Góc nhìn đại biểu: Cần siết chặt quản lý an toàn thực phẩm trong trường học
Vừa qua, các vụ việc mất ATTP trong trường học liên tiếp xảy ra. Gần đây nhất, vụ hàng trăm học sinh nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh do nghi vấn nguồn thực phẩm không đảm bảo đã khiến dư luận vô cùng phẫn nộ.
Những thiệt hại do mất ATTP trong trường học là vô cùng nghiêm trọng, kéo theo nhiều hậu quả. Hệ lụy là hiện hữu nhưng thực trạng mất ATTP trong trường học vẫn ngang nhiên diễn ra.
Điểm lại một số vụ việc mất an toàn thực phẩm trong trường học xảy ra trong thời gian qua như: Vụ việc 352 học sinh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình phải nhập viện sau bữa trưa tại trường với triệu chứng đau bụng, buồn nôn; hơn 200 trẻ mầm non và 3 giáo viên Trường mầm non Xuân Nộn huyện Đông Anh, Hà Nội ngộ độc thực phẩm phải nhập viện. Hay gần đây nhất, hơn 200 học sinh mầm non nhiễm sán lợn ở Bắc Ninh từ nghi vấn sử dụng thực phẩm không đảm bảo tại nhà trường…. Tất cả các vụ ngộ độc nêu trên đều có điểm chung đó là sự chủ quan, lơ là, thiếu trách nhiệm với việc bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm cho bữa ăn bán trú ở các trường học. Đồng thời với đó là việc không thực hiện tốt quy trình tiếp nhận thức ăn an toàn, sử dụng nguyên liệu chế biến thực phẩm rẻ tiền, chất lượng kém, nhân viên chế biến thực phẩm đại khái thiếu hiểu biết về đảm bảo an toàn, vệ sinh thực phẩm, bảo quản thực phẩm không đảm bảo…
Hàng trăm phụ huynh tại Bắc Ninh đưa con lên Hà Nội làm xét nghiệm do nghi vấn ăn thịt lợn gạo tại trường mầm non
Bức xúc trước thực trạng mất an toàn thực phẩm trong trường học, cử tri Nguyễn Quang Phúc cư trú tại phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, chia sẻ: Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ; gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho phụ huynh bởi nhà nào cũng có con, có cháu đi học và ăn bán trú tại trường.
Theo PGS.TS Phan Thị Sửu – Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam, việc mất an toàn thực phẩm trong trường học không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các em học sinh thời điểm hiện tại mà còn có nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe về sau. Đồng thời, để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, PGS.TS Phan Thị Sửu cũng khuyến nghị các nhà trường phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm, thực hiện việc kiểm thực 3 bước hàng ngày và lưu mẫu thức ăn theo quy định.
PGS.TS Phan Thị Sửu, Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam
Để xảy ra các vụ việc mất an toàn thực phẩm trong nhà trường, trách nhiệm trực tiếp sẽ thuộc về người đứng đầu đơn vị là hiệu trưởng. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cũng sẽ phải có trách nhiệm liên đới trong phạm vi cơ quan, đơn vị quản lý. Pháp luật hiện hành đã có bộ khung pháp lý xử lý vi phạm về hành vi vi phạm an toàn thực phẩm như Luật An toàn thực phẩm, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật bảo vệ và kiểm dịch động vật, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa,…nhưng tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại các trường học vẫn xảy ra hàng ngày, hàng giờ ở mức báo động. Phải chăng các biện pháp xử lý vi phạm quy định về an toàn thực phẩm tại các trường học vẫn chưa đủ sức răn đe và vì lợi nhuận mà các nhà quản lý, doanh nghiệp vẫn sẵn sáng đánh đổi sức khỏe của các em học sinh?
Video đang HOT
Theo cử tri Lưu Huy Vinh kiến nghị: Nhà nước cần tăng chế tài xử lý đối với các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, đảm bảo đủ sức răn đe đồng thời tăng cường hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra tránh hình thức.
Tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm trong nhà trường không phải bây giờ mới xảy ra. Tuy nhiên, để xảy ra hàng loạt sự cố ở nhiều trường thời gian gần đây cho thấy nguy cơ mất an toàn bữa ăn học đường đã đến mức nghiêm trọng, gây bất an trong dư luận. Vậy, trách nhiệm của nhà trường, của ngành giáo dục và cả các cơ quan có liên quan cần được nhìn nhận như thế nào? Và đâu là giải pháp căn cơ cho vấn đề mất an toàn thực phẩm tại trường học hiện nay? Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội về nội dung này.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội
Phóng viên: Thưa đại biểu, vừa qua hơn hàng trăm trẻ mầm non tại tỉnh Bắc Ninh bị phát hiện nhiễm sán lợn, do nguồn thực phẩm không đảm bảo. Đáng lo ngại là còn nhiều vụ việc mất an toàn thực phẩm cũng xảy ra ở nhiều trường học trên cả nước. Ý kiến của đại biểu về vấn đề này như thế nào?
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Thời gian qua liên tục xảy ra các vụ mất an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm tại các nhà trường. Thực tế này gây tâm lý hoang mang cho các bậc phụ huynh và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe các em học sinh.
Đơn cử vừa qua, tại Bắc Ninh iệc đưa thực phẩm không đảm bảo vào trường học và để cho các cháu ăn phải thức ăn không đảm bảo là thịt lợn gạo thì đó là việc làm rất sai, chẳng những phải lên án mà cần phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Theo tôi, dù các các cháu có bị nhiễm sán dê lợn hay không nhiễm sán dê lợn thì thịt lợn gạo cũng vẫn là một loại thịt không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, để xảy ra việc phụ huynh đưa con em mình ồ ạt về Hà Nội làm xét nghiệm, đã gây ra xáo động lớn trong xã hội, gây mất niềm tin của phụ huynh học sinh. Câu chuyện ở Bắc Ninh vừa qua là bài học để xem xét lại toàn bộ các hoạt động từ quản lý, xử lý, vai trò đến trách nhiệm của các cơ quan trong vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phóng viên: Theo đại biểu, việc cung cấp thực phẩm không đảm bảo an toàn tại các trường học đặc biệt là cấp học mầm non sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của các em ngày từ những năm đầu đời?
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Các em học sinh đang trong giai đoạn đầu đời, cần được phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần, trí tuệ. Vì vậy, việc không đảm bảo an toàn bữa ăn trong nhà trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các em ở thời điểm hiện tại và sau này. Tùy vào tình trạng ngộ độc và loại thực phẩm không đảm bảo học sinh ăn phải sẽ gây ra các loại bệnh khác nhau. Để phụ huynh học sinh hoàn toàn yên tâm khi gửi gắm con em mình cho nhà trường thì nhà trường cần phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm đồng thời thực hiện việc kiểm thực 3 bước hàng ngày và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định.
Phóng viên: Để xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm, trách nhiệm của nhà trường cũng như cơ quan liên quan như thế nào, thưa đại biểu?
Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội: Tôi cho rằng, để thực phẩm không đảm bảo vào bếp ăn của nhà trường thì trách nhiệm trước hết là do nhà trường, cụ thể là trách nhiệm của người đứng đầu nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành giáo dục, y tế, nông nghiệp, chính quyền địa phương cũng có liên quan. Đơn cử như vụ việc xảy ra tại Bắc Ninh vừa qua, để cho nhiều phụ huynh phải đưa con ra Hà Nội làm xét nghiệm thì cũng có trách nhiệm của chính quyền địa phương nơi xảy ra vụ việc cho nên tất cả các ngành, cơ quan có liên quan cần phải xem xét lại toàn bộ vấn đề này để rút kinh nghiệm.
