Góc tối nhất chính là ngay dưới camera lớp học
Nếu trước đây, việc lên lớp dạy học của giáo viên chỉ có thầy và trò biết, thỉnh thoảng có đồng nghiệp dự giờ thì nay, khi thế giới đã phẳng, khi Google có thể soi từng góc nhà, góc phố trên hầu khắp trái đất, mọi chuyện trong lớp học cũng không còn là điều bí mật riêng tư giữa thầy và trò…
Ảnh minh họa.
Đành rằng, camera giúp phụ huynh yên tâm hơn khi biết hoạt động của con ở trường, giúp giáo viên và học sinh tự điều chỉnh hành vi cho đúng chuẩn mực, giúp nhà trường xử lý kịp thời, chính xác các vi phạm và là nguồn chứng cứ quan trọng để cung cấp cho các cơ quan chức năng khi cần thiết.
ThS Vũ Hoàng Sơn (giáo viên Trường Tiểu học Bình Hòa, quận Bình Thạnh, TPHCM) đồng tình với việc gắn camera ở phía ngoài lớp học. Còn gắn camera trong lớp học, theo thầy Sơn ở bậc học nào cũng không nên.
Bởi khi lớp học có camera, thầy cô có cảm giác như bị giám sát và phụ huynh thiếu niềm tin vào họ. Giáo viên sẽ luôn có cảm giác bị theo dõi và tổn thương khi không được phụ huynh và xã hội tin tưởng.
Đây có thể là khó khăn lớn mà nhiều nhà giáo không thể chấp nhận được. Trong khi đó, nhiều em học sinh ỷ lại có camera quan sát nên không nghe lời giáo viên; thậm chí có trường hợp cá biệt sẽ thách thức thầy cô. Bởi với mỗi nhà giáo, cái tâm dành cho học trò mới là gốc rễ giải quyết vấn đề này.
Cô giáo chủ nhiệm lớp 5 một trường tiểu học tại quận Ba Đình (Hà Nội) kể rằng: “Cách đây mấy năm, trong buổi họp phụ huynh cuối năm, có phụ huynh còn đập bàn chỉ vì con họ có kết quả không như mong muốn. Phụ huynh ấy còn lớn tiếng vì với kết quả thấp sau này con họ sẽ khó vào được trường chuyên, lớp chọn.
Và tôi hiểu, trong xã hội, không ít gia đình đang nuôi dưỡng những “ông vua con” như thế. Nhiều người cứ thắc mắc việc đạo đức trong nhà trường xuống cấp thì ai chịu trách nhiệm? Giáo viên hay phụ huynh?
Đây là câu hỏi khó và cứ đụng đến vấn đề gì trong giáo dục là người ta lật lại câu hỏi ấy với hi vọng sẽ có câu trả lời. Nhưng nút thắt của vấn đề không chỉ nằm ở phía nhà trường hay cô giáo mà phụ huynh cũng có một phần trách nhiệm không nhỏ trong việc giáo dục trẻ.
Tôi và giáo viên khác ngoài việc trau dồi kiến thức, tôi cũng luôn muốn dạy các em sự thật thà nhưng rõ ràng nhiều phụ huynh lại vô tình dạy con việc nói dối để có lợi nhất như giả vờ mắt kém để được ngồi bàn trên, đi học muộn thì nói dối là do tắc đường và hàng tá lý do khác để con không bị phạt nếu phạm lỗi.
Phụ huynh ơi, giáo viên chúng tôi sao có thể dạy trẻ những bài học làm người, sự tử tế, thật thà nếu như có sự can thiệp quá trớn, quá thô bạo và sự thiếu tôn trọng từ phía phụ huynh? Làm sao chúng tôi có thể giúp học sinh thấy sai thì phải sửa, thấy tốt thì phát huy khi mà phụ huynh không đồng ý và sẵn sàng làm “bia đỡ đạn” cho con nếu con mắc lỗi?
Tôi hiểu, thầy cô và gia đình đều muốn trẻ lớn lên thành người tử tế, có ích cho xã hội. Bởi vậy, những bài học giản dị hàng ngày, những lời chúng ta nói với con trẻ lại là những bài học đáng quý. Việc phải úp mặt vào tường hay bị một cái đét vào mông, một cái thước vào tay khi các con phạm lỗi chẳng đáng sợ bằng việc giáo viên ngày càng trở nên vô cảm với học trò, những đứa con của mình ngay cả các em sai.
