Góc khuất của ngành công nghệ bán dẫn Trung Quốc
Trung Quốc rót tiền vào ngành công nghệ bán dẫn nhằm chạy đua với Mỹ, nhưng chưa đầy một năm, 6 dự án lớn của nước này đã phá sản.
“Nếu không có chất bán dẫn, Trung Quốc không thể trở thành một cường quốc công nghệ. Các doanh nghiệp lớn nhất nước này cũng không thể tự duy trì nếu không có năng lực nghiên cứu, phát triển và sản xuất linh kiện bán dẫn”, CNBC dẫn lời Dan Wang, chuyên gia phân tích của công ty nghiên cứu Gavekal Dragonomics có trụ sở tại Bắc Kinh.
Để bớt phụ thuộc vào phương Tây, Trung Quốc đã bắt đầu kế hoạch xây dựng các nhà máy sản xuất chất bán dẫn của riêng mình. Trong chiến lược “Make in China 2025″, chính quyền Bắc kinh đặt mục tiêu tự sản xuất 40% nhu cầu sản phẩm bán dẫn trong nước vào năm 2020 và nâng lên 70% vào năm 2025.
Tuy nhiên, mọi thứ đang không như kỳ vọng. Trong một năm, liên tiếp sáu dự án bán dẫn quy mô hàng chục tỷ nhân dân tệ tại năm tỉnh: Giang Tô, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, Quý Châu và Thiểm Tây lần lượt đóng cửa. Ngành công nghệ bán dẫn của Trung Quốc đang đối mặt với nhiều thách thức nội tại, chứ không chỉ là những cấm vận gia tăng từ phía Mỹ.
Cỏ dại mọc hai bên đường vào nhà máy Dekama ở Nam Kinh. Ảnh: Pan Ye.
Theo Newsweek, ngành công nghệ bán dẫn có những đặc thù riêng với những khoản đầu tư lớn, chu kỳ dài và rủi ro cao. Trung Quốc bắt đầu khá muộn nhưng lại muốn nhanh chóng thu hẹp khoảng cách. Điều này dẫn đến một hệ quả không thể tránh khỏi là không kiểm soát được phương hướng phát triển. Cộng thêm nền tảng yếu kém, các dự án này buộc phải “đắp chiếu” sau vài năm khởi động sôi nổi.
Một ngày đầu thu, Liao Wang, phóng viên của Newsweek tìm đến nhà máy bán dẫn Dekama tại Khu phát triển kinh tế và công nghệ Nam Kinh. Trong xưởng, cỏ dại mọc um tùm, những chỗ khác đang trong quá trình xây dựng dở dang. Theo kế hoạch, nhà máy tiềm năng này được đầu tư 3 tỷ USD nhưng giờ thành một dự án nhỏ “nửa vời” với các khoản nợ lương, thanh toán kỹ thuật và các khoản vay.
Dekama Nam Kinh được thành lập vào tháng 12/2015, dự kiến sản xuất chip quản lý nguồn, chip hệ thống cơ điện vi mô… Giai đoạn đầu tư ban đầu khoảng 2,5 tỷ nhân dân tệ nhưng vốn thực tế lại ít hơn rất nhiều – 250 triệu nhân dân tệ. Sau đó, do điều kiện cổ đông thay đổi, đơn vị khác tiếp quản dự án và tìm mọi cách để kêu gọi đầu tư. Tuy nhiên 2,5 tỷ nhân dân tệ là số vốn quá lớn và những điều kiện hợp tác phức tạp liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ khiến dự án vẫn chưa thể tìm được nhà đầu tư thích hợp.
Li Ruiwei, người đại diện theo pháp luật của Dekema Nam Kinh, giờ đây gần như không thể kêu gọi đầu tư. Người này đã nhiều lần phớt lờ lệnh triệu tập của toà án, bị hạn chế tiêu dùng ở mức độ cao và hạn chế xuất cảnh.
