Gỡ khó cho giáo viên dạy tích hợp môn Khoa học tự nhiên
Hơn 100 cán bộ, giáo viên ngành Giáo dục Ba Đình (Hà Nội) vừa hoàn thành chương trình tập huấn chuyên đề “Tìm hiểu chương trình giáo dục phổ thông và xây dựng kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên”.
Giáo viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tại chương trình tập huấn.
Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho biết: Từ năm học 2021 – 2022, học sinh lớp 6 các trường THCS không còn học môn Sinh học hay Vật lí. Thay vào đó, các em sẽ học môn Khoa học tự nhiên.
Để chuẩn bị cho triển khai việc dạy học theo chương trình mới, ngành Giáo dục quận quan tâm triển khai các chương trình tập huấn, bồi dưỡng để cán bộ, giáo viên nhận thức rõ hơn về yêu cầu đổi mới, đồng thời gỡ khó cho thầy cô giáo khi dạy tích hợp theo sách giáo khoa mới.
Video đang HOT
Tại buổi tập huấn, PGS.TS. Trần Thị Thanh Huyền – Phó Trưởng Khoa Sinh – Đại học Sư phạm Hà Nội đã cung cấp cho giáo viên cái nhìn tổng quan về chương trình giáo dục phổ thông 2018; Những điểm đổi mới của chương trình mới so với chương trình cũ; Xây dựng phẩm chất và năng lực trong dạy học môn Khoa học tự nhiên; Xây dựng kế hoạch bài dạy môn Khoa học tự nhiên…
PGS.TS. Trần Thị Thanh Huyền cho biết: Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Khoa học tự nhiên là môn học bắt buộc được dạy ở cấp trung học cơ sở, giúp học sinh phát triển các năng lực, phẩm chất đã được hình thành ở bậc tiểu học.
Khoa học tự nhiên là môn học được xây dựng và phát triển trên nền tảng của Vật lí, Hóa học, Sinh học và Khoa học trái đất. Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên đã cụ thể hóa chương trình giáo dục phổ thông 2018 về nội dung, mục tiêu… giúp giáo viên hiểu rõ hơn về những điểm mới khi triển khai chương trình.
Cũng tại buổi tập huấn, giáo viên được thực hành xây dựng kế hoạch bài dạy theo Thông tư 5512 của Bộ GD&ĐT về xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Dạy tích hợp sách giáo khoa lớp 6: Đòi hỏi giáo viên thay đổi phương pháp
Chương trình, SGK lớp 6 mới có 2 môn học tích hợp là Lịch sử - Địa lý, Khoa học Tự nhiên.
Giáo viên chủ động chọn sách giáo khoa lớp 6 mới.
Điều này sẽ đòi hỏi các giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn để đáp ứng yêu cầu.
Tiết học môn Địa lý của học sinh Trường THCS Tân Châu (huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) có chủ đề: Các cuộc phát kiến địa lý từ thế kỷ XV - XVI. Tại tiết học này, học sinh sẽ tìm hiểu hành trình vượt biển của các nhà thám hiểm. Thay vì chỉ dạy kiến thức Địa lý như thông thường, giáo viên dạy tích hợp 3 môn: Lịch sử, Địa lý và Văn học.
Trong tiết học, học sinh trải qua 3 hoạt động để tìm hiểu bài học. Đầu tiên, học trò thảo luận và liệt kê các cuộc phát kiến địa lý trong lịch sử, thuộc kiến thức môn Lịch sử. Tiếp theo, học sinh được yêu cầu trình bày, nêu quan điểm về cảng biển trong sách giáo khoa, kỹ năng của môn Ngữ văn. Cuối cùng, các em xác định trên lược đồ hành trình của cuộc phát kiến địa lý, đây là kỹ năng của môn Địa lý.
Cô Hoàng Thị Lưu - giáo viên Trường THCS Tân Châu (Khoái Châu, Hưng Yên) chia sẻ: Khi dạy tích hợp, học sinh hào hứng hơn trong bài học, có kiến thức tổng quát, bài học trở nên hữu ích hơn. Để thực hiện bài giảng, giáo viên phải thường xuyên cập nhật, bồi dưỡng chuyên môn, không chỉ bộ môn của mình, mà còn phải tìm hiểu mở rộng thêm kiến thức của bộ môn khác.
Thầy Lê Văn Bảy - Hiệu trưởng Trường THCS Tân Châu cho biết: Chuẩn bị triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà trường tăng cường tổ chức bồi dưỡng tập huấn cho giáo viên qua nhiều cuộc hội thảo, họp chuyên môn, nghiên cứu bài học. Qua các đợt tập huấn, giáo viên tự tìm tòi để có những kiến thức tổng hợp, giải đáp kiến thức của học sinh trong quá trình giảng dạy.
Đánh giá việc tích hợp các môn học trong sách giáo khoa lớp 6 mới phù hợp với thực tiễn phát triển của giáo dục, hứa hẹn sẽ đem lại hiệu quả tích cực đối với sự phát triển của học trò nhưng cô Hồ Thuận Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Hoàng Hoa Thám (quận Ba Đình, Hà Nội) lại cho rằng sẽ có khó khăn bước đầu cho đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên dạy các môn tích hợp.
Cô Yến chia sẻ: Tại Trường THCS Hoàng Hoa Thám, để chuẩn bị việc dạy học tích hợp ở lớp 6, nhà trường đã rà soát đội ngũ giáo viên, phân công giáo viên dạy học đồng thời phối hợp với phòng GD&ĐT quận giúp giáo viên tìm hiểu chương trình sách giáo khoa lớp 6 nhằm làm rõ mạch kiến thức, liên hệ các môn học với nhau từ đó xác định nội dung dạy học từng môn.
Giáo viên trước đây được đào tạo cao đẳng sư phạm, việc dạy tích hợp sẽ dễ dàng hơn so với giáo viên chỉ được đào tạo đơn môn. Để triển khai chương trình có hiệu quả, sinh hoạt chuyên môn theo tổ, nhóm cực kỳ quan trọng và cần thiết. Giáo viên phải hiểu được sách giáo khoa, liên hệ kiến thức liên môn liền mạch mới giúp học sinh hiểu được bản chất của vấn đề.
"Nhà trường đề ra giải pháp đào tạo giáo viên, bổ sung kiến thức ở các bộ môn mà giáo viên đó không được đào tạo; tạo điều kiện sinh hoạt chuyên môn ở bộ môn liên môn. Các thầy cô cũng hi vọng các cơ sở đào tạo có sự hỗ trợ trường phổ thông, đặc biệt là tổ hợp Khoa học tự nhiên theo hình thức bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ", cô Yến nhấn mạnh.
Triển khai CTGDPT 2018 ở Gia Viễn: Tập trung đầu tư trường lớp và đội ngũ giáo viên Trường lớp được tăng cường cơ sở vật chất, giáo viên vững vàng tâm thế đổi mới, kết quả học tập HS lớp 1 được ghi nhận... Đó là những dấu hiệu tích cực của giáo dục Gia Viễn - Ninh Bình khi triển khai CTGDPT 2018. Giáo dục Gia Viễn - Ninh Bình đã đạt được kết quả bước đầu với CTGDPT...