Một đứa trẻ sao có thể trở thành người khiêm nhường, biết người biết ta, tử tế nếu như được cha mẹ dung dưỡng, bao che trước những hành vi sai trái? Tôi chỉ muốn phụ huynh hiểu một điều, rằng chúng tôi không hề muốn “không biết, không nghe, không thấy” khi học sinh phạm lỗi, không muốn ngày càng trở nên thờ ơ, vô cảm với học sinh”.
Là tác giả của cuốn “Cẩm nang sư phạm và chuyên viên tham vấn tâm lý”, TS Phạm Thị Thuý, (giảng viên Học viện Hành chính quốc gia TP HCM) bày tỏ quan điểm: “Các vụ bạo hành chỉ là câu chuyện của những cá nhân, “con sâu làm rầu nồi canh”. Nếu không đặt niềm tin vào người thầy, nếu thầy cô đến trường, lên lớp không còn hạnh phúc, môi trường giáo dục, học sinh cũng sẽ không còn “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
Theo TS tâm lý Trần Thành Nam, việc áp dụng công nghệ vào quản lý có ý nghĩa ở chỗ, trường học lắp camera ở những góc con người khó kiểm soát thường xuyên nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh. Còn nếu dùng camera để giám sát hoạt động của cô trò có thể nảy sinh nhiều vấn đề khác như: lộ thông tin cá nhân, phụ huynh hiểu nhầm giáo viên…
“Cá nhân tôi không ủng hộ việc lắp camera trong lớp học. Bởi vì khi các trường tự chủ ngày càng cao, đa số giáo viên có sự tự trọng sẽ cảm thấy mình không được tin tưởng. Điều này cũng có thể góp phần làm tăng áp lực, căng thẳng lên giáo viên và có hành động mất kiểm soát.
Góc tối nhất chính là ngay dưới camera. Khi học sinh hư cô giáo không có phương pháp sư phạm vẫn có thể bạo hành các em bằng hình thức nào đó mà phụ huynh khó phát hiện. Vì thế, camera không phải là giải pháp chống bạo lực.
Không ít giáo viên bày tỏ, cứ tưởng tượng mọi hành động, cử chỉ của mình đều có nhiều người theo dõi, giám sát thì căng thẳng vô cùng. Hôm rồi một đồng nghiệp mầm non đã xin nghỉ dạy, đi làm công nhân. Nguyên nhân thì nhiều nhưng đỉnh điểm cũng là tại… camera.
Video đang HOT
Phụ huynh theo dõi từ xa, chỉ cần thấy con chậm chưa được ăn quả chuối là đã gọi điện mắng cô giáo. Chưa kể, giáo dục theo chương trình mới có những phương pháp khác với cách học cũ trước kia, phụ huynh cũng bốc máy phản ánh về cách thức dạy. Khi phụ huynh không còn tin tưởng nhà trường, không còn tin tưởng giáo viên, người thầy sẽ khó khăn biết bao nhiêu trong thực hiện nhiệm vụ” – TS Trần Thành Nam nói.
Nguyễn Mỹ
Theo baophapluat
Giáo sư dạy Đại học chưa chắc có thể dạy tốt Tiểu học
Thầy Dong ví von: Một người được công nhận là Giáo sư cũng chưa chắc làm tốt công việc của một hiệu trưởng trường Tiểu học. Đây là nghịch lý của bằng cấp.
Một trong những điểm mới của Luật giáo dục 2019 đó chính là việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo.
Theo thống kê, nếu căn cứ theo điều 72, Luật giáo dục sẽ có khoảng 300.000 - 400.000 giáo viên (tương đương khoảng 40%) không đạt chuẩn và phải đào tạo lại.
Giáo sư Phạm Tất Dong, đưa ra một góc nhìn mới về chuyện bằng cấp, trình độ trong ngành sư phạm.Xung quanh câu chuyện này còn nhiều tranh cãi: Chất lượng của giáo viên nên được đánh giá theo trình độ, năng lực trong quá trình công tác hay theo chuẩn bằng cấp.
Theo thầy Dong, trong ngành sư phạm tồn tại 2 xu hướng rất rõ ràng, Việc đánh giá trình độ, năng lực của giáo viên phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Giáo sư Phạm Tất Dong nói: "Để đánh giá chất lượng trong sư phạm nó hơi phức tạp. Thực tế có những người rất giỏi về mặt chuyên môn.
