Giúp con chuẩn bị cho bài kiểm tra ở trường
Trước khi trẻ làm bài kiểm tra, phụ huynh hãy gợi ý chiến lược làm bài, khuyến khích con làm hết sức thay vì tạo áp lực phải đạt điểm cao.
1. Ghi chép lịch kiểm tra
Tại tờ lịch chung của gia đình, phụ huynh hãy ghi chú những ngày con có bài kiểm tra, từ bài 15 phút đến thi cuối kỳ. Bằng cách đó, bạn và con đều biết những điều quan trọng sắp xảy ra và có thời gian ôn tập.
2. Nhắc đi học đầy đủ
Gần sát ngày thi, bạn nên nhắc nhở con đi học đúng giờ, không bỏ lỡ buổi học nào. Việc bạn nhắc nhở sẽ khiến trẻ lưu tâm hơn đến việc học, chú ý nghe giảng và đặt kế hoạch cho các bài kiểm tra.
3. Kiểm tra kiến thức hàng ngày
Các môn khoa học như Toán, Vật lý, Hóa học hay tiếng Anh thường có phần bài tập cuối bài học hoặc cuối chương để ôn luyện. Bạn nên nhìn vào phần này để đánh giá mức độ nắm bắt kiến thức của con. Nếu nhận thấy con chưa hiểu rõ bài do số câu sai nhiều, bạn hãy giảng lại cho con hiểu hoặc yêu cầu con làm thêm nhiều bài tập. Điều này giúp trẻ tránh việc hổng kiến thức.
Ảnh: Shutterstock.
4. Khuyến khích trẻ
Hầu hết trẻ em ghét sự thất bại và luôn cố gắng làm tốt nhất. Nếu trẻ có bị điểm kém, làm sai bài, phụ huynh không nên chì chiết, gây áp lực. Bình thường, bạn cũng không nên đặt kỳ vọng quá cao về điểm số, tạo áp lực lên trẻ.
Video đang HOT
Nếu không, các em sẽ giữ tâm lý lo lắng suốt quá trình ôn tập và làm bài kiểm tra. Những cảm xúc tiêu cực này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và hiệu quả làm bài của trẻ. Thay vào đó, khi giảng bài hay khi biết điểm kiểm tra, bạn nên khuyến khích con làm tốt hơn.
5. Chế độ ngủ hợp lý
Nhiều phụ huynh đánh giá thấp tầm quan trọng của chế độ nghỉ ngơi trước kỳ thi. Tuy nhiên, việc được ngủ đủ giấc giúp thả lỏng tâm trí, tạo cảm giác thoải mái, tinh thần minh mẫn cho trẻ trước khi làm bài kiểm tra.
Ngày thường, phụ huynh nên nhắc con sinh hoạt theo chế độ ngủ hợp lý, đủ giấc. Trước ngày thi, hãy yêu cầu con ngủ sớm, không nên thức quá muộn.
Sáng ngày thi, bạn nên gọi con dậy sớm, không để con dậy sát giờ thi. Cũng giống như được nghỉ ngơi đủ, não bộ cũng cần thời gian điều chỉnh để sẵn sàng làm bài kiểm tra. Ngoài ra, dậy sớm giúp trẻ có thêm thời gian chuẩn bị đồ dùng học tập cần có, phòng tránh những tình huống bất thường có thể xảy ra.
6. Bữa ăn lành mạnh
Nếu trẻ làm bài kiểm tra vào buổi sáng, phụ huynh nên chuẩn bị bữa ăn giàu protein, ít đường với nguyên liệu lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Trẻ sẽ tập trung hơn khi được ăn no. Tuy nhiên, những thực phẩm nhiều đường thường khiến các em cảm thấy buồn ngủ hoặc buồn nôn.
7. Trò chuyện trước ngày thi
Trò chuyện là cách giúp trẻ giải tỏa âu lo, chia sẻ những vướng mắc trong quá trình ôn luyện đồng thời giúp bố mẹ thể hiện sự ủng hộ, quan tâm tới con. Trước kỳ thi, bạn có thể nói về các chiến lược, mẹo làm bài kiểm tra. Chẳng hạn, nếu đó là bài thi trắc nghiệm, trẻ nên đọc kỹ câu hỏi, đặc biệt những câu về đúng, sai, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa hoặc điền một hay ba từ vào ô trống còn thiếu. Dù biết đáp án, trẻ cũng nên đọc kỹ các đáp án đề bài đưa ra, chú ý đến những từ đánh lừa như “luôn luôn, không bao giờ, chỉ”.
Sau kỳ thi, bạn có thể thảo luận về những gì trẻ làm được và chưa làm được. Nhiều phụ huynh chỉ hỏi con có làm bài tốt không, thay vì đi sâu vào cả mặt tốt và xấu của quá trình làm bài. Việc trao đổi về hai mặt này dạy trẻ cách đối diện với những lỗi sai của mình. Đừng quên hỏi con suy nghĩ về cách khắc phục những lỗi sai để rút kinh nghiệm cho các bài kiểm tra sau.
8. Xem lại bài kiểm tra
Phụ huynh và trẻ nên cùng nhau xem lại bài kiểm tra, không chỉ quan tâm đến điểm số. Bạn nên chú ý đến những điểm chưa được trong bài làm, nhắc con làm lại, sửa lỗi sai để tránh lặp lại.
Đừng quên quan sát thái độ, trạng thái của trẻ sau khi biết điểm. Nhiều em nảy sinh lo âu, sợ hãi khi gặp điểm kém, mất động lực để tiếp tục học tập. Phụ huynh nên khuyến khích con vượt qua nỗi sợ, cố gắng trong những cơ hội mới.