Cách đó gần 200 km về phía Tây, tại Khu công nghệ cao Thành Đô, Tứ Xuyên, nhà máy sản xuất vi mạch GlobalFoundries cũng đã ngừng hoạt động. Nhà máy với quy mô lớn này vẫn được bảo vệ túc trực bên ngoài nhưng bên trong không có người. Công ty được thành lập năm 2017 bởi GlobalFoundries, Mỹ. Vốn đầu tư theo kế hoạch là hơn 9 tỷ USD. Khi đó, đây là “cơ sở sản xuất lớn nhất và có công nghệ tiên tiến nhất thế giới”.
Mặc dù chưa rơi vào cảnh hoang phế như GlobalFoundries, Ban điều hành của công ty TNHH Công nghệ bán dẫn Kuntong ở Thiểm Tây đã từ chức. Công ty đang gặp khó khăn nghiêm trọng, dù từng được kỳ vọng là ngôi sao sáng của thành phố.
Video đang HOT
Tại Hoài An, Giang Tô, dự án trọng điểm địa phương là Dehuai Semiconductor Co., Ltd. lại không thể khởi công. Khi mới thành lập năm 2016, công ty này lên kế hoạch tổng vốn đầu tư là 45 tỷ nhân dân tệ. Năm 2018, dự án bán dẫn Dehuai giai đoạn một chính thức đi vào sản xuất. Cuối năm 2019, nhân viên bắt đầu phải liên hệ cơ quan chính quyền để nhờ đòi lương từ công ty. Công ty hiện trong giai đoạn “lưng chừng”, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đang thành lập các nhóm công tác liên quan với mong muốn hồi sinh dự án.
Tại quận Tân An, Quý Châu, “doanh nghiệp ngôi sao” trong quá khứ là Guizhou Huaxintong Semiconductor Technology Co., Ltd. trong tình trạng phá sản và thanh lý. Vào năm 2016, hàng tỷ USD được chính quyền tỉnh Quý Châu và đối tác Qualcomm của Mỹ đầu tư với mục tiêu sản xuất các bộ xử lý máy chủ. Sau ba năm hoạt động không hiệu quả, công ty tuyên bố đóng cửa.
Tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Công ty TNHH Sản xuất chất bán dẫn Wuhan Hongxin, với tổng vốn đầu tư dự kiến là 128 tỷ nhân dân tệ, đang gặp khó khăn và đứng trước bờ vực phá sản. Tháng 12/2019, công ty đã tổ chức một buổi lễ hoành tráng đón chiếc máy cao cấp đầu tiên về nhà máy. Hiện nay, chiếc máy vẫn mới và chưa sử dụng đã được thế chấp cho ngân hàng.
Tòa nhà văn phòng của Huaxintong, Quý Châu không có người ra vào. Ảnh: Xiang Dingjie.
Trong một thời gian dài, triển vọng của ngành công nghệ bán dẫn đã khơi dậy quyết tâm đầu tư trên khắp Trung Quốc. Nhiều địa phương đều rót nhiều tiền vào các dự án, các doanh nghiệp lớn cũng đầu tư, nhưng không thể thu lời. Khi các dự án ngừng hoạt động, hàng nghìn kỹ sư tài năng bơ vơ trong khi một số nơi khác thì thiếu hụt nhân tài.
Mặc dù các địa phương đang nỗ lực hồi sinh các dự án, nội tại của ngành công nghệ bán dẫn tồn tại nhiều vấn đề phức tạp, khó xử lý.
Intel vừa đặt dấu chấm hết cho vị thế của công nghệ Mỹ
Vào ngày 24/7 vừa qua, CEO Intel Bob Swan đã công bố một quyết định gây sốc với nhiều người: Intel sẽ cân nhắc thuê gia công chip bên ngoài thay vì tự mình sản xuất tất cả chip đóng mác Intel như hàng chục năm qua.
"Trong trường hợp chúng tôi cần sử dụng công nghệ của người khác, chúng tôi vẫn sẵn sàng. Điều đó giúp Intel có thêm lựa chọn, sự linh hoạt. Như vậy, nếu không đạt được tiến độ với một tiến trình sản xuất mới, chúng tôi vẫn có thể có sản phẩm mới thay vì phải chờ đợi", ông Bob Swan nói trong một cuộc họp với cổ đông.
