Giúp con kiểm soát ngôn từ
Nạn chửi tục, chửi thề của lớp trẻ đang gây ô nhiễm môi trường giao tiếp trên mạng cá nhân. Những lời nói phản cảm, thói quen mất kiểm soát cảm xúc sẽ khiến nhiều bạn trẻ gặp rất nhiều khó khăn trong giao tiếp và cũng khó thành công trong cuộc sống.
“Ô nhiễm” ngôn từ
Núp bóng dưới một vỏ bọc nữ sinh trường khác, chị Việt Hằng (Công ty CP cung ứng vật liệu xây dựng Thăng Long) gửi đề nghị kết bạn với cậu con trai đang học lớp 11 để tìm hiểu tâm tư tình cảm của con. Đột nhập được vào thế giới của con, lần giở ngày tháng những trạng thái cảm xúc của con, chị Hằng choáng váng cả người khi đọc được những ngôn từ mà con trai và bạn bè của nó văng ra trên Facebook. Chị bức xúc gọi điện than thở với một người bạn là giáo viên để hỏi thực hư chuyện rác rưởi ngôn ngữ mạng bây giờ trong giới học sinh thì cũng nhận được những tiếng thở dài sườn sượt…
Cứ tưởng con chỉ xả rác ngôn từ trên mạng thôi, ai dè hôm chứng kiến con cãi lộn với bạn trước cổng trường và đôi lần để ý con nói chuyện điện thoại với bạn chị Hằng ớn lạnh cả người. Thật khó mà tin được, đứa con trai tưởng như kiệm lời, hơi rụt rè trước đám đông, ở nhà đi thưa về gửi như nó mà lúc vào cơn hứng chuyện và lúc cãi vã lại có thể bốc đồng, văng tục trơn tru đáng sợ như vậy.
Chị Hằng lo lắng chia sẻ với bạn bè, thì nhận lại những hồi đáp đáng buồn hơn. Nhiều đứa trẻ tiểu học cũng nói tục nói bậy, đem thứ rác ngôn ngữ học được từ bạn bè, từ ngoài đường về nhà và áp dụng một cách thích thú, lạ lẫm. Bình thường chả có chuyện bực bội, mâu thuẫn mà nghe bọn trẻ trêu đùa văng bậy ra đã rất khó nghe. Thế mà khi chúng tức tối, mâu thuẫn kèm thêm thái độ hung hăng khó kiềm chế nữa thì chẳng hiểu sự thể sẽ dẫn đến đâu.
Bạo lực học đường cũng có mầm mống từ đây chứ từ đâu. “Bắt đầu từ thái độ thiếu tôn trọng nhau, chửi tục nói bậy xúc phạm nhau cùng với sự nóng nảy và vô tâm trong hành xử nữa thì môi trường học đường còn đâu sự hồn nhiên trong sáng nữa? Nhiều vụ học sinh đánh nhau cũng bắt từ một câu chửi bậy mạt sát mà ra…” – chị Minh Hà – giáo viên Trường THPT Hai Bà Trưng (Hà Nội) bày tỏ bức xúc.
Tạo dựng môi trường lành mạnh
Video đang HOT
Chuyên gia tư vấn Đinh Đoàn, người đã từng có nhiều năm đảm đương vị trí Hiệu trưởng Trường THCS Xã Đàn (Hà Nội) bày tỏ quan điểm: “Chẳng có một trường học nào khuyến khích hay dung túng cho hành vi văng tục, chửi thề, ứng xử thiếu văn hóa của học sinh cả. Thế nhưng, tệ nạn này vẫn không kiềm tỏa, xóa bỏ được? Tại sao vậy? Giáo dục, nhắc nhở động viên học sinh hướng đến điều hay lẽ phải nếu chỉ là lý thuyết suông thì không ổn. Nhìn từ góc độ xã hội, nhìn vào mỗi gia đình sẽ thấy môi trường học đường chỉ tác động đến các em được một phần nào, còn những bầu không khí gia đình bị ô nhiễm vì bố mẹ thường xuyên mâu thuẫn, hành xử bản năng, trút xả ra những ngôn từ “chát chúa” khi cãi chửi bạn đời hoặc có thể nói dối, mánh mung trước mặt con cái thì “mưa dầm thấm lâu” con cái làm sao tránh được những ảnh hưởng xấu”.