Chẳng hạn có những sinh rất giỏi toán, học trong trường được học bổng nọ, học bổng kia.
Nhưng khi đi dạy lại diễn đạt dở, nghiệp vụ sư phạm không tốt cho nên học sinh lại chẳng hiểu gì thành ra dạy dở.
Ngược lại có những người học bình thường chỉ tầm tầm thôi nhưng dạy rất hay, nói đến đâu học sinh hiểu đến đấy.
Như vậy thực tế hiện nay có 4 nhóm đối tượng. Nhóm thứ nhất, chuyên môn rất giỏi, bằng nọ cấp kia nhưng khi đi dạy thực tế, yêu cầu quá cao học sinh không hiểu được.
Nhóm thứ 2, học hành cũng vừa vừa thôi nhưng họ lại dạy rất hay, học sinh rất hiểu.
Nhóm thứ 3 đã chuyên môn cao lại còn dạy hay. Nhóm thứ 4 đã không có chuyên môn lại dạy dở.
Cho nên không phải cứ học giỏi là sẽ dạy giỏi, tương tự không phải bằng nọ cấp kia là sẽ dạy giỏi.
Bên cạnh yếu tố bằng cấp, đánh giá năng lực còn phải xem giáo viên có yêu nghề hay không?
Anh có dạy giỏi nhưng không yêu nghề thì cũng là một cái rất dở. Người ta nói: Làm thầy vừa là một nhà sư phạm vừa là một người bạn của học sinh".
Theo thầy Dong đào tạo giáo viên phải gắn liền với chuyên môn, công việc (Ảnh:T.L)
Theo thầy Dong, để nâng chuẩn đội ngũ giáo viên có rất nhiều thông số quyết định không chỉ riêng chuyện bằng cấp:
"Nếu anh giỏi chuyên môn mà không thân thiết với học sinh, không yêu nghề thì cũng không thể đánh giá đó là giáo viên giỏi được. Có nhiều thông số quy định chất lượng của giáo viên.
Muốn đánh giá, sàng lọc chuẩn giáo viên phải xem anh nào thực sự dạy được, anh nào dạy kém chứ không phải căn cứ vào mỗi tấm bằng. Học giỏi không quan trọng bằng việc phù hợp với nghề.
Ví dụ có anh học toán rất giỏi, lẽ ra anh nên đi học Bách Khoa nhưng anh lại vào sư phạm cho nên khi đi dạy chuyên môn thì cao nhưng nghiệp vụ sư phạm lại kém vì không phù hợp.
Đây cũng là một câu chuyện để chúng ta nhìn nhận lại công tác đào tạo cán bộ".
Nói về câu chuyện bằng cấp, Giáo sư Phạm Tất Dong cho rằng: Người có bằng thạc sĩ mà đào tạo không đúng chuyên môn phụ trách thì cái bằng đấy cũng chỉ để có cho đẹp.
Việc đào tạo thạc sĩ phải gắn liền với chuyên môn, công việc (Ảnh minh họa:Ndiep)
Thầy Dong kể: "Tôi đã từng chấm nhiều luận án thạc sĩ cho giáo viên ở các huyện. Họ thường liên hệ với một số trường Đại học để đưa trường phỏng, phó phòng đi học thạc sĩ. Vì theo tiêu chuẩn là phải có những cái bằng ấy để làm lãnh đạo.
Nhưng vấn đề là có nhiều anh đi học thạc sĩ quản lý xong về làm ở bộ phận đào tạo, giảng dạy. Như vậy thì anh ta thực chất có giỏi về chuyên môn đâu.
Bây giờ chẳng hạn có người học thạc sĩ quản lý trường tiểu học, luận văn 70-80 trang xong xin về trường phụ trách môn toán thì chết rồi.
Bằng thạc sĩ quản lý lại đi dạy toán thì chắc chắn là chuyên môn sẽ không đảm bảo.
Cho nên ngay cái đào tạo thạc sĩ của mình đã có vấn đề. Đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ nhưng không ăn nhập với nghề.
Theo quan điểm của tôi, anh muốn giỏi về một lĩnh vực nào đó thì anh phải học và đào tạo theo đúng cái lĩnh vực đấy.
