Giữa tâm dịch, Đại học Đà Nẵng tuyển sinh thế nào?
Nằm giữa tâm dịch COVID-19 lần này, đồng thời là địa phương sẽ tổ chức thi tốt nghiệp THPT đợt 2, ĐH Đà Nẵng sẽ tuyển sinh như thế nào?
Trao đổi với Tiền Phong, Giám đốc ĐH Đà Nẵng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ cho biết trong điều kiện hiện nay, khi cả thành phố Đà Nẵng đang thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ thì phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT thành 2 đợt là hoàn toàn phù hợp, ưu tiên hàng đầu là sức khỏe và an toàn của người dân.
Mặt khác, việc quyết định vẫn tổ chức kỳ thi trong điều kiện hiện nay đã thể hiện được trách nhiệm của Bộ trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của đông đảo thí sinh cũng như đảm bảo được chất lượng nguồn tuyển đối với các cơ sở đào tạo. Một số địa phương mà dịch COVID-19 đang bùng phát trở lại như Đà Nẵng, Quảng Nam sẽ hoãn thi đợt này và sẽ tổ chức thi đợt 2 vào thời gian thích hợp khi điều kiện cho phép là hoàn toàn phù hợp với thực tế tình hình hiện nay.
Về tuyển sinh, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ cho biết ĐH Đà Nẵng đã xây dựng Đề án tuyển sinh vào ĐH Đà Nẵng năm 2020 dựa trên 4 phương thức xét tuyển bao gồm:
Tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT và Đề án tuyển sinh của từng trường thành viên; Xét học bạ; Dựa trên kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT; Dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực (do ĐH Đà Nẵng phối hợp với ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh tổ chức).
Video đang HOT
Ngay từ đầu, khi xảy ra dịch COVID-19 thì phương án xét tuyển năm 2020 của ĐH Đà Nẵng đã tính đến khả năng là ưu tiên phương thức xét học bạ để tạo điều kiện cho thí sinh và đảm bảo sự chủ động với tình hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường.
Là ĐH vùng trọng điểm quốc gia, đa lĩnh vực, đa ngành, với 6 trường ĐH thành viên gồm: Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Kinh tế, Trường ĐH Sư phạm, Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật và Trường ĐH Công nghệ thông tin và truyền thông Việt-Hàn cùng với 6 đơn vị đào tạo trực thuộc gồm: Phân hiệu ĐH Đà Nẵng tại Kontum, Viện Nghiên cứu và Đào tạo Việt-Anh, Khoa Y Dược, Khoa Công nghệ thông tin và Truyền thông, Khoa Giáo dục Thể chất và Khoa Đào tạo Quốc tế, với hơn 140 ngành, chuyên ngành đào tạo ĐH và quy mô tuyển sinh bình quân mỗi năm hơn 11.000 chỉ tiêu.
Theo thống kê, ước tính mỗi năm thí sinh của Thành phố Đà Nẵng và Tỉnh Quảng Nam chiếm khoảng 50% tổng số thí sinh nhập học của ĐH Đà Nẵng. Khác với các trường ĐH khác, do số lượng thí sinh thuộc các địa phương có dịch chiếm tỷ lệ lớn vào trường thành viên ĐH Đà Nẵng nên để chủ động kế hoạch tuyển sinh năm nay và tạo tâm lý yên tâm đối với thí sinh và phụ huynh, ĐH Đà Nẵng có đề nghị:
Cho phép ĐH Đà Nẵng được xét trúng tuyển có điều kiện bằng phương thức xét học bạ đối với thí sinh không thể thi tốt nghiệp được trong đợt này. Nghĩa là những thí sinh trúng tuyển bằng xét học bạ nhưng chưa tốt nghiệp THPT thì được công nhận trúng tuyển tạm thời, khi thí sinh có chứng nhận tốt nghiệp sẽ được công nhận trúng tuyển chính thức.
ĐH Đà Nẵng sẽ dành chỉ tiêu thích hợp để tuyển sinh dựa trên kết quả thi THPT đối với thí sinh thuộc những địa phương không thi được trong đợt này. Trong trường hợp cần thiết thì xin ý kiến Bộ GD&ĐT tăng chỉ tiêu năm 2020 cho ĐH Đà Nẵng để đảm bảo đủ chổ cho các em đủ điều kiện trúng tuyển được nhập học.
Bên cạnh đó, để chủ động cho công tác tuyển sinh trong điều kiện dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạo, đề nghị Bộ GD&ĐT cho phép ĐH Đà Nẵng được linh hoạt chuyển đổi các chỉ tiêu của phương thức xét tuyển theo kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT sang phương thức xét tuyển bằng học bạ để đảm bảo tuyển đủ chỉ tiêu và đảm bảo quyền lợi của thí sinh.