Theo ông Đinh Đoàn, nhà trường cần nghiêm khắc với những hành vi nói tục, chửi thề. Thầy cô giáo cần có thái độ cư xử cởi mở, đúng mực và tôn trọng học sinh. Hãy giúp các em hiểu và biết yêu quý sự trong sáng, đẹp đẽ của ngôn ngữ Việt.
Bố mẹ cần làm gương, cư xử văn hóa để con nhận được ảnh hưởng tốt, rèn luyện thói quen tốt để hình thành nhân cách… “Uốn cây từ thuở còn non”, các cụ đã có lời răn “trẻ lên ba cả nhà tập nói”. Vậy thì khi đứa trẻ đã sử dụng thành thạo ngôn ngữ rồi bố mẹ cần dành thời gian chuyện trò, nhắc nhở để bồi dưỡng thứ tài sản ngôn ngữ quý báu cho con.
Chuyên gia tư vấn Đinh Đoàn đưa ra lời khuyên: Hãy giúp con hiểu được hậu quả của thái độ cư xử thiếu văn hóa để con biết kiềm chế, kiểm soát cảm xúc của mình, từ bỏ hành vi văng tục chửi bậy. Bởi thói quen xấu này sẽ khiến con không nhận được sự tôn trọng của mọi người và biến con thành cái máy nói, không biết tư duy…
Quỳnh Chi
Theo giaoducthoidai.vn
Chua chát chồng bạo hành vợ bằng lời nói tục
Đang không biết dỗ con ra sao thì Hiến gầm lên: "Đ.C.M chúng mày có im ngay đi không? Bỏ con mẹ mày ra để nó đi "ve trai". Mùi chết sững, vẫn phải giữ lời hẹn, bước đi mà nước mắt rơi lã chã. Cô chỉ biết buông lại một câu duy nhất: "Anh thật không xứng với nỗi vất vả cực nhọc của tôi".
Duy trì một cuộc hôn nhân hạnh phúc đã khó, duy trì một cuộc hôn nhân hạnh phúc lâu bền lại càng khó gấp bội. Sau đây là câu chuyện buồn xảy ra như cơm bữa trong cuộc sống vợ chồng của Mùi được chị viết ra trên một diễn đàn phụ nữ thu hút sự quan tâm, chia sẻ của hàng trăm thành viên khác. Hiến, chồng Mùi ít khi "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay" với vợ nhưng lại biết cách giày vò chị bằng những câu nói tục tĩu, những câu chửi bới như hàng tôm cá ngoài chợ...
Chết sững vì chồng chửi tục
Cuộc hôn nhân của Mùi và Hiến đã được hơn chục năm. Thời gian đưa đẩy nhanh đến không ngờ. Ngày ấy, sau khi tốt nghiệp một trường Trung cấp Y ở Hà Nội, vốn xuất thân từ gia cảnh nghèo, cha mẹ không sẵn mối quan hệ nên Mùi lận đận cả năm trời mà không xin được việc. Chuyện tình yêu với Mùi thì có vẻ suôn sẻ hơn. Suốt từ hồi học cấp III đến khi học trung cấp, Mùi gặp và yêu Hiến là người duy nhất. Tình yêu ấy không gặp bất cứ một sự phản đối nào, cũng ít gặp sóng gió, cứ đều đều thứ dư vị chẳng đậm, cũng chẳng nhạt từ năm này qua năm khác. Yêu mãi đến khi phát chán... thì cả hai quyết định cưới. Thành ra khi Hiến lồng chiếc nhẫn vào tay, Mùi không cảm thấy hạnh phúc.
Sau đám cưới, sẵn lỗi phiền muộn vì chưa kiếm được việc làm, lại muốn thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt nơi Thủ đô, cô quyết định lên Phú Thọ lập nghiệp. Cũng không lâu sau cô được nhận vào làm việc ở một Trung tâm Y tế huyện. Còn Hiến thì chấp nhận bỏ đi tấm bằng cử nhân ngành Văn thư để làm lái xe cho một công ty xây dựng. Công việc tạm ổn, lại được gia đình bên nội xây cho một căn nhà cấp 4 nhỏ xinh nên coi như vợ chồng Mùi được tạo điều kiện "sẵn nong sẵn né" cứ thế mà tiếp tục công việc, ổn định cuộc sống.
