Góc hồi tưởng: Nokia 9000 bá đạo nhận fax và duyệt web từ 24 năm trước
Trong lịch sử kéo dài vài thập kỷ, Nokia từng nổi tiếng với một mẫu điện thoại có thể truy cập vào Internet và nhận fax như một chiếc smartphone – Nokia 9900 Communicator.
Hãy tưởng tượng bạn đang trở về những năm 1996, thời điểm thứ “Internet” mới mẻ chỉ mới bắt đầu bước vào cuộc sống, cho phép mọi người gửi e-mail và khám phá “World Wide Web” từ máy tính. Trong khi đó, Nokia đã sản xuất ra một chiếc điện thoại có khả năng duyệt web và nhận được fax, làm “khuynh đảo” nhiều thế hệ trẻ. Đó là Nokia 9900 Communicator ( Nokia 9000) – được coi là thiết bị “tiền thân” của smartphone hiện nay.
Nokia 9000 Communicator – “siêu phẩm một thời”
Tất nhiên, hồi đó thiết bị này không được gọi là “điện thoại thông minh”, thay vào đó, nó được mô tả như một “máy tính cầm tay” (palmtop PC). Tuy nhiên, chiếc máy này cũng không hẳn là một chiếc PC “bỏ túi”, bởi lẽ nó khá lớn, có khối lượng gần 400g.
Khi ra mắt, chiếc “smartphone” này có giá bán “cắt cổ”: 800 USD tại Mỹ, 1000 bảng tại thị trường Anh. Nếu quy đổi sang mệnh giá hiện nay, số tiền này có thể lên tới 1.250 USD, cao hơn nhiều flagship thời nay.
Thiết kế như một chiếc “cục gạch” tiêu chuẩn của Nokia 9000
Video đang HOT
Thoạt nhìn, chiếc máy này trông như một điện thoại “cục gạch” tiêu chuẩn với thiết kế màu xám đen, các nút bấm to, và một màn hình LCD trắng đen với độ phân giải 640 x 200 pixels nhỏ như con tem. Điểm độc đáo của chiếc điện thoại này nằm ở cạnh bên, khi người dùng có thể mở ra một bàn phím chuẩn QWERTY với màn hình kích thước lớn hơn.
Nokia 9000 chạy hệ điều hành dựa trên DOS Intel 386, CPU này được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1985. Mặc dù đã hơn một thập kỷ vào thời điểm Communicator xuất hiện, nhưng việc sản phẩm này có khả năng hoạt động ở tốc độ 24 MHz vẫn khá ấn tượng.
Điều thú vị của thiết bị là cấu trúc màn hình và bàn phím bên trong hoạt động của nó khá tách biệt với phần điện thoại bên ngoài. Bạn có thể bật và tắt nguồn điện thoại mà không ảnh hưởng đến nửa “PC” còn lại. Ngoài ra bạn cũng có thể đồng bộ danh bạ và lịch giữa điện thoại và máy tính thông qua các cổng kết nối tương ứng.
Nokia 9000 Communicator với các tính năng cơ bản như smartphone thời nay
Một điểm lý thú khác đó là dù được ra đời từ khá lâu, nhưng Nokia 9000 Communicator đã sở hữu sẵn một vài ứng dụng tương tự smartphone như khả năng duyệt web và nhận fax. Bạn cũng có thể nhận e-mail ngay cả khi không có mặt tại văn phòng thông qua chiếc Nokia 9000 đang cầm trên tay.
Sản phẩm này nổi tiếng hơn khi được nam diễn viên Val Kilmer sử dụng trong bộ phim The Saint, cũng như các diễn viên Anthony Hopkins và Chris Rock sử dụng trong bộ phim Bad Company.
Một vài năm sau, nhà sản xuất Phần Lan này đã ra mắt Nokia 9110 Communicator với nhiều cải tiến so với phiên bản tiền nhiệm. Thiết bị có khối lượng nhẹ hơn nhiều, ở mức “chỉ” 253g và ăng ten bên ngoài có thể được gấp gọn vào thân máy. Điều tuyệt vời hơn nữa là CPU đã được nâng cấp lên CPU 486 do AMD sản xuất, chạy ở tốc độ 33 MHz.
Nếu là bạn, liệu bạn có mong muốn chiếc điện thoại này của Nokia được hồi sinh?
Huawei: Kẻ xui xẻo trở thành "Nokia thời hiện đại"
Theo TheElec, Huawei đang có kế hoạch sản xuất khoảng 50 triệu smartphone vào năm 2021.