Đối với thí sinh từ các địa phương khác, ĐH Đà Nẵng vẫn xét tuyển bình thường theo các phương thức như phương án đã công bố. Riêng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực phối hợp với ĐH Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh có thể không thực hiện được do tình hình dịch COVID-19 tại Đà Nẵng, ĐH Đà Nẵng sẽ chuyển các chỉ tiêu của phương thức này sang chỉ tiêu các phương thức còn lại.
Covid-19: Đi học rồi lại nghỉ, học sinh lớp 12 không bất ngờ nhưng vẫn lo
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, nhiều địa phương đã cho học sinh (HS) các cấp nghỉ học. Khi nhận được thông tin này, nhiều HS lớp 12 cho biết không bất ngờ nhưng vẫn lo.
HS phấn khởi trong tuần đầu đi học - Ảnh: Tuyết Nhung
Vừa bắt nhịp lại nghỉ học
Sau một tuần đi học trở lại, do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nên học sinh được cho nghỉ hết tháng 3. Nhiều HS cho rằng đi học rồi nghỉ học là điều bình thường, vì Covid-19 diễn ra phức tạp ở nhiều địa phương. Nhưng với HS lớp 12, các bạn không tránh khỏi những lo lắng khi vừa phải hoàn thành chương trình học phổ thông, vừa phải ôn tập kiến thức để chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia.
Võ Nguyễn Trang Nhung (HS lớp 12/10, Trường THPT Phan Châu Trinh, Đà Nẵng) cho biết: "Em không bất ngờ khi trường thông báo nghỉ sau khi đi học lại được một tuần. Vì diễn biến khó lường của dịch Covid-19 như hiện nay thì việc nghỉ học là điều tất yếu. Những tuần vừa qua em đã tự học, chép và làm bài tập mà nhà trường đã đưa lên website, nên em nghĩ mình sẽ theo kịp được kiến thức lớp 12. Em cũng theo dõi bài giảng của thầy cô dạy trên đài truyền hình VTV chương trình phổ thông. Em thấy chương trình bổ ích và thuận tiện".
Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu lại tiếp tục vắng học sinh vì nghỉ dịch Covid-19 - Ảnh: Trần Thanh Thảo
Không bất ngờ lắm vì được nghỉ học tiếp, thế nhưng từ học trực tiếp ở trường được một tuần, nay lại học trực tuyến với nhiều HS lớp 12 trở thành nỗi lo. Phan Thị Kim Ngân (HS lớp 12, Trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu, Đồng Tháp) bày tỏ: "Những ngày đầu đi học lại, em còn hơi khó tập trung, nhưng giữa tuần thì em đã bắt nhịp. Nhưng giờ thì nghỉ tiếp để phòng dịch Covid-19, nên em hơi hoang mang. Dù có học online nhưng có nhiều thắc mắc em khó trao đổi với giáo viên, nên cảm thấy khá bất tiện".
"Em sẽ tập trung học online để củng cố kiến thức"
Kỳ nghỉ lần này dài hơn trước vì đến hết tháng 3, nhiều học sinh lớp 12 cho biết sẽ tận dụng hết những ngày nghỉ vì dịch Covid-19 lần này để ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi. Nhiều em cho biết sẽ tập trung vào 3 môn trong khối thi xét tuyển ĐH của mình.
Nguyễn Văn Hoài (HS lớp 12, Trường THPT chuyên Nguyễn Đình Chiểu, Đồng Tháp) tâm sự: "Trong thời gian nghỉ sắp tới, em sẽ tập trung vào 3 môn mà em xét tuyển đại học là khối C03, trong đó quan trọng nhất là toán và văn. Ở trường em, các thầy cô cũng có tổ chức dạy online. Em cũng sẽ dành thời gian cho việc học online để vừa củng cố kiến thức, vừa giao lưu học hỏi với các bạn."
Khá lo ngại khi thời gian thi THPT quốc gia phải thay đổi, nhưng bù lại cũng sẽ có thêm thời gian để ôn tập. Việc nghỉ học tránh dịch kéo dài chắc chắn sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập. Nhưng các bạn cũng không nên quá lo lắng bởi vì đây là tình trạng chung của cả nước. Võ Lam Vy (HS lớp 12V, Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Long) cho hay: "Trong thời gian nghỉ học, em sẽ tự lên kế hoạch để ôn thi. Nếu dịch bệnh diễn ra phức tạp hơn thì không biết là em có bị đuối sức không khi lịch thi phải lùi như vậy".
Theo thanhnien.vn
Nghỉ học vì Covid-19, học sinh lớp 12 Đà Nẵng học trên sóng truyền hình Trẻ mầm non, học sinh, học viên các trường, trung tâm từ lớp 1 đến lớp 12 tại Đà Nẵng được nghỉ học đến hết ngày 29.3. Học sinh lớp 12 sẽ ôn tập theo lịch phát sóng trên truyền hình. Học sinh Đà Nẵng tiếp tục được nghỉ học phòng dịch Covid-19 - AN DY Cụ thể, UBND TP.Đà Nẵng đã có...