Giúp trẻ nuôi dưỡng đam mê
Nếu không có bất cứ niềm đam mê nào, cuộc sống sẽ nhàn nhạt. Vì thế, cần tạo môi trường để nuôi dưỡng sở thích, đam mê tích cực của trẻ.
Cần tạo môi trường cho trẻ bộc lộ và phát triển sở thích, đam mê – Ảnh: Nguyễn Như
Bối rối vì trẻ mê… đủ thứ
Buổi sinh hoạt của nhiều phụ huynh thuộc CLB Dạy con nên người (TP.HCM) giữa tháng 12 vừa qua rất sôi nổi. Mặc dù chủ đề nói đến việc phát hiện đam mê cho trẻ, song không ít người lớn cũng tranh thủ đề cập chuyện đam mê của mình.
Một bà mẹ trẻ bày tỏ: “Con gái tôi mê đủ thứ, từ guitar cho đến đánh trống, làm bánh, học thanh nhạc. Cái gì cũng say mê, hừng hực khí thế. Nhưng rốt cục, tôi không biết cháu thực sự đam mê cái gì?”.
Video đang HOT
Một phụ huynh khác cho biết: “Con tôi rất thích chơi iPad, iPhone. Đặc biệt, cháu say sưa với đồ chơi lắp ráp Lego, nhiều khi không nói gì, chỉ tập trung cao độ vào việc lắp ráp cho đến khi nào xong mới thôi. Vậy đó có phải là đam mê?”.
Trong khi đó, một chị tên Vy tâm tình, bản thân chị dù đã “có tuổi” ở đời nhưng vẫn chưa khám phá được đam mê của mình. “Tôi tự rút ra rằng, nếu không có bất cứ niềm đam mê nào thì cuộc sống sẽ nhàn nhạt, không có góc riêng cho mình”, chị Vy nhìn nhận.
Theo ông Nguyễn Quang Trung, Tổng giám đốc Công ty Chíp Sáng, đam mê hoặc sở thích có thể thay đổi theo thời gian. Điều cần làm là tạo môi trường để nuôi dưỡng sở thích, đam mê tích cực của trẻ. Ông Trung cho rằng, nếu đam mê đó trùng với sự lựa chọn nghề nghiệp sau này của trẻ thì càng tốt, còn nếu không thì trẻ vẫn được bồi dưỡng, tôi luyện để hội tụ những điều kiện cần thiết cho sự phát triển bản thân.
Khi đam mê của con không như “kỳ vọng” của phụ huynh
Trong khi đó, có những phụ huynh tỏ ra rất hoang mang vì con mình không có đam mê, sở thích… như họ kỳ vọng.
Một người mẹ trẻ kể rằng con chị nói rất thích theo nghề người mẫu, diễn viên. Nghe vậy, chị đã ngăn cản quyết liệt: “Không được đâu! Nghề đó bạc bẽo lắm, con chọn làm gì”.
Tương tự, một phụ huynh tên Minh thẳng thắn cho biết: “Con trai tôi có năng khiếu ngửi những món ăn và biết được đó là những món gì. Nhưng tôi không hề muốn con trai theo nghề nấu ăn. Dù con tôi nói đó là đam mê của nó, nhưng tôi không thấy hạnh phúc bởi điều đó không đúng với kỳ vọng của mình”.
Những ý kiến trên nhận được không ít sự phản hồi từ những phụ huynh khác. Theo chị Mai Hoa, bất cứ nghề nào trong xã hội cũng cần được tôn trọng. Trao đổi trực tiếp với phụ huynh tên Minh, chị Hoa nói: “Nếu anh dị ứng về nghề nấu ăn thì nên mở những chương trình như MasterChef để tìm hiểu thêm thông tin. Không nên nghĩ đây là công việc của đàn bà. Lẽ ra, anh nên vui vì con anh có khiếu ngửi mùi vị. Từ đó, tạo điều kiện giúp con phát triển đúng sở trường của nó”.
Một người mẹ tên là Kim Yến đã chia sẻ bí quyết kiểm tra đam mê của trẻ như sau: “Nếu nghĩ rằng con mình đam mê nghề bếp, nên tạo cơ hội cho cháu xuống bếp phụ mẹ. Nhưng dù có say mê hay không thì việc biết nấu ăn cũng giúp ích cho cuộc sống tự lập của cháu sau này”. Chị Kim Yến lưu ý: “Chưa chắc con mình hay đánh trống là nghĩ rằng nó đam mê đánh trống cả đời. Hôm nay con mê xếp Lego nhưng có thể sau này nó trở thành thợ máy. Theo tôi, con mình làm nghề gì không quan trọng. Điều quan trọng là con mình thấy hạnh phúc vì điều con muốn làm, thế là được rồi”.
Đúc kết từ thực tế, anh Lê Văn Tự (ngụ Q.10, TP.HCM) nhìn nhận: “Bây giờ, nhiều trẻ bị nhốt trong nhà, không biết làm gì ngoài việc chơi máy tính bảng hoặc trò chơi xếp hình. Cha mẹ đi kiếm tiền mải miết, làm sao phát hiện ra cái gì là sở thích, đam mê của trẻ? Lẽ ra, cha mẹ phải cùng với con để chia sẻ và định hướng cho con”.