Ba năm sau, liên tục sinh hai con, khó khăn về kinh tế chất chồng cũng là thời điểm bắt đầu đánh dấu "biểu đồ" tỷ lệ nghịch khi tình cảm vợ chồng Mùi có dấu hiệu đi xuống. Thi thoảng Mùi than vãn về cuộc sống khó khăn thì Hiến sừng sộ: "Tiền lương đã lột hết của thằng này rồi còn gì. Tiêu đ. gì mà lắm thế". Mùi choáng váng khi biết rằng đằng sau câu chửi ấy, Hiến vẫn âm thầm lập quỹ đen nướng sạch vào cờ bạc.
Để có tiền chi tiêu thêm cho cuộc sống, Mùi không ngại làm thêm, tăng ca trực, đi khám ngoài và thậm chí nhận lời bán bảo hiểm cho một người quen. May nhờ có khả năng ăn nói lưu loát, dễ thuyết phục, mối quan hệ rộng rãi, mỗi tháng Mùi cũng ký được vài ba hợp đồng. Số tiền kiếm được từ việc làm thêm hơn cả số tiền Mùi đi làm ở Trung tâm Y tế. Trong khi cô lấy thế làm mừng thì Hiến lại tức tối ra mặt. Bằng chứng là mỗi lần có hẹn vào buổi tối với khách hàng, Mùi phải mang hợp đồng đi cho khách hàng ký. Nhưng sau khi vợ chồng cơm nước xong, thì hai đứa con bám lấy mẹ. Đang không biết dỗ con ra sao thì Hiến gầm lên: "Đ.C.M chúng mày có im ngay đi không? Bỏ con mẹ mày ra để nó đi "ve trai". Mùi chết sững, vẫn phải giữ lời hẹn, bước đi mà nước mắt rơi lã chã. Cô chỉ biết buông lại một câu duy nhất: "Anh thật không xứng với nỗi vất vả cực nhọc của tôi".
Căn bệnh cục cằn của Hiến mỗi lúc một nặng, nhất là khi đã nướng sạch tiền vào những trận sát phạt đỏ đen. Biết chuyện chồng đánh bạc, Mùi đã nhiều lần can ngăn những Hiến vừa chối... vừa chửi nên cô không muốn "già néo đứt dây", vẫn cứ thua. Đi lái xe được chừng hai năm thì công việc ít dần đi, Hiến sinh chán nản, xin nghỉ việc không lương, thành ra gánh nặng gia đình nghiêng hẳn về đôi vai người vợ. Dù là đàn ông sức dài, vai rộng nhưng Hiến ít khi đỡ đần vợ việc gì. Ngay cả việc đưa con đi học, anh cũng coi đó là một cực hình.
Những tưởng sau khi thất nghiệp, Hiến sẽ cai được thói cờ bạc nhưng Hiến vẫn chứng nào tật ấy. Và khi Mùi chưa kịp khuyên bảo để anh thay đổi tâm tính thì tai họa đã ập đến. Hiến từ chỗ vay giật, nợ nần khắp nơi đã giấu vợ lấy trộm sổ đỏ đi cầm cố để đánh bạc cho đến ngày trắng tay. Sau cả gần chục năm vun vén vào căn nhà được bố mẹ chồng cho ấy, ba mẹ con Mùi bị đuổi ra đường mà không dám oán thán nửa câu vì Hiến chửi: "Nhà này của tao. Chúng mày muốn hay không muốn thì cũng phải... bước".
Bước tiếp theo đấy là cả gia đình khăn gói về sống tạm với bố mẹ của Hiến. Mùi phải đi làm thêm, vất vả hơn để kiếm tiền gây dựng lại từ đầu. Nhưng Hiến đã không hiểu những điều đó. Những câu chửi tục vô cớ tiếp tục trút xuống người vợ tần tảo, ngoan hiền, chịu thương, chịu khó ấy.
"Chia tay? Vậy thì để tao giải thoát cho..."
