Góc ngẫm nghĩ: Khắc phục bệnh phô trương thành tích trong giáo dục có khó?

Theo dõi VGT trên

Bệnh thành tích đã và đang là một thực trạng đáng buồn của ngành giáo dục nước ta.

Góc ngẫm nghĩ: Khắc phục bệnh phô trương thành tích trong giáo dục có khó? - Hình 1

Vì vậy, Văn phòng Chính phủ vừa mới phát đi thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính với 10 vấn đề của ngành GD-ĐT. Trong đó nhấn mạnh việc “khắc phục bằng được bệnh phô trương, thành tích để đi vào thực chất, lấy hiệu quả và sự hài lòng của người dân làm thước đo được đặt lên hàng đầu”.

Vậy để khắc phục bằng được bệnh phô trương, thành tích để đi vào thực chất Bộ GD-ĐT cần làm gì?

Trước tiên ngành giáo dục, các nhà trường không nên đề ra các tiêu chí thi đua thiếu hợp lý. Các chỉ tiêu thi đua phải được xây dựng trên cơ sở thực tế, đặc thù của từng bộ môn, từng lớp, từng trường, từng vùng miền… Đặc biệt, không nên đề ra các chỉ tiêu về chất lượng bộ môn phải đạt, học sinh giỏi trường, huyện, tỉnh, số lượng học sinh phải lên lớp, tỷ lệ tốt nghiệp là bao nhiêu… Chúng ta cần chấp nhận hằng năm có một số lượng học sinh lưu ban trong mỗi lớp và tỷ lệ tốt nghiệp thực chất hơn con số trên 90% tốt nghiệp THPT hiện nay.

Kế đến, cần tinh giảm các phong trào thi đua không cần thiết mang tính hình thức hiện nay như thi học sinh giỏi cấp THCS, giáo viên dạy giỏi, giáo viên chủ nhiệm giỏi, tổng phụ trách Đội giỏi, thi sáng tạo khoa học – kỹ thuật… tạo áp lực cho học sinh, thầy cô.

Bộ GD-ĐT cần thiết kế các kỳ kiểm tra đánh giá, thi với xu hướng gọn nhẹ hơn, chú trọng nhận xét sự tiến bộ của học sinh hơn là đánh giá dựa trên điểm số hiện nay.

Cuối cùng Bộ GD-ĐT cần có cơ chế chính sách trong việc đổi mới căn bản toàn diện nội dung chương trình giảng dạy để học sinh không phải học thêm, thầy cô không cần phải dạy thêm. Những trường hợp gian dối, báo cáo không trung thực phải được xử lý quyết liệt.

Khắc phục bệnh phô trương thành tích trong giáo dục là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm tăng cường nền nếp, kỷ cương, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.

Video đang HOT

Học trò nhắn tin, gọi điện xin điểm, thầy cô phải làm sao?

Tình trạng xin điểm, nâng điểm ở nhiều trường học vẫn xảy ra. Điều này đã làm sai lệch kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, đã làm mất công bằng trong giáo dục.

Chúng ta đang tranh luận khá sôi nổi về đề tài "Dạy thật- Học thật" trong giáo dục để tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục triệt để tình trạng trên nhằm trả lại sự trong sạch cần phải có cho ngành giáo dục.

Học trò nhắn tin, gọi điện xin điểm, thầy cô phải làm sao? - Hình 1

Mùa thi cũng là mùa nhiều người xin điểm (Ảnh minh họa VTV)

Góp phần làm cho tình trạng "học chưa thật" sinh sôi nảy nở trong giáo dục đầu tiên phải kể đến căn bệnh ngụy thành tích. Một căn bệnh được ví như ung nhọt, căn bệnh nan y trầm kha khó chữa mà điều đáng buồn, đáng lo ngại nhất là căn bệnh này đã ăn sâu, bén rễ vào một bộ phận con trẻ của chúng ta.

Cũng cần nói thêm rằng, chúng tôi chỉ nêu một vài trường hợp làm ví dụ, còn trong thực tế hiện có khá nhiều.

Cũng vì một số lý do nên xin được đổi tên nhân vật và không nêu tên trường học cụ thể.

Thông qua bài viết, chúng tôi sẽ cho bạn đọc biết thêm một góc nhìn khác về "Học thật" của một số học sinh hiện nay.

Xưa, cha mẹ xin điểm

Chuyện xin điểm cho học sinh đã có từ rất lâu trong giáo dục. Có vô vàn lý do để người ta muốn thay đổi kết quả học tập.