Đồng tình với ý kiến trên, ông Nguyễn Quang Trung chia sẻ: “Nhiều bậc cha mẹ kỳ vọng nhiều vào con cái nhưng lại thiếu kỳ công nuôi dưỡng con mình. Nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội để theo dõi sự trưởng thành cùng con cái. Thật sự, không có ai có trách nhiệm lớn hơn đối với tương lai của con cái bằng cha mẹ”
Theo TNO
Giúp trẻ thân thiện với bạn
Đến đón con ở trường mầm non, chị Nguyễn Thị Diệu Thúy, giáo viên Trường tiểu học Lĩnh Nam, Q.Hoàng Mai, Hà Nội, hốt hoảng khi thấy trên tay con gái 3 tuổi đầy những vết răng, bên đuôi mắt bé cũng có một vài vết xước rớm máu nhẹ. Khi mẹ hỏi, cô bé khóc òa lên và nói "bạn H. đánh và cắn con" và nhất quyết "mai con không đi học nữa đâu, bạn ấy lại đánh con nữa".
Tập thói quen chia sẻ đồ chơi sẽ giúp trẻ loại trừ việc bắt nạt lẫn nhau - Ảnh: Nguyễn Tú Lan
Chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Trang Nhung, Trung tâm đào tạo và chăm sóc tinh thần ý tưởng Việt, cho rằng có 2 nguyên do khiến trẻ bắt nạt bạn: Tính cách của trẻ bị ảnh hưởng từ môi trường sống mà ở đó người lớn là tấm gương xấu. Hoặc do trẻ được nuông chiều, muốn gì được đó nên khi không được như ý muốn thì trẻ sẽ mè nheo, nhõng nhẽo hoặc dùng "vũ lực" để đạt được điều mình muốn.
Đề cao vai trò của việc giáo dục trong gia đình, luật sư Lâm Vũ Thao, tác giả cuốn sách Thư gửi con từ phòng họp, khẳng định: "Hành vi ứng xử của bố mẹ luôn có ảnh hưởng rất lớn đến cách hành xử của trẻ. Bố mẹ luôn khuyến khích con hòa nhã với bạn bè thì sẽ ít xảy ra trường hợp con bắt nạn bạn. Hay việc tạo dựng cho con tính năng động, tự tin thì con sẽ khó bị bắt nạt hơn". Trẻ con chọc ghẹo nhau là chuyện thường, nhưng trẻ nào ý thức được mình là kẻ mạnh sẽ có khuynh hướng bắt nạt bạn, còn trẻ yếu đuối, khép kín lại dễ trở thành đối tượng bị bắt nạt. Ông Thao khuyên: "Bố mẹ theo sát con, luôn dành thời gian cho con thì sẽ có thể điều chỉnh hành vi của con kịp thời, ví dụ như trẻ nhút nhát, hiền lành quá thì nên cho con đi chơi nhiều hơn, giao tiếp với nhiều người hơn để dạn dĩ, tự tin hơn".
Bài học muôn thuở là hãy giáo dục bằng cách cho trẻ những thứ hợp lý chứ không phải cho tất cả những thứ trẻ muốn. Tránh tuyệt đối việc hình thành mối liên hệ giữa những thói quen xấu với việc đạt được mục đích (quà bánh, đồ chơi...) bằng cách có thái độ kiên quyết và giải thích mềm mỏng để trẻ có thể hiểu và chấp nhận. Ngoài ra, bà Trang Nhung tư vấn tránh hướng dẫn trẻ kiểu "bạn đánh con thì con đánh lại bạn", như vậy chỉ làm phát sinh thêm hung tính cho trẻ. Thay vào đó, hãy hướng dẫn cho trẻ cách xử lý vấn đề bằng cách trò chuyện hoặc đặt vấn đề giả định kiểu như: Nếu Bin bị bạn cắn thì Bin sẽ làm gì? Bin có nên cắn lại bạn không? Theo Bin thì vì sao Bin bị bạn cắn?
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, với trẻ bắt nạt và bị bắt nạt, phụ huynh nên tập cho trẻ thói quen chia sẻ đồ chơi để trẻ có thể chơi cùng nhau. Chính thói quen nhường nhịn nhau này là chìa khóa quan trọng để hình thành thói quen chia sẻ, đồng cảm với người khác - một trong những nhân tố vàng để loại trừ việc bắt nạt lẫn nhau, giúp trẻ có thể hòa đồng với các bạn tốt hơn.
Theo TNO
Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ bằng ước mơ 'Lớn lên con sẽ làm phi hành gia', 'Con ước mình trở thành họa sĩ', 'Con muốn được làm đầu bếp'... Tất cả những mong ước dù lớn lao hay giản dị, đều rất cần thiết cho đời sống tinh thần của trẻ. Ước mơ giúp trẻ có động lực phấn đấu hơn trong cuộc sống - Ảnh: Đào Ngọc Thạch Từ những...