Giúp tân sinh viên thích ứng với môi trường mới
Lần đầu sống xa gia đình để đi học ở một thành phố lớn, nhiều tân sinh viên bỡ ngỡ và nếu không kịp thời trang bị kỹ năng thì rất khó thích nghi và làm chủ cuộc sống mới.
Hầu hết tân sinh viên đều bỡ ngỡ trước môi trường sống và học tập mới – ẢNH: TRI THUẬN
Đối mặt nhiều khó khăn và nguy cơ
Thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ sinh viên, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho biết: “Các em lần đầu tiên đi học xa nhà, khó khăn lớn nhất là phải tự sắp xếp, điều khiển cuộc sống của mình, từ việc học tập, sinh hoạt, vui chơi, ăn uống ngủ nghỉ, đều không có ba mẹ hay thầy cô nhắc nhở như trước nữa. Từ lúc này các em phải tự lập và chủ động trong mọi thứ để đạt được mục tiêu”.
Theo thạc sĩ Thoa, tân sinh viên (SV) có thể sẽ rơi vào 2 tình huống: một là bối rối, không tự chủ được với lịch học tập và sinh hoạt mới khiến mọi thứ đảo lộn; hai là được tự do, thoải mái như “chim sổ lồng” nên sa đà vào những thói quen sinh hoạt thiếu khoa học, nền nếp, cũng dẫn đến cuộc sống bị đảo lộn và thậm chí bỏ bê học hành.
Video đang HOT
“Đó là chưa kể ở thành phố lớn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về việc làm đa cấp, nhà trọ, mất trộm, khiến các em dễ bị sa ngã, hoặc rơi vào khó khăn, tuyệt vọng. Vì thế, các em cần cảnh giác khi đi tìm nhà trọ, lưu ý bảo vệ tài sản cá nhân, tìm hiểu để nhận biết hình thức lừa đảo bằng đa cấp để không bị dụ dỗ”, thạc sĩ Thoa chia sẻ thêm.
Thạc sĩ Đặng Kiên Cường, Trưởng phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cũng lưu ý: “Nếu thấy những nhân viên giới thiệu từ các công ty hoàn toàn mới lạ, không rõ nguồn gốc, đến mời chào việc làm với những thông tin hấp dẫn như thu nhập cao, có thể làm mọi lúc mọi nơi, cách làm thoáng… thì cần cảnh giác vì đa số đều là những công ty đa cấp biến tướng. Có nơi ép SV muốn được tuyển dụng phải bỏ ra một khoản tiền để mua sản phẩm trước. Rất nhiều SV do không biết nên đã bị dụ dỗ, sau đó phải lừa chính người thân, bạn bè để bán sản phẩm. Rồi làm mãi mà không thu nhập được như quảng cáo, mà còn rơi vào nợ nần, phải trốn nợ, bỏ học…”.
Thay đổi phương pháp học tập
Không chỉ phải thích nghi với cuộc sống mới, tân SV còn phải thích nghi với phương pháp học tập mới nếu muốn học tốt những năm ĐH.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Trường, Trưởng khoa Marketing, Trường ĐH Tài chính – Marketing, cho hay: “Ở trường ĐH thường áp dụng các phương pháp dạy và học dựa trên chuẩn đầu ra, giải quyết vấn đề, năng lực người học… Mỗi chương trình đào tạo, thậm chí mỗi môn học, có thể áp dụng một số phương pháp. SV học theo tín chỉ, do vậy phải chủ động xây dựng kế hoạch học tập của mình để hoàn thành chương trình đào tạo và tốt nghiệp. Việc này khác hẳn với cách học thời phổ thông”.
Theo tiến sĩ Trường, tân SV cũng cần lưu ý điều kiện tốt nghiệp ĐH không chỉ ở kết quả học tập, rèn luyện mà còn có yêu cầu về chứng chỉ an ninh quốc phòng, giáo dục thể chất, ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm. Một số chương trình đào tạo còn yêu cầu SV phải có công trình nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường, SV phải nắm rõ thông tin để có kế hoạch học tập phù hợp.
“Để có kỹ năng và nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, SV nên tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ học thuật, thể thao, văn nghệ, đoàn – hội hay các cuộc thi… Nếu SV gặp khó khăn về tài chính thì nên liên hệ với nhà trường để được hỗ trợ, tránh ra ngoài vay lãi “ xã hội đen”. Các em cũng đừng quên có mối liên hệ tốt với bạn bè cùng lớp, khoa, trường và cố vấn học tập để có định hướng phù hợp, tránh mắc bẫy của kẻ xấu”, tiến sĩ Trường đưa ra lời khuyên.