Tú Anh
Làm bài kiểm tra lịch sử bằng cách tạo Facebook, đọc rap, thiết kế tạp chí...
Học sinh làm bài kiểm tra 15 phút bằng cách thiết lập Facebook, thiết kế bìa tạp chí, lập hợp đồng công chứng cho các nhân vật lịch sử...
Học sinh thực hiện bài tập của mình - Mỹ Hương
Ban đầu khi đưa ra yêu cầu học sinh thể hiện những hiểu biết của mình về nhân vật lich sử để lấy điểm bài kiểm tra 15 phút, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, giáo viên Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3, TP.HCM) đơn giản nghĩ rằng học sinh có thể thiết kế sơ đồ tư duy hoặc vẽ tranh hoặc thiết kế video dài không quá 3 phút giới thiệu về nhân vật đó với đầy đủ hình ảnh, gia thế, công trạng.. Thế nhưng, thầy Du đã thực sự bất ngờ trước những sản phẩm của học trò. Không chỉ thể hiện kiến thức về nhân vật lịch sử, sự tìm tòi thu nạp kiến thức về giai đoạn lịch sử tương ứng mà còn thể hiện khả năng tư duy sáng tạo, ý thức nghiêm túc trong học tập.
Những sáng tạo bất ngờ khi học lịch sử
Với sự lựa chọn đa dạng các nhân vật lịch sử từ giai đoạn trung đến hiện đại, học sinh đã thể hiện khả năng sáng tạo về hình thức lẫn nội dung qua việc thiết kế trang Instagram, Facebook, tạo thẻ căn cước công dân, gắn những từ khóa độc đáo để trình bày về nhân vật.
Đó là trang cá nhân của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đầy đủ các thông tin cá nhân như năm sinh, quê quán, danh xưng được lịch sử ghi nhận và trên dòng thời gian Facebook của nhân vật này là các sự kiện, các trận đánh lịch sử trong công cuộc chống giặc ngoại xâm.
Còn học sinh Ngô Nhã Uyên, lớp 11D2 chọn hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp để thiết kế thành trang báo Những anh hùng Việt Nam với thông tin về gia thế và công trạng trong suốt cuộc đời gắn với câu nói nổi tiếng "Tôi sống ngày nào cũng vì đất nước ngày đó".
Hay có học sinh Trần Tú Hảo, lớp 11A5 chọn nhân vật của mình là nguyên Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và thiết kế nhân vật nổi tiếng thành bìa một cuốn tạp chí để ai cũng có thể hiểu những nét cơ bản về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng và lãnh đạo đất nước của bà.
Và sự sáng tạo của học sinh còn khiến giáo viên bất ngờ khi thể hiện câu chuyện lịch sử Lê Lai cứu Chúa bằng hình thức một hợp đồng công chứng có tên Hợp đồng cứu Chúa, trong đó thông tin các bên tham gia hợp đồng và nội dung hợp đồng chính là thông tin nhân vật và sự kiện lịch sử này...
Chọn nhà bác học Trương Vĩnh Ký làm nhân vật để tạo trang cá nhân trên mạng xã hội, Ngô Huệ Linh, lớp 10D2 chia sẻ, để thực hiện bài kiểm tra của mình, em phải chuẩn bị những thông tin về nhân vật, chọn lọc dữ liệu, hình ảnh đặc sắc, tiêu biểu để làm nổi bật nhưng vẫn gần gũi, dễ tiếp cận. Thông qua hình thức kiểm tra này, Huệ Linh nói rằng, môn lịch sử không còn là những lo ngại về học thuộc, học tủ do quá nhiều sự kiện, nội dung...
Giáo viên khơi gợi, chấp nhận sự sáng tạo để học sinh hứng thú
Trước những sản phẩm bài làm kiểm tra, thầy Nguyễn Viết Đăng Du chia sẻ rất bất ngờ trước sự sáng tạo của học sinh. Đề bài chỉ yêu cầu học sinh dùng Word để tạo một tiểu sử đơn giản của nhân vật mà các em yêu thích, nhưng các em đã dùng hết toàn bộ sự năng động và sáng tạo của mình để hoàn thành bài làm với nhiều hình thức mà giáo viên chưa bao giờ nghĩ đến như Profile trên Instagram, hợp đồng lao động, Đơn xin ứng cử, thậm chí là hát rap...
Qua đây, các em thể hiện tư duy, góc nhìn học lịch sử không còn cứng nhắc là học các sự kiện với các con số, địa danh khô khan. Nó được làm tươi mới bởi các hình thức do chính các em nghĩ ra, nên nó dễ dàng đi vào suy nghĩ và tâm hồn.
Đặc biêt, với góc độ giáo viên, thầy Đăng Du nhìn nhận, từ giải pháp tình thế là có một bài tập nào đó cho các em làm trong thời gian nghỉ vì dịch Covid-19, các sản phẩm của các em cho thấy lịch sử chưa bao giờ là một môn học nhàm chán. Chỉ cần người dạy lưu ý biết khơi gợi, tạo điều kiện và chấp nhận sự sáng tạo của các em thì sẽ đem lại sự húng thú cho việc học lịch sử bất kể các em có đến trường hay không?
Bích Thanh
Để không học sinh nào bị "bỏ rơi" trong lớp học Nếu một lớp có nhiều đối tượng học sinh, có em học rất giỏi nhưng cũng có em rất yếu và sợ môn Toán, việc giáo viên cần làm là không để học sinh nào cảm thấy bị "bỏ rơi" trong lớp học. Cô Tâm thường động viên khích lệ học sinh bằng những lời khen và những món quà nhỏ. Đó là...