Huawei đã chia sẻ mục tiêu năm 2021 nói trên với các nhà thầu phụ Hàn Quốc. Điều này có nghĩa doanh số bán hàng smartphone của Huawei chỉ tương đương 21% và 26% tương ứng những gì đã đạt được vào năm 2019 (240 triệu chiếc) và 2020 (190 triệu chiếc).
Mục tiêu giảm đơn hàng của Huawei phần lớn vì các lệnh trừng phạt của Mỹ mới đây làm cản trở khả năng đảm bảo nguồn cung linh kiện cho Huawei. Công ty Trung Quốc bị cấm mua chất bán dẫn sử dụng trong smartphone và máy tính xách tay bắt đầu từ ngày 15/9. Công ty có thể sử dụng chip từ hàng tồn kho của mình nhưng sẽ không thể sử dụng chip mới nhất mà các đối thủ nhận được.
Điều đó gợi nhớ những gì đã xảy ra với Nokia trong quá khứ. Thương hiệu Phần Lan từng có vị trí vững chắc trên thị trường điện thoại nhưng những bước đi sai lầm khi đặt toàn bộ niềm tin vào Windows Mobile và sau đó là Windows Phone đã khiến hãng mất dần chỗ đứng trên thị trường, nơi smartphone iOS và đặc biệt là Android bùng lên mạnh mẽ. Sự khác biệt ở đây là Huawei đang đi đúng hướng, nhưng các bất đồng chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đã khiến họ trở thành nạn nhân bất đắc dĩ, hứng chịu mọi khó khăn bủa vây kể từ khi bị liệt vào Danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ.
Sự sa sút của Huawei là cơ hội để những công ty như Samsung hay Apple hưởng lợi, đặc biệt ở các thị trường như Trung Quốc và châu Âu. Trong tổng doanh thu 858,8 tỷ nhân dân tệ mà Huawei đạt được vào năm ngoái có đến 506,7 tỷ nhân dân tệ (59%) đến từ Trung Quốc, và 206 tỷ nhân dân tệ (24%) đến từ châu Âu. Huawei đã ra mắt smartphone hàng đầu của mình đầu tiên ở châu Âu và đang nhắm đến việc mở rộng sự hiện diện ở đó.
Với Samsung và Apple, họ đang nhắm đến việc mở rộng thị phần của mình ở châu Âu vào năm tới bằng cách khai thác chỗ trống mà Huawei để lại. Đáng chú ý nhất là Samsung, công ty sẽ tiếp tục đảm bảo vị trí vững chắc của mình trên thị trường smartphone tưởng chừng sẽ bị Huawei đánh bật trước đó, bất chấp doanh số bán hàng smartphone của Samsung đang sụt giảm trong năm nay.
Theo kế hoạch của mình, Samsung đang đặt mục tiêu xuất xưởng 300 triệu smartphone vào năm 2021 - một con số rất lớn khi nhìn vào việc công ty chỉ bán ra khoảng 240-260 triệu smartphone trong năm nay, trong khi năm ngoái bán ra đến 295 triệu smartphone.
Không chỉ châu Âu, Samsung cũng đang muốn tận dụng lợi thế xung đột từ tranh chấp lãnh thổ giữa Ấn Độ và Trung Quốc để hướng đến việc phát triển mạnh mẽ thị phần tại Ấn Độ trong năm tới khi người tiêu dùng Ấn Độ muốn quay lưng lại các thương hiệu Trung Quốc như Xiaomi, OPPO hay Vivo.
Tuy nhiên, để lấy được vị trí ở Trung Quốc là rất khó cho Samsung - nơi họ chỉ có chưa đến 1% thị phần và rất khó phục hồi lại thời kỳ đỉnh cao. Bởi lẽ, khoảng trống mà Huawei để lại ở Trung Quốc có thể sẽ mang lại lợi ích nhiều nhất cho Xiaomi - công ty smartphone lớn thứ 3 ở châu Âu trong quý 2 (vượt Huawei) như dữ liệu từ hãng nghiên cứu Canalys. Xiaomi chiếm 17% thị phần với doanh số bán hàng tăng 65% so với cùng quý năm 2019. Samsung vẫn là nhà sản xuất smartphone lớn nhất ở châu Âu trong quý 2 với 30%, tiếp theo là Apple với 21% thị phần.
Nokia 3.4 giá bình dân đã lộ diện Dựa vào những hình ảnh cho thấy Nokia 3.4 sẽ là một cải tiến lớn về mặt thiết kế so với tiền nhiệm của nó. HMD Global đã cải thiện mạnh mẽ ngôn ngữ thiết kế smartphone của mình trong những tháng gần đây và hình ảnh kết xuất Nokia 3.4 cho thấy rằng nó sẽ sớm được áp dụng cho hầu hết...