Hoạch định ngay kế hoạch học tập
Tân sinh viên trúng tuyển vào các trường đại học (ĐH) đang chuẩn bị để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ mang tính quyết định cho sự nghiệp tương lai của mình, là học và hành.
Ảnh minh họa
Để đảm bảo chất lượng đầu ra, mỗi năm gần 1/10 sinh viên các trường, mà đa phần các em này đều không có kế hoạch học tập và nhất là không tìm thấy đam mê... đã bị buộc thôi học. Để tránh rơi vào hoàn cảnh này, ngay từ bây giờ các tân sinh viên phải trở thành thuyền trưởng của con thuyền tương lai của chính mình, phải biết đích đến và lộ trình (có kế hoạch học tập rõ ràng) trong 4 năm.
TS Trần Đình Lý, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Nông lâm TPHCM, nhấn mạnh: Mùa thi đã kết thúc, bây giờ đến mùa học, sự học, các em hãy bắt tay ngay vào nhiệm vụ mang tính quyết định cho sự nghiệp tương lai của mình ngay và luôn. Các em cũng đừng nên tự hài lòng với kết quả đáng nể của mình mà hãy bình tâm vạch ra chiến lược học - nghiên cứu - rèn kỹ năng để trở thành người vừa hồng vừa chuyên.
Các em nên khắc ghi hình ảnh có thật của các bậc đàn anh, khi nhiều người từng là học sinh giỏi các cấp nhưng không thể trụ lại để rồi nằm trong danh sách bị buộc thôi học bởi nhiều nguyên nhân: thái độ học, thiếu kỹ năng, chây lười, cả yếu tố chủ quan, lao vào các cuộc chơi, sa đà với những cạm bẫy ngoài đời, thậm chí các tổ chức lừa đảo...
Tân sinh viên phải xác định đúng động cơ mục tiêu học tập và kết hợp với công việc làm thêm để trải nghiệm, tự trang bị, rèn luyện kỹ năng thông qua các khóa đào tạo do trường tổ chức, tăng cường học ngoại ngữ, tin học vì đây là 2 chìa khóa quan trọng giúp các em phát huy tốt chuyên môn, tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa.
Đặc biệt, các em cố gắng cùng thầy cô thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, chọn hướng nghiên cứu mà mình tâm đắc để đầu tư cho tương lai. Một điều hết sức quan trọng là hiện nay ở các trường có rất nhiều loại học bổng khác nhau, tiêu chí khác nhau, nên các em hãy chủ động "săn" học bổng và các cơ hội hỗ trợ học tập.
Nên nhớ rằng làm thêm là cần thiết và rất có lợi cho các bạn, nhưng hãy làm thêm hợp lý, đừng quá lao vào kiếm tiền để rồi dẫn đến ngừng học, vỡ mộng rồi hối hận vì quá muộn, bởi quy chế học ĐH dù hướng vào phục vụ người học nhưng vốn dĩ rất khắt khe nghiêm túc.
PGS-TS Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TPHCM, nhấn mạnh: Các em phải biết hoạch định cho mình một kế hoạch dài 4 năm. Nhiều em quan niệm sai lầm rằng vào ĐH là... học đại cho xong, có bằng rồi kiếm việc. Các em phải đam mê học tập và nghiên cứu để đạt thành công trong quãng đời ĐH.
Các em hãy học vì tương lai của chính mình và vì kỳ vọng, niềm tin của gia đình. Các em phải tìm hiểu và thích nghi với cách dạy và học mới của nhà trường. Sáng tạo và khởi nghiệp ngay trong thời gian học ĐH cũng sẽ giúp chúng ta vươn lên làm những người chủ chứ không mãi làm thuê.
Nghịch lý mùa tuyển sinh 2020: Điểm cao nhưng nhiều ngành vẫn "trắng" thí sinh Mùa tuyển sinh 2020 đã chứng kiến, điểm chuẩn cao ngất ngưởng ở nhiều ngành hot nhưng ngược lại nhiều ngành, điểm chuẩn chỉ bằng điểm sàn xét tuyển nhưng vẫn thưa thớt thí sinh đăng ký, buộc phải đóng cửa dù mùa tuyển sinh mới chỉ bắt đầu. Dừng tuyển sinh ThS Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và...