khoai có nhớt như khoai mỡ, khoai sọ, khoai từ… Nhớ tập cho trẻ tập ăn cả xác rau. Về trái cây, các loại sau có tính nhuận tràng tốt: chuối, đu đủ, bưởi, cam, quýt, thanh long… Khi trẻ đang bị táo bón, cần hạn chế cho trẻ ăn cà rốt, các loại quả có vị chát.
Cần tăng cường cho trẻ uống nước, nhất là khi thời tiết nắng nóng hoặc khi trẻ chạy nhảy nhiều, ra mồ hôi nhiều.
Bên cạnh đó, cho trẻ vận động nhiều, massage bụng ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn hay trước giờ đại tiện cũng giúp kích thích làm tăng nhu động ruột, từ đó giúp cải thiện táo bón.
Còn một điều quan trọng khác: nên tập cho trẻ đi đại tiện đúng giờ, tạo cho trẻ thói quen đi tiêu mỗi ngày, có thể vào buổi sáng hoặc buổi tối, tránh hiện tượng vì trẻ sợ đau khi đi đại tiện mà nín nhịn, càng làm cho phân bị mất nước, khô cứng, từ đó càng làm trầm trọng thêm tình hình.
Video đang HOT
Theo thanhnien
Ngồi im một chỗ tới 7 - 8 tiếng/ngày khiến dân văn phòng có nguy cơ cao gặp phải căn bệnh khó nói này
Nếu bạn là một người làm văn phòng thì nên cẩn thận vì đây chính là căn bệnh mà khả năng cao bạn sẽ phải đối mặt.
Do đặc thù công việc luôn phải sử dụng trí óc và làm việc trên máy tính nên khiến dân văn phòng phải ngồi một chỗ trong suốt cả ngày. Việc ít vận động sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch phần dưới trực tràng. Bên cạnh đó, nếu chế độ ăn không đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, thường xuyên ăn vặt với những món đồ khô, uống ít nước và lười ăn trái cây thì nguy cơ cao còn dẫn đến tình trạng táo bón. Lâu dần, nếu không chữa trị bệnh táo bón triệt để thì dân văn phòng sẽ phải đối mặt với bệnh trĩ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ mà dân văn phòng cần nắm rõ
- Đau rát vùng hậu môn: Những cơn đau ở vùng hậu môn có lúc nặng nhưng cũng có lúc nhẹ. Nó sẽ đau nhiều khi bạn bị tắc mạch hoặc nứt hậu môn.
- Đi đại tiện ra máu đỏ tươi: Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh trĩ mà dân văn phòng không nên chủ quan xem thường. Lúc đầu, máu sẽ chảy kín đáo, dần dần chảy thành giọt nhiều lần.
- Sưng phù nề vùng hậu môn: Nếu búi trĩ sưng to hoặc lòi ra ngoài thì vùng hậu môn của bạn sẽ bị sưng to bất thường.
- Ngứa vùng hậu môn: Khi đột nhiên cảm thấy ngứa ngáy vùng hậu môn, thậm chí còn có hiện tượng rỉ nước thì nên cẩn thận vì đó là do bệnh viêm ống hậu môn gây ra, từ đó là nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ.
Dân văn phòng cần phải làm gì để hạn chế nguy cơ mắc bệnh trĩ?
- Tránh làm việc quá sức, hạn chế để cơ thể chịu áp lực, căng thẳng trong công việc.
- Rèn luyện cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn bằng cách siêng tập luyện với những bài tập yoga, đi bộ, dưỡng sinh...
- Thường xuyên tạo cho mình thói quen giải lao tại văn phòng sau khoảng 30 - 45 phút ngồi làm việc trước máy tính. Dân văn phòng nên chủ động đứng dậy vận động, đi lại từ 5 - 10 phút để giải phóng cơ thể.
- Chuyển sang leo thang bộ nếu văn phòng ở tầng thấp thay vì đi thang máy để cơ thể được vận động nhiều hơn.
- Không nên cầm điện thoại vào nhà vệ sinh và đi đại tiện quá lâu, bởi thói quen này sẽ gây rối loạn chức năng đường ruột. Do thời gian mở hậu môn kéo dài sẽ làm thúc đẩy sự tích tụ chất thải, đồng thời làm giảm máu tĩnh mạch ở khu vực này, lâu ngày có nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ.
- Tích cực ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi.
- Uống đủ từ 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng, uống rượu bia... vì chúng sẽ gây táo bón và suy giãn tĩnh mạch.
- Tạo thói quen đi đại tiện hàng ngày bằng cách xoa bụng vòng theo khung đại tràng vào một giờ nhất định.
- Vệ sinh bằng nước ấm sau mỗi lần đi đại tiện.
- Chủ động đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, nên chú ý tới bất kỳ dấu hiệu nào xảy ra để nhận biết bệnh trĩ từ sớm, nhờ vậy sẽ có thời gian điều trị khỏi bệnh nhanh hơn.
Theo Helino
Đang bị táo bón thì đừng cố "rặn" mà hãy thử ngay 6 cách này để đi ngoài dễ dàng hơn Do thói quen ăn uống không lành mạnh nên nhiều người thường gặp phải tình trạng táo bón, khó đi đại tiện. Vậy phải làm thế nào để đi ngoài lúc này một cách dễ dàng, trơn tru hơn? Táo bón là một hội chứng rối loạn cảm giác đại tiện mà người mắc phải sẽ gặp tình trạng khó đi đại tiện,...