Xin điểm để được lên lớp, xin điểm để đạt được học sinh khá, giỏi, xin để lấy cơ sở xét tuyển vào các trường mong muốn, xin điểm để có điểm cao lợi thế vào xét tuyển tốt nghiệp, xét tuyển vào các ngành nghề...

Hay chỉ đơn giản, xin điểm vì thấy tội con chỉ tiếu có 0.1 mà rớt học sinh giỏi.

Tuy nhiên, phần đông là chính phụ huynh làm việc này, cũng đã có một số thầy cô giáo vì những mối quan hệ đã đứng ra xin điểm cho học sinh.

Thế nhưng hiện nay, tình trạng xin điểm vẫn diễn ra nhưng người đi xin không còn là phụ huynh hay một số giáo viên mà chính những em học sinh tự đi xin điểm cho mình.

Hiện nay, học sinh trực tiếp đi xin điểm

Một đồng nghiệp của chúng tôi dạy tại một trường trung học cơ sở than rằng, mấy hôm nay đau đầu vì những tin nhắn, những cuộc gọi xin điểm của học sinh.

Chỉ trả lời, giải thích vì sao không thể cho điểm cũng khiến cho bản thân thấy bực mình và thất vọng.

Ai đời học trò thời nay mà dám công khai đặt vấn đề xin điểm thẳng với giáo viên, khi không được đáp ứng, còn trả treo với thầy cô giáo của mình.

Thầy giáo Mạnh cho biết: Có em xin điểm chỉ đơn giản là sợ điểm thấp bị ba, mẹ la nên sợ.

Khi hỏi rốt cuộc, có đáp ứng nguyện vọng của chúng nó không, thầy Mạnh cho biết mình cương quyết không cho điểm và nói rằng: giờ học của thầy, con toàn nằm ngủ hoặc đem sách vở môn khác ra học, giờ xin điểm làm gì nữa? Nó thật sự quan trọng với con thì con đã học rồi.

Cậu học sinh ấy sau hồi năn nỉ thầy không được, đã buông lời rằng môn học của thầy chỉ là môn phụ, làm gì mà kinh thế?

Khác với cậu học sinh lớp 8 tên Trung, cô bé Lan học sinh lớp 9 lại có cách xin điểm độc đáo hơn. Lan đã nhờ chị gái kết nối với con gái của cô giáo dạy Sử của mình nhờ xin điểm từ 6.4 lên 6.5 để đạt học sinh giỏi.

Lan nói, chỉ vì thiếu 0.1 mà tuột danh hiệu học sinh giỏi sẽ bị mẹ la mắng nên quyết định đi xin điểm.

Cho điểm có là nhân đạo với các em?

Một số giáo viên đã cương quyết nói không với tình trạng xin điểm. Tuy nhiên, vẫn có những thầy cô lại nói rằng, nếu thiếu điểm nhiều thì cương quyết không cho điểm, nhưng với những em chỉ thiếu 0.1 mà không cho các em thêm điểm sẽ rất tội.

Có người còn khẳng định, cho điểm trong những trường hợp này là nhân đạo với học sinh. Tuy nhiên lại không nghĩ rằng, vì cách nâng khống điểm dù chỉ 0.1 thì những em học hành làng nhàng nhờ xin điểmlại có kết quả tốt hơn những học sinh học bằng năng lực, bằng sự nỗ lực thật sự của bản thân.

Và, vì những suy nghĩ như thế này nên tình trạng xin điểm, nâng điểm vào cuối mỗi học kỳ hay cuối năm vẫn luôn xảy ra. Điều này đã làm sai lệch kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, đã làm mất công bằng trong giáo dục.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện câu chuyện, góc nhìn của tác giả.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hot lại đám cưới xa hoa tại lâu đài Thành Thắng - Ninh Bình: Riêng tiền hoa tươi đã ngốn 15 tỷ
16:40:38 18/11/2024
Hồng Loan đột ngột chia sẻ chuyện tang sự của gia đình
19:21:08 18/11/2024
Sốc với thu nhập của Lý Tử Thất
16:22:30 18/11/2024
Bán 3 tài khoản ngân hàng được 9 triệu, cả gia đình bị phạt gấp 14 lần
19:31:52 18/11/2024
Bức ảnh ê chề nhất cuộc đời Phạm Băng Băng
16:00:45 18/11/2024
Huỳnh Hiểu Minh gặp khủng hoảng sự nghiệp nghiêm trọng
15:57:09 18/11/2024
Chuyện cô giáo ở TP.HCM trả lại phong bì 50 ngàn đồng: Muốn tỏ rõ thành ý với giáo viên, 3 câu sau còn hiệu quả hơn tặng quà
18:30:43 18/11/2024
Hoa hậu Thanh Thủy vừa đáp xuống sân bay đã dính cả rổ meme, thay đổi thái độ trong tích tắc vì 1 câu hỏi
16:18:44 18/11/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Ngọc Khuê, Lê Việt Anh 'cháy' với đêm nhạc tôn vinh văn hóa dân tộc