Dịch chuyển cán cân công nghệ bán dẫn
Quyết định này của Intel có thể sẽ khiến cán cân công nghệ bán dẫn dịch chuyển, theo nhận định của nhà phân tích Matt Ramsay thuộc Cowen & Co. Tuy là một phần rất quan trọng, thiết kế chip không phải quá trình cuối cùng để tạo nên sản phẩm là những vi xử lý hay chip đồ hoạ. Khâu sản xuất hay gia công là tối quan trọng để đảm bảo những con chip có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn, và dùng ít năng lượng hơn.
Vài năm nay, Intel đã không còn giữ vị trí số 1 trong sản xuất chip. TSMC, công ty bán dẫn tới từ Đài Loan hiện nay đã sản xuất chip trên tiến trình 5 nm, trong khi Intel đến nay vẫn loay hoay với tiến trình 10 nm. Ban đầu được đặt lịch vào năm 2017, đến nay dòng chip 10 nm của Intel mới chỉ sản xuất được số lượng nhỏ, và thế hệ chip 7 nm đã bị trì hoãn thêm 1 năm tới năm 2022.
Trong khi Intel chưa giải quyết được khâu sản xuất của mình, đối thủ lớn nhất của họ trong ngành chip máy tính là AMD đã dần rút gọn khoảng cách về sức mạnh xử lý khi tập trung vào thiết kế, và giao khâu sản xuất cho TSMC.
Thông tin về việc hoãn tiến trình mới khiến cho ông Bob Swan phải đối mặt với một loạt câu hỏi khó từ các nhà đầu tư. Những câu trả lời của ông cũng chẳng khá hơn là mấy, khi Intel không đưa ra được kế hoạch rõ ràng về việc thuê đối tác gia công.
Nhà máy sản xuất chip tiến trình 10 nm của Intel tại Haifa, Israel. Ảnh: PC GamesN.
Nếu cần thuê gia công ngoài, lựa chọn tốt nhất của Intel chính là TSMC. Tuy nhiên, chưa chắc hãng sản xuất Đài Loan đã hào hứng với đề xuất này, vì các khách hàng của họ hiện tại đều là những đối thủ của Intel. Ngoài ra, TSMC cũng khó đáp ứng được yêu cầu về sản lượng của Intel ngay lập tức, còn việc xây dựng thêm nhà máy lại tiềm ẩn rủi ro nếu như Intel ngừng hợp tác.
"Intel không thể hợp tác với TSMC ngay được, vì họ không thể đáp ứng sản lượng", nhà phân tích Stacy Rasgon của Bernstein nhận định.
Sau thông tin này, giá trị cổ phiếu của TSMC tăng mạnh. Trong phiên giao dịch ngày 27/7, cổ phiếu của TSMC đã tăng 10%. Phiên giao dịch cuối tuần qua cũng chứng kiến cổ phiếu AMD tăng tới 15%, trong khi cổ phiếu Intel mất giá 15%.
Dấu chấm hết của một kỷ nguyên
Việc Intel thừa nhận thất bại về quy trình sản xuất đã đánh dấu chấm hết cho một kỷ nguyên mà Mỹ luôn dẫn đầu về công nghệ bán dẫn. Điều này có thể ảnh hưởng tới cả nền công nghệ thế giới.
Trong suốt 30 năm qua, Intel luôn là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, kết hợp cả khả năng thiết kế chip lẫn công nghệ sản xuất hàng đầu. Công ty này đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm cho nghiên cứu phát triển, nhằm giữ vị thế số một trong ngành bán dẫn.
Intel cũng là công ty sản xuất chip cuối cùng của Mỹ vẫn còn vận hành những nhà máy ở nội địa. Hầu hết công ty khác đã đóng cửa hoặc bán các nhà máy ở Mỹ, chuyển sang nước ngoài hoặc thuê gia công bên ngoài. Do vậy, việc Intel thừa nhận khó có thể tiếp tục sẽ là một gáo nước lạnh vào ngành bán dẫn Mỹ.
