Gỡ rào cản liên thông cao đẳng lên đại học
Mặc dù đã có quy định về liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng (CĐ) với trình độ đại học (ĐH) theo Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg song trên thực tế, nhiều người có nhu cầu học liên thông từ CĐ lên ĐH vẫn đang loay hoay tìm lối đi.
Ảnh minh họa.
“Vá” lỗ hổng chính sách
Cuối tuần qua, Khoa Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa ký thỏa thuận hợp tác với 3 trường CĐ thực hiện thí điểm đào tạo chương trình theo tiêu chuẩn Úc, Đức. Đây là tín hiệu vui cho người học khi nối tiếp với bậc CĐ, người học có thêm một sự lựa chọn để nâng cao kiến thức, tay nghề ở bậc học cao hơn.
Theo ông Lê Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội, đây là bước đi thí điểm mô hình liên thông trong đào tạo giữa các cơ sở giáo dục ĐH, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp, qua đó các học viên CĐ có kỹ năng nghề, trình độ ngoại ngữ có thể liên thông lên các bậc đào tạo kỹ sư, cử nhân, góp phần xây dựng xã hội học tập, tổ chức học tập đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời.
Về phía Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết, nhu cầu phát triển nền kinh tế số trong xu thế cách mạng 4.0 đòi hỏi sự thích ứng nhanh của nguồn nhân lực được trang bị kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và công nghệ. Việc đẩy mạnh liên kết GDNN và giáo dục ĐH có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu thị trường lao động.
Trên thực tế, đào tạo liên thông giữa trình độ trung cấp, trình độ CĐ với trình độ ĐH hiện có 2 hình thức là chính quy và hình thức vừa học vừa làm. Tuy nhiên khó khăn là không phải trường ĐH nào cũng công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối lượng, kiến thức, kỹ năng đã tích lũy của người học đã tốt nghiệp bậc CĐ, trung cấp. Một trong những nguyên nhân được các chuyên gia chỉ ra là do các chính sách kiểm định, đảm bảo chất lượng không thống nhất trong toàn hệ thống nên việc công nhận kết quả đào tạo phụ thuộc từng trường ĐH.
Bên cạnh đó, TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp cho rằng, việc thiết kế hệ thống không đồng bộ về dòng chảy của người tốt nghiệp THCS, GDNN để học các chương trình sau trung học không rõ ràng, lẫn lộn các chương trình hàn lâm với chương trình định hướng ứng dụng khiến người học lúng túng. Niềm tin của người học và xã hội đối với chính sách đào tạo liên thông đang bị lung lay bởi một số trường nới lỏng các chuẩn mực tuyển sinh, thiết kế các khóa học bắc cầu, hạ thấp tiêu chuẩn đánh giá trong quá trình đào tạo dẫn đến chất lượng đào tạo xuống thấp. Về phía người học, nếu chỉ nhắm đến văn bằng mà không hướng đến trình độ hoặc năng lực nghề nghiệp sẽ dễ dàng chấp nhận, đồng thuận với việc buông lỏng chất lượng.
Từ thực tế tổ chức thực hiện chính sách đào tạo liên thông hiện nay, ông Vinh cho rằng sau một số năm đào tạo thí điểm, chúng ta cần có đánh giá nghiên cứu chất lượng và hiệu quả của chính sách, cơ chế. Đây là một lỗ hổng khá lớn của làm chính sách pháp luật giáo dục.
Video đang HOT
Bất cập thi đầu vào
Quyết định số 18/2017/QĐ-TTg nêu 3 hình thức tuyển sinh liên thông giữa trình độ trung cấp, CĐ với trình độ ĐH. Bao gồm thi tuyển hoặc xét tuyển hoặc kết hợp thi tuyển với xét tuyển do thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH quyết định; dự tuyển sinh cùng với thí sinh tốt nghiệp THPT ở kỳ tuyển sinh vào ĐH hàng năm của cơ sở giáo dục ĐH; dự thi tuyển sinh liên thông riêng do cơ sở giáo dục ĐH tự đề ra và tổ chức thi tuyển.
Phân tích từ TS Hoàng Ngọc Vinh cho thấy, sinh viên học liên thông đều phải qua một kỳ thi đầu vào và học chung với những lớp học của các sinh viên ĐH vốn có năng lực học tập hơn hẳn lại cùng tiến độ học tập thì hoàn toàn không hợp lý về nguyên tắc sư phạm. Theo ông Vinh, với mỗi nhóm đối tượng khác nhau cần có chiến lược, phương pháp, tiến độ dạy học khác nhau thì mới thành công.
Phải phân cấp triệt để cho các cơ sở giáo dục ĐH và GDNN trong việc ký kết các thỏa thuận về liên thông để mỗi sự thay đổi chương trình của ĐH sẽ được phản ánh sự thay đổi chương trình ở cơ sở GDNN tham gia thỏa thuận, cam kết chất lượng và công nhận lẫn nhau cũng như trách nhiệm giải trình về chất lượng.
Đối với việc thi đầu vào, TS Vinh kiến nghị cần nghiên cứu, có lý giải khoa học về việc thi chung kỳ thi tốt nghiệp THPT hoặc loại bỏ, thay vào đó là hệ thống kiểm soát chất lượng ngặt nghèo hơn nhằm bảo vệ lợi ích của người học.