Với hình thức tổ chức học bán trú chủ yếu như hiện nay thì vai trò của nhà trường là vô cùng quan trọng. Vì vậy, để khi cánh cổng trường khép lại, nỗi lo mất an toàn thực phẩm không còn trở nên ám ảnh đối với mỗi phụ huynh thì cần kịp thời chấn chỉnh và siết chặt công tác quản lý . Bên cạnh đó, cần phải có chế tài có đủ sức răn đe, cùng với cơ chế giám sát chặt chẽ, sự vào cuộc quyết liệt của các ngành liên quan thì mới có thể tạo được chuyển biến trong lĩnh vực đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học hiện nay./.
Lê Anh
Theo quochoi.vn
TP.HCM yêu cầu không chọn cơ sở cung cấp suất ăn quá xa trường
GD&TĐ -Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản gửi các cơ sở GD trên địa bàn về đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trong các trường học. Theo đó, Sở sẽ kiểm tra định kỳ và đột xuất các trường có bếp ăn tập thể, suất ăn công nghiệp, căng tin.
Bữa ăn trưa của học sinh bán trú tại TP.HCM. Ảnh minh họa
Sở GD&ĐT TP khuyến khích các cơ sở giáo dục, đơn vị trường học chủ động phối hợp với các đơn vị chức năng tổ chức xét nghiệm để kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu và sản phẩm chế biến tại các bếp ăn, căng tin, suất ăn công nghiệp...
Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia giám sát các bếp ăn tập thể và suất ăn công nghiệp, căng tin tại các trường học.
Đặc biệt nhấn mạnh: Thủ trưởng các đơn vị phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về các trường hợp ngộ độc thực phẩm xảy ra trong trường học nếu nguyên nhân được chứng minh do trường học gây ra; có nhiệm vụ báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo, ngành Y tế kịp thời để cùng phối hợp giải quyết nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối về sức khỏe của học sinh, không để xảy ra ngộ độc tập thể.
Sở yêu cầu các trường : Chỉ lấy nguồn thực phẩm từ các đơn vị được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Ưu tiên lấy nguồn thực phẩm từ các cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000),... còn hiệu lực.
Riêng đối với trường hợp đồng với các đơn vị cung cấp suất ăn từ bên ngoài:Chỉ được hợp đồng với những cơ sở cung cấp suất ăn đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở chế biến phải bảo đảm vệ sinh, đúng qui trình chế biến thực phẩm một chiều. Xe vận chuyển thực phẩm đến trường phải có thùng kín, dụng cụ đựng thức ăn phải chuyên dụng bảo đảm an toàn vệ snh thực phẩm.
Không chọn những cơ sở cung cấp suất ăn quá xa trường. Bảo đảm thời gian từ khi chế biến xong cho đến khi cho học sinh ăn không được quá 2 giờ. Thực phẩm sau khi chế biến quá lâu phải hâm nóng lại trước khi cho học sinh ăn. Để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm nên trang bị bếp hâm tại trường để hâm nóng lại thực phẩm trước khi phân phối cho học sinh ăn.
Bố trí khu vực đảm bảo vệ sinh để tiếp phẩm, phòng chia thức ăn hợp vệ sinh; nơi ăn uống của học sinh phải được vệ sinh sạch sẽ, ngăn nắp. Khu vực rửa dụng cụ phân chia thức ăn hợp vệ sinh, trang bị tủ bảo quản dụng cụ chia thức ăn.
Lưu mẫu thực phẩm đúng theo qui định: Mỗi một loại thức ăn lưu trong một vật dụng riêng biệt, vật dụng lưu mẫu nên sử dụng bằng inox. Niêm phong mẫu lưu chặt chẽ, an toàn; Có sổ ghi chép việc thực hiện lưu mẫu đúng theo qui định; thời gian lưu là 24 giờ.
Thảo Nguyên
Theo Giáo dục Thời đại
Lời một người mẹ gửi Bí thư Nguyễn Nhân Chiến! Thay vì nhiệt tình giải thích "tỷ lệ nhiễm sán không có gì bất thường", Bí thư hãy làm sao để người dân có thể tin tưởng được vào bữa ăn của con họ ở trường. Gửi ông Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến! Cá nhân tôi nghĩ rằng, con sán trong vụ việc này chỉ là giọt nước tràn...