"Chúng tôi thấy việc không đạt được mục tiêu sản phẩm là một thất bại to lớn của một công ty từng được biết đến với khả năng sản xuất gần như không lỗi. Đây cũng có thể là dấu chấm hết cho sự thống trị của Intel", Chris Caso, nhà phân tích tại Raymond James nhận định.
CEO Intel Bob Swan. Ảnh: Bloomberg.
Ông Bob Swan cho rằng con chip được sản xuất ở đâu không quá quan trọng. Tuy nhiên, quan điểm này có thể hứng chịu sự chỉ trích khi Trung Quốc đang đẩy mạnh sản xuất chip trong nước, và nhiều nhà chính trị Mỹ cũng cho rằng không thể để các bí mật công nghệ bị chuyển sang nước ngoài. Không chỉ xuất hiện trên máy tính cá nhân, những con chip Xeon của Intel được sử dụng trên máy tính, trung tâm dữ liệu của nhiều dự án điện nguyên tử, trên máy bay và phi cơ.
Vào tháng 6, một dự luật được trình lên Quốc hội Mỹ kêu gọi đầu tư 25 tỷ USD để thúc đẩy ngày sản xuất bán dẫn. John Cornyn, thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy công nghệ Mỹ đang mong manh như thế nào.
"Với khẳng định mới nhất từ Intel, chúng tôi tin rằng công ty này gần như không còn cơ hội bắt kịp hoặc vượt qua TSMC trong ít nhất 5 năm nữa, nếu không muốn nói là còn lâu hơn", nhà phân tích Chris Rolland của Susquehanna nhận định. Ông Rolland cũng cho rằng Intel nên bán các nhà máy gia công chip của mình cho TSMC, dù đó là việc khó xảy ra.
Gia công từng là thế mạnh của Intel trong nhiều năm. Với sản lượng lớn nhất thế giới, Intel có thể dễ dàng thu hút những kỹ sư và các nhà khoa học giỏi nhất. Quy mô sản xuất lớn cũng giúp giảm chi phí, mang lại lợi thế cạnh tranh cho Intel.
Tuy nhiên, smartphone xuất hiện và thống trị về số lượng trong hơn 10 năm qua đã khiến ngành bán dẫn thay đổi. Intel từng tham gia cuộc đua này, nhưng những nỗ lực nửa vời của họ là không đủ. Intel giờ đây không còn chỗ đứng trên ngành công nghiệp với hàng trăm triệu sản phẩm mỗi năm. Qualcomm hay Apple là những tên tuổi thiết kế chip nổi bật nhất, và TSMC chiếm phần lớn thị phần gia công.
Sự thừa nhận thất bại của Intel đồng nghĩa sẽ khó có công ty khác bắt kịp TSMC về công nghệ bán dẫn trong nhiều năm tới.
Mỗi năm, công ty Đài Loan sản xuất tới hơn 1 tỷ con chip, so với vài trăm triệu của Intel. Giống như Intel trước đây, quy mô sản xuất giúp TSMC có được lợi thế về mặt công nghệ và cuối cùng vượt qua Intel ở tiến trình sản xuất.
CEO Intel Bob Swan cho rằng công nghệ của họ vẫn đang dẫn đầu, nhưng việc gia công sẽ khiến cho một trong những pháo đài của ngành công nghiệp Mỹ sụp đổ.
"Bằng cách gia công những công nghệ mới nhất ở TSMC, Intel sẽ từ bỏ lợi thế cạnh tranh lớn nhất của họ trong 50 năm qua", nhà phân tích Chris Caso nhận xét.
Chạy đua phát triển mạng 6G Nhiều hãng đang tăng tốc phát triển công nghệ nhằm chiếm thế tiên phong trong việc xác định các tiêu chuẩn của mạng 6G. Công nhân lắp đặt BTS ở Mỹ Trong lúc mạng 5G chưa kịp phủ sóng rộng rãi trên thế giới, các hãng công nghệ đã bắt đầu chạy đua phát triển mạng di động thế hệ thứ 6 (còn...