Nhạc việt

21:45:07 18/11/2024
Chương trình biểu diễn nghệ thuật Đại lộ diễn ra tối 16.11 tại Hà Nội, thu hút sự chú ý của hàng ngàn khán giả với loạt tiết mục đặc sắc của dàn nghệ sĩ: NSƯT Thùy Anh, ca sĩ Ngọc Khuê, Lê Việt Anh,...

Khi Israel thăm dò ông Trump

Thế giới

21:42:52 18/11/2024
Trên danh nghĩa, đây chỉ là đề xuất cá nhân nhưng cũng báo hiệu mức độ đối địch giữa Tel Aviv và Tehran sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.

Nhan sắc đời thường của tomboy gây chú ý trong phim Việt giờ vàng

Hậu trường phim

21:39:02 18/11/2024
Khác với hình ảnh tomboy cá tính trong phim Tuổi trẻ giá bao nhiêu , Lương Ánh Ngọc sở hữu vẻ ngọt ngào, xinh đẹp trong cuộc sống đời thường.

Phát hiện thú vị từ xác ướp mèo răng kiếm Kỷ băng hà

Lạ vui

21:33:59 18/11/2024
Xác ướp đóng băng của một con mèo răng kiếm 35.000 năm tuổi đã được nghiên cứu lần đầu tiên trong lịch sử, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports hôm 14.11.

Lập nhóm kinh doanh giả trên sàn thương mại điện tử để mua bán thuốc lá lậu xuyên quốc gia

Pháp luật

21:30:12 18/11/2024
Để tránh sự phát hiện, các đối tượng tạo tài khoản, cửa hàng kinh doanh giả ngụy trang trên trang thương mại điện tử Lazada hoặc trên sàn giao dịch điện tử Bambooship để tạo các đơn vận chuyển với nội dung giả là sản phẩm linh kiện điện...

Xôn xao gương mặt hốc hác của "người hùng" U23 Việt Nam, nhan sắc xuống cấp rõ rệt

Sao thể thao

21:12:13 18/11/2024
Mùa giải V.League 2024/2025 đang diễn ra sôi nổi, tại vòng 8 V.League CLB TP.HCM tiếp đón CLB CAHN. Trong trận đấu này sự xuất hiện của hậu vệ Vũ Văn Thanh đã khiến dân tình phải xôn xao

Thảo Trang đón sinh nhật đáng nhớ cùng dàn "Chị đẹp"

Sao việt

21:08:26 18/11/2024
Tối cuối tuần nhưng mọi người đều có mặt đông đủ, riêng các Chị đẹp Mỹ Linh, Thu Phương, Phương Thanh, DJ Mie bận lịch diễn nhưng vẫn gửi hoa và quà để chúc mừng sinh nhật của Thảo Trang.

Lọ Lem - con gái Quyền Linh: Tuổi 18 lột xác gợi cảm, không ngại mặc hở

Phong cách sao

20:55:05 18/11/2024
Bên cạnh những lời khen ngợi về nhan sắc và vóc dáng, Lọ Lem cũng nhận được nhiều đánh giá tích cực về phong cách ăn mặc.

Tự nguyện donate hơn 2 tỷ cho nữ streamer để xin gặp gỡ, sau khi thấy "người trong mộng", người đàn ông quyết định gọi cảnh sát

Netizen

20:54:10 18/11/2024
Người đàn ông tên Dương, sống ở Giang Tô (Trung Quốc) thường xuyên xem livestream khi rảnh rỗi. Với anh, đây là hoạt động giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng.

Diddy bị tố vi phạm quy định trong trại giam, tìm cách thao túng nhân chứng

Sao âu mỹ

20:11:12 18/11/2024
Truyền thông Mỹ đưa tin, ông trùm nhạc rap Diddy vướng cáo buộc vi phạm nhiều quy định trong trại giam, lên kế hoạch tác động tâm lý các nạn nhân với mong muốn thay đổi kết quả vụ án.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

Sức khỏe

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.