Trong những đêm mất ngủ, lặng lẽ rơi nước mắt, Mùi cứ tìm cho mình câu trả lời mãi không ra. Tại sao khi đồng nghiệp, người thân, bạn bè... chưa một ai nỡ to tiếng, chứ đừng nói là xúc phạm đến cô nửa lời thì người chồng "đầu gối tay ấp" lại phũ phàng trút lên cô những lời lẽ cay độc đến thế. Bố mẹ chồng cô động viên, Hiến chỉ "phũ" mồm nhưng tâm địa không có gì. Vẫn biết vậy, nhưng mỗi khi chồng lên cơn điên, thậm chí còn réo đến cả cụ... tam đại nhà vợ thì ruột gan Mùi như đứt ra từng khúc. Đã vậy, giờ Hiến lại là người vô dụng, không chịu tu chí làm ăn.
Chưa qua nổi ngày kỉ niệm cưới nhau 10 năm, cuộc hôn nhân của vợ chồng Mùi dường như đã đi vào ngõ cụt. Để gia đình không to tiếng, Mùi ít khi nói chuyện với chồng. Nhưng Hiến lại coi đó là sự sỉ nhục với mình: "Bây giờ mày mới được lên chức thì quay ra khinh thằng này à. Nói cho mà biết, tao chưa đến nỗi khố rách áo ôm như thằng ăn mày ngoài chợ đâu". Không ngày nào là Hiến không gây sự đôi ba câu để chứng tỏ bản lĩnh của mình. Bố mẹ Hiến già yếu không thể làm gì hơn đành khuyên con dâu nhịn đi cho xong chuyện.
Chỉ nghĩ đến cảnh con trẻ bơ vơ, phải cách xa con là Mùi không dám nghĩ đến cái ý nghĩ muốn "tự do" của mình (Ảnh minh họa)
"Hay là mình ly dị quách cho xong. Chẳng nhẽ cứ nhịn nhục để giày vò mãi thế này?". Trả lời câu hỏi này của Mùi trên diễn đàn cô hay tâm sự, người đồng tình, người ngăn cản, hai phe tỷ lệ ngang ngửa. Đương nhiên phán quyết chính là ở người trong cuộc, chỉ có điều đó không phải là Mùi mà là Hiến. Anh hỏi mà không cần vợ trả lời: "Chia tay? Hay là mày có thằng nào khác rồi. Thôi để tao giải thoát cho mày đi theo nó".
Mồm thì chửi vậy nhưng Hiến không đời nào để vợ đi, Hiến đem thêm hai đứa con để tra tấn cô. Hiến rót vào tai đứa trẻ rằng mẹ chúng là người phụ nữ lăng loàn, vô đạo đức. Nếu có ly dị thì cô cũng không đủ đạo đức để nuôi chúng. Chỉ nghĩ đến cảnh con trẻ bơ vơ, phải cách xa con là Mùi không dám nghĩ đến cái ý nghĩ muốn "tự do" của mình. Thêm nữa, sau khi đi lấy chồng cả chục năm mà Mùi lại tay trắng trở về với bố mẹ thì bố mẹ cô sẽ đau lòng đến mức nào. Tính đi tính lại càng quẩn, càng bế tắc. Quan trọng là cô nhận ra nếu mình càng cố muốn ly dị thì Hiến sẽ chẳng ngần ngại gì tung ra những chiêu sỉ nhục vợ càng nặng nề hơn nữa.
Ngày ngày, ngoài niềm vui chăm sóc cho con cái, niềm vui ở công việc, cô lại tìm được niềm vui từ những người bạn "ảo" trên mạng. Cô thấy được hình ảnh của mình ở nhiều câu chuyện của các thành viên khác. Ngược lại, nhiều người cũng thấy bóng dáng nỗi cực khổ của mình trong những giọt nước mắt của Mùi. Họ cùng nhận ra một điều, mỗi phụ nữ đi lấy chồng đều phải hứng chịu ít nhiều cay đắng, tủi nhục. Song quả thực là bất công cho một phụ nữ tần tảo, chịu thương chịu khó như Mùi.
Theo Người Đưa Tin
Bạn trai tôi hay chửi tục Tôi không thể chấp nhận kiểu nói chuyện vô văn hoá, tức lên là cho mình cái quyền chửi bới của anh. ảnh minh họa Tôi 25 tuổi, bạn trai bằng tuổi, làm cùng công ty. Chúng tôi yêu nhau được hai năm, đã tính đến chuyện kết hôn. Bố mẹ hai bên cũng đồng ý nhưng chưa gặp mặt chính thức. Tôi...