Giúp con phát triển khả năng ngôn ngữ từ bé, việc các mẹ tưởng khó mà lại đơn giản không ngờ
Chuyên gia đã chứng nhận 5 hoạt động vô cùng dễ dàng nhưng hiệu quả không ngờ sau đây để hỗ trợ cho sự phát triển khả năng ngôn ngữ của trẻ.
1. Dùng “ chướng ngại vật” để tạo cơ hội nói cho trẻ:
Bố mẹ có thể tạo ra những “chướng ngại vật” bằng cách đặt đồ chơi hay bất kì món đồ yêu thích của trẻ (có thể là đồ ăn) trong những thùng hoặc hộp đựng khó mở và ngoài tầm với của trẻ. Những chướng ngại vật này sẽ cho trẻ cơ hội để nói.
Trẻ sẽ có thể phản ứng lại bằng cách dùng cử chỉ để chỉ về phía món đò đó và dùng những từ đơn giản để có được nó và bố mẹ có thể giúp hay khơi gợi cho trẻ nói nhiều hơn bằng cách nói những câu kiểu như “Dùng từ ngữ để diễn tả đi con” hay hỏi những câu như “Con muốn gì nào?”
2. Miêu tả mọi thứ cho trẻ:
“ Trò chuyện nhiều thông tin” chỉ những lúc bố mẹ và các bác sĩ trị liệu liên tục kể chuyện hoặc miêu tả những gì đang diễn ra khi trò chuyện với trẻ. Trẻ không nhất thiết phải trả lời hay nói gì, nhưng bản thân đây đã là một cách hiệu quả để trẻ tiếp nhận và lắng nghe những ngôn từ được bố mẹ hay thầy cô sử dụng.
3. Mở rộng ý tưởng của trẻ:
Khi trẻ nói một điều gì đó, đừng kết thúc đoạn hội thoại ngay lập tức. Thay vào đó, hãy mở rộng hay thêm chi tiết vào những gì con vừa nói. Đây là một đoạn hội thoại mẫu:
Video đang HOT
Trẻ: Mẹ ơi nhìn kìa, một chiếc ô tô!
Mẹ: Đúng rồi, đó là một chiếc xe ô tô màu xanh dương và có hình dán màu vàng ở phần trên.
Brừm, brừm! Một người đàn ông đang lái nó kìa.
Những câu nói giao tiếp với nhau như vậy có thể làm gia tăng vốn từ vựng cho trẻ.
4. Để con sửa sai cho bạn:
Nếu bạn chắc chắn con mình biết đúng nghĩa của một số từ nào đó, hãy thử thay những từ đó trong khi trò chuyện với con để con có cơ hội sửa sai cho bạn. Hoạt động này thường được khuyến khích dùng cho trẻ lớn một chút. Ví dụ, con bạn đang mân mê một chiếc bóng và bạn hỏi con đang làm gì nhưng cố tình hỏi sai câu hỏi. Bạn hỏi: “Con đang làm gì thế? Con đang ném bóng à?” Con sẽ có xu hướng sửa sai cho bạn và đưa ra câu trả lời đúng: “Không ạ, con chỉ đang mân mê nhào nặn nó thôi”.
5. Tránh sử dụng thiết bị để dạy ngôn ngữ:
Những hoạt động đơn giản kể trên có thể giúp bố mẹ hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ của trẻ và xây dựng vốn từ vựng nhưng bạn cũng cần phải nỗ lực trò chuyện cùng con nhiều hơn, hỏi con nhiều câu hỏi hơn. Điều quan trọng là bạn phải chính là người trò chuyện cùng con chứ không phải là các loại công cụ như điện thoại hay máy tính. Tốt hơn hết và lý tưởng nhất chính là giao tiếp hai chiều giữa bố mẹ và con cái.
Nguồn: Smartparenting
Thời đi học, ai cũng có những đứa bạn dành cả thanh xuân để nhảy xà nhưng không bao giờ qua
Nếu nói toán - lý - hóa là những môn khó nhằn thời đi học thì nhảy xà cũng là môn thể dục làm hao tổn không ít tâm trí và sức lực của các bạn học sinh. Thậm chí có những người bao nhiêu năm đi học chỉ có mong ước nhảy qua xà cũng không thực hiện nổi.
Nhắc tới môn thể dục mới thấy đây là môn học khiến nhiều bạn học sinh 'méo mặt', thậm chí còn là nỗi sợ trong suốt mười mấy năm đi học. Nào là đá cầu, nhảy cao, nhảy xa nhưng 'kinh điển' nhất vẫn là nhảy xà - bộ môn khiến cả các bạn nam lẫn nữ gọi là 'chướng ngại vật không thể coi thường'.
Thanh xà nhìn đơn giản thế mà chẳng 'dễ ăn' chút nào. So với việc ngồi trên lớp làm bài kiểm tra toán, lý, hóa,... thì bài thi nhảy xà còn gây ám ảnh hơn với nhiều bạn học sinh. Cũng chẳng có gì lạ khi ai đó không đạt danh hiệu giỏi toàn diện, bị thi lại, học lại, kể cả không thể tốt nghiệp chỉ vì không qua môn nhảy xà.
Có vô số trường hợp 'dở khóc dở cười' diễn ra khi đứng trước thanh xà 'tử thần' này. Người thì lấy đà xa thật xa nhưng cứ đến gần xà là chân tự động dừng lại, người thì cố gắng bật người lên thật cao nhưng kết quả là hất văng thanh xà thay vì chạy qua nó,...
Và đây là cách mà các bạn học sinh 'chinh chiến' với môn học 'oái oăm' này:
Khi bạn ngỡ rằng mình đã qua môn và cái kết không thể buồn hơn...
Đừng nghĩ con trai thì có thể qua sào dễ dàng
Nam nhi đại trượng phu đứng trước cây sào bỗng yếu đuổi đến lạ
Khi bạn đầy quyết tâm những nỗi sợ không cho phép vượt qua thanh xà
Để có một phút băng qua xà thì phải mất mấy phút chuẩn bị tâm lý trước
Nếu nhắm không nhảy qua được thì hãy nâng xà luôn để tạo dấu ấn
Đã mệt lắm rồi nhưng thầy vẫn bắt tập cho qua thì phải làm thế nào...
Kết cục duy nhất cho cả 10 lần nhảy xà: Cắm đầu xuống đất!
Nhảy xà thì 0 điểm nhưng thần thái thì chắn chắn cho tối đa!
Trinh Trinh
Theo baodatviet
Nam sinh về nhất 'Đường lên đỉnh Olympia' liên tục dẫn đầu 3 vòng thi Nguyễn Đại Nghĩa (trường THPT Năng khiếu Đại học Quốc gia TP.HCM) giành vòng nguyệt quế cuộc "Đường lên đỉnh Olympia" tuần một, tháng 2, quý III với 260 điểm 4 thí sinh tranh tài trong cuộc thi tuần 'Đường lên đỉnh Olympia' Quốc Khánh, Xuân Thanh, Đức Tín, Đại Nghĩa là 4 thí sinh cháy hết mình trong cuộc thi tuần "Đường...