Quy định tuyển thẳng, xét tuyển học sinh dân tộc thiểu số vào dự bị đại học
Theo dự thảo, phương thức tuyển sinh vào học dự bị đại học (DBĐH) bằng hình thức tuyển thẳng và xét tuyển.
Ảnh minh họa
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân với dự thảo Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh, bồi dưỡng dự bị đại học; xét chuyển vào học trình độ đại học, trình độ cao đẳng ngành giáo dục mầm non đối với học sinh dự bị đại học.
Theo dự thảo, phương thức tuyển sinh vào học dự bị đại học (DBĐH) bằng hình thức tuyển thẳng và xét tuyển.
Đối tượng được tuyển thẳng:
Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người đã tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người; thí sinh cử tuyển theo quy định tại Nghị định số 141/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số.
Đối tượng được xét tuyển:
Thí sinh là người dân tộc thiểu số thường trú từ 18 tháng liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh) tại các xã thuộc khu vực 1 (KV1) quy định tại "Quy chế tuyển sinh trình độ đại học; tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non" do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; có cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ thường trú tại khu vực này.
Trường DBĐH được tuyển không quá 5% tổng số chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm thí sinh là người dân tộc Kinh thường trú từ 36 tháng liên tục trở lên (tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký tuyển sinh) tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của cấp có thẩm quyền; có cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ thường trú tại vùng này.
Mỗi học sinh chỉ được học 1 lần DBĐH; các đối tượng đang học hoặc đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng không được xét tuyển vào DBĐH.
Điều kiện xét tuyển
Trường DBĐH sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm xét tuyển hoặc kết quả học tập THPT ghi trong học bạ để xét tuyển.
- Điều kiện xét tuyển đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm xét tuyển như sau:
Tốt nghiệp THPT; tổng điểm 3 bài thi/môn thi (không tính điểm ưu tiên) của tổ hợp xét tuyển đạt từ 12 điểm trở lên và mỗi bài thi/môn thi trong tổ hợp xét tuyển đạt trên 1 điểm theo thang điểm 10; xếp loại rèn luyện (hạnh kiểm) 3 năm học THPT đạt từ mức Khá trở lên.
- Điều kiện xét tuyển đối với thí sinh sử dụng kết quả học tập THPT:
Tốt nghiệp THPT; kết quả xếp loại học tập từ mức Đạt (Trung bình) trở lên và kết quả xếp loại rèn luyện (hạnh kiểm) từ mức Khá trở lên trong 3 năm học THPT; điểm trung bình cộng của 3 môn theo tổ hợp xét tuyển của năm học lớp 12 từ 6 trở lên.
Hàng năm, trường DBĐH căn cứ các quy định của Quy chế này, căn cứ các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học gồm đội ngũ giáo viên, nhân viên, cơ sở vật chất để xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, kế hoạch tuyển sinh trình Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Kế hoạch tuyển sinh gồm các nội dung chính sau:
- Đối tượng và phương thức tuyển sinh.
- Các tổ hợp môn xét tuyển.
- Phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh cho phương thức xét tuyển sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT và phương thức xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT.
- Thời gian thu hồ sơ đăng ký tuyển sinh, công bố kết quả tuyển sinh.
- Tổ chức công tác tuyển sinh.
Điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học: Thí sinh cần lưu ý điều gì? Ngày 21/8, thông tin từ Bộ GDĐT cho biết, Bộ vừa có công văn gửi các cơ sở giáo dục đại học, các trường cao đẳng tuyển sinh ngành Giáo dục Mầm non và các sở GD&ĐT về việc tiếp tục triển khai công tác tuyển sinh trình độ đại học; trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2021. Thực...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thảm đỏ hot nhất hôm nay: Lưu Diệc Phi "thua đau đớn" trước cam thường, suýt vồ ếch và đụng mặt "tình tin đồn"
Sao châu á
23:39:09 27/04/2025
'Lật mặt 8': Lý Hải đang kẹt ở vùng an toàn?
Phim việt
23:33:39 27/04/2025
Bức hình 2 sao Việt tổng duyệt diễu binh khiến hàng triệu người nghẹn ngào, "hòa bình đẹp lắm" là đây chứ đâu!
Hậu trường phim
23:31:14 27/04/2025
Nghệ sĩ Trang Bích Liễu tiết lộ cuộc sống tuổi 79, bật khóc nhắc về chồng
Sao việt
23:25:32 27/04/2025
Kim Huyền: Tổn thương khi bị nói 'xấu như nhỏ này sao làm diễn viên'
Tv show
23:23:26 27/04/2025
Tài tử Richard Gere tiết lộ cuộc sống bên vợ kém 34 tuổi
Sao âu mỹ
23:21:39 27/04/2025
3 nam ca sĩ cùng tên đệm nức tiếng gốc Huế, có người 60 tuổi vẫn độc thân
Nhạc việt
22:32:02 27/04/2025
Dấu chấm hết của nam thần tượng hành hung bạn gái: Bị đuổi cổ khỏi nhóm, gần 1000 ngày mất tích khỏi làng giải trí
Nhạc quốc tế
21:43:20 27/04/2025
Từ 1 câu thoại đắt giá trong "Sex and the city", tôi đã hiểu lý do tại sao vợ bức bối, ngày càng xa cách
Góc tâm tình
21:07:30 27/04/2025
Vụ nổ tại cảng của Iran: Ít nhất 18 người thiệt mạng, 750 người bị thương
Thế giới
21:04:33 27/04/2025