Cũng là người có bằng thạc sĩ đấy nhưng anh đưa người học quản lý trường tiểu học nên là không đúng rồi.Ví dụ muốn đưa một người lên làm trưởng bộ môn toán của trường thì anh phải học về việc giảng dạy môn Toán.
Mà tôi nói bây giờ bằng thạc sĩ cũng có 1 số trường hợp báo chí phản ánh là mua được.
Ý đồ nâng chuẩn, nâng trình độ giáo viên là tốt nhưng anh không đi học đúng chuyên môn hoặc anh đi mua bằng thì cũng chết đúng không?
Nhưng cơ chế hiện nay lại yêu cầu muốn đề bạt, thăng chức thì phải có bằng. Điều này cũng có những cái hạn chế của nó".
Theo thầy Dong, việc nâng chuẩn phải căn cứ theo việc đào tạo đúng ngành nghề. Không phải yêu cầu chung chung có bằng nọ, bằng kia.
"Ở nước ta có một cái hiểu rất sai về công tác tổ chức cán bộ. Ví dụ muốn đề bạt một anh vụ trường thì phải có bằng Tiến sĩ.
Nhưng cái dở là yêu cầu bằng Tiến sĩ còn bất chấp bằng Tiến sĩ có chuyên môn gì, có thực chất hay không?
Đây là một biểu hiện của tình trạng chạy đua bằng cấp, coi trọng bằng cấp, chạy đua thành tích.
Việc lấy thước đo bằng cấp đôi khi là không đúng. Ví dụ kể cả có một ông giáo sư Đại học cũng chưa chắc về trưởng tiểu học làm hiệu trưởng được.
Anh có thể dạy rất tốt ở Đại học nhưng chưa chắc anh đã quản lý được một ngôi trường tiểu học vì không phù hợp và không đúng chuyên môn".
Bồi dưỡng giáo viên gắn trình độ chuyên môn với bằng cấp là phương pháp hài hòa (Ảnh:vietnammoi.vn)
Giáo sư Phạm Tất Dong cũng cho rằng: Việc nâng chuẩn trình độ đào tạo của giáo viên cần quan tâm đến mấy yếu tố.
Thứ nhất: Phải sàng lọc trong số giáo viên hiện nay có bao nhiêu người đạt chuẩn.
Việc đạt chuẩn hay không đạt chuẩn phải căn cứ vào nhiều yếu tố như chuyên môn, thành tích công tác, bằng cấp, chứng chỉ, hiệu quả công việc thậm chí là cả lòng yêu nghề.
Thứ hai: Không nên sử dụng thước đo duy nhất là bằng cấp để đánh giá trình độ giáo viên. Nếu có, phải xem xét loại bằng cấp có phù hợp với công việc chuyên môn hay không? Không thể có tình trạng chỉ yêu cầu chuẩn bằng cấp nhưng lại bất chấp loại bằng cấp thuộc chuyên ngành, chuyên môn nào.
Thứ ba: Những giáo viên dù đạt chuẩn hay không chuẩn đều là sản phẩm của Bộ giáo dục.
Không thể nói quăng bỏ họ đi được, để họ thất nghiệp. Cần có giải pháp nâng cao trình độ, nâng chuẩn cho đội ngũ giáo viên này.
Đề xuất của thầy Dong: "Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn phải đứng ra bồi dưỡng trình độ cho họ.
Người làm việc này phải là Phòng giáo dục các huyện. Vì họ hiểu nhu cầu giáo viên của huyện mình chứ không thể giao cho các trường Đại học.
Việc đào tạo giáo viên, bồi dưỡng giáo viên phải được thực hiện tại nơi anh công tác, tại nơi anh làm việc và phải phục vụ cho công việc chuyên môn.
Chứ không phải là đưa giáo viên lên tận những cái trường nọ trường kia rồi học những thứ không liên quan.
Bồi dưỡng giáo viên hàng tuần sau đó đưa anh trở về công tác. Đối với các công việc đánh giá qua bằng cấp thì phải xem bằng đó có phải là bằng thật, học thật hay đi mua và phải gắn với chuyên môn công việc".
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net
Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Luồng gió mới dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường THPT hiện nay là cơ hội và thách thức cho GV và cả HS. Người dạy được tiếp cận phương pháp dạy học hiện đại, còn người học được học theo định hướng phát triển năng lực thay vì được truyền thụ kiến thức một